Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

TRUNG QUỐC: 56 THÀNH PHỐ BỊ PHONG TỎA VÌ ĐẠI DỊCH

Kể từ khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa, đường phố trở nên lạnh lẽo, vắng vẻ (Ảnh: CNS) 
 
56 thành phố tại Trung Quốc bị phong tỏa 
vì dịch viêm phổi  
 
Tri thức VN
Thứ sáu, 07/02/2020

Trung Quốc Đại Lục đã bùng phát dịch virus corona mới 2019 (2019-nCoV, hay còn gọi là viêm phổi Vũ Hán) từ năm ngoái. Tình hình dịch bệnh vẫn liên tục không ngừng lan nhanh. Theo tổng hợp báo cáo của các kênh truyền thông Đại Lục, tính tới 14:00 chiều ngày 6/2, tại Trung Quốc đã có 56 thành phố tuyên bố “phong tỏa thành phố”. Trong đó có thêm tỉnh Liêu Ninh, tỉnh Giang Tây trực tiếp “phong tỏa tỉnh”. 
 
Ngày 6/2, trang web của Ủy ban Y tế Giang Tây tuyên bố “phong tỏa tỉnh”.

Ngày 5/2, tỉnh Liêu Ninh ban bố biện pháp phòng dịch “viêm phổi Vũ Hán”, toàn tỉnh kiểm tra nghiêm ngặt, kiểm soát, thực hiện “quản lý khép kín theo tiểu khu”. Điều này có nghĩa là 14 thành phố của tỉnh Liêu Ninh đều “phong tỏa thành phố” toàn bộ, đồng nghĩa tỉnh Liêu Ninh đã “phong tỏa tỉnh”.

Trước đó, thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam; thành phố Thanh Đảo, Tế Nam, Thái An, Nhật Chiếu thuộc tỉnh Sơn Đông; thành phố Nam Xương thuộc tỉnh Giang Tây; thành phố Hợp Phì thuộc tỉnh An Huy; thành phố Nam Ninh thuộc khu tự trị Tây Tạng cũng đã tuyên bố “phong tỏa thành phố”.

Ngày 23/1, thành phố Vũ Hán, Thiên Môn, Ngạc Châu, Chi Giang, Tiềm Giang, Tiên Đào thuộc tỉnh Hồ Bắc tuyên bố “phong tỏa thành phố”.

Ngày 24/1, thành phố Hoàng Cương, Đương Dương, Hàm Ninh, Thập Yển, Hiếu Cảm, Hoàng Thạch, Kinh Môn, Nghi Xương, Xích Bích và khu tự trị Ân Thi thuộc tỉnh Hồ Bắc tuyên bố “phong tỏa thành phố”.

Ngày 25/1, thành phố Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc tuyên bố “phong tỏa thành phố”.

Ngày 31/1, thành phố Ngô Trung, Ngân Xuyên thuộc khu tự trị Ninh Hạ tuyên bố “phong tỏa thành phố”; khu Vạn Châu, khu Lương Bình thuộc thành phố Trùng Khánh tuyên bố “phong tỏa khu”.

Ngày 2/2, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang tuyên bố “phong tỏa thành phố”.

Ngày 4/2, thành phố Hàng Châu, Ninh Ba, Lạc Thanh thuộc tỉnh Chiết Giang; thành phố Trịnh Châu, Trú Mã Điếm thuộc tỉnh Hà Nam; thành phố Lâm Nghi, Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Sơn Đông; thành phố Nam Kinh, Nam Thông, Từ Châu thuộc tỉnh Giang Tô; thành phố Phúc Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến và thị trấn Cảnh Đức thuộc tỉnh Giang Tây tuyên bố “phong tỏa thành phố”.

Minh Tú

4 nhận xét :

  1. Tập trung bất cứ ai có dấu hiệu sốt - thà chết chùm hơn lây lan?

    Trả lờiXóa
  2. Phong tỏa cả trăm triệu dân, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Không hiểu sẽ chi bao nhiêu tiền cho đại dịch này? Khủng khiếp!

    Trả lờiXóa
  3. Dịch Vũ Hán nên đổi thành dịch Tập. Nếu hệ thống cua Tập chỉ cần chút nhân tâm, tử tế tối thiểu, nghe lời cảnh báo của bs Lý Văn Lượng, hành động kịp thời thì, số người chết sẽ rất hạn chế. Nay 8/2 đã lên 717 người, cao hơn dich SART năm 2003!

    Trả lờiXóa
  4. Thực tế, xã hội Trung Quốc sau cơn đại dịch có thể sẽ đi theo chiều hướng của một giả định xấu hơn: Tan rã. Sự tan rã của xã hội Trung Quốc, theo nghĩa, từng người dân và mọi người dân sẽ cạn kiệt hơn nữa vốn niềm tin xã hội. Khi vốn niềm tin xã hội cạn kiệt, khi người dân không còn niềm tin lẫn nhau và niềm tin vào chính quyền, xã hội sẽ đi vào tình trạng phi chuẩn mực, vô quy ước, ở đó con người sẽ cư xử như loài cầm thú, cắn xé, và chỉ biết cắn xé lẫn nhau để giữ cho sự sinh tồn của mình.

    Trả lờiXóa