Ai sẽ trả lại tuổi thơ cho các con!
Nguyễn Ngọc Nam Phong
Người phụ nữ có khuôn mặt đượm buồn luôn miệng nhắc lại điệp khúc “chúng tội lắm” và chậm rãi kể lại cho chúng tôi về những đứa con của chị Nguyễn Thị Phượng. Chị cùng chồng, cả hai vợ chồng đều bị bắt vào cái đêm nhà cầm quyền đột kích thôn Hoành. Từ ngày bố mẹ bị bắt, ba đứa trẻ mỗi đứa một nơi. Đứa lớn học lớp 7. Đứa học lớp một. Thương nhất là đứa bé 17 tháng tuổi còn đang bú mẹ! Mẹ bị bắt, bà ngoại vội vã thu xếp bế cháu vào Nam chạy loạn.
“Chúng tội lắm!”
Ba đứa trẻ nhà chị Phượng chỉ là một trong hàng chục đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị bắt, cũng như hàng trăm đứa trẻ thôn Hoành đã bị cái đêm hôm ấy ám ảnh với những ký ức chẳng biết khi nào xóa nhòa.
Chúng tôi hỏi chuyện một cháu bé học lớp sáu. Mẹ cháu – một người mẹ đơn thân, cũng bị bắt trong cái đêm kinh hoàng đó. Hiện nay, cháu đang ở với bác dâu, cũng là mẹ đỡ đầu của cháu. Trong đôi mắt u buồn ngấn lệ, cháu kể về mẹ mình, về cái đêm hôm ấy nhà bị bao vây và mẹ bị bắt, về những câu chuyện nghe được trong các câu chuyện của người lớn bàn tán về số phận của những người dân thôn Hoành, trong đó có mẹ của bé. Tất cả giờ chẳng biết ở đâu!
Những ngày này, ai tới thôn Hoành sẽ cảm nhận được sự vắng vẻ khác thường trên các ngõ xóm, thôn làng.Hôm chúng tôi đến thôn Hoành, cổng trường cấp II Đồng Tâm cũng vắng vẻ khác thường. Sau giờ học, các cháu ồn ào chốc lát, rồi tất cả vội vã trở về nhà. Đối với các cháu, kể từ ngày chứng kiến cuộc tập kích thôn Hoành, chỉ còn gia đình là nơi chúng nghĩ rằng đáng tin cậy và có vẻ an toàn.
Cũng may, những đứa trẻ ở đây, chúng đồng cảm với nhau. Những đứa trẻ có cha mẹ bị bắt, không những không bị các trẻ khác xa lánh. Trái lại, khi được hỏi, chúng bày tỏ thái độ chia sẻ, cảm thông. Trong tâm hồn non nớt của những đứa trẻ, sự kiện Đồng Tâm không xa lạ với chúng. Chúng hiểu sự mất mát chung của thôn làng. Dù mỗi đứa cảm nghiệm mỗi khác, nhưng tất cả đều trải qua một tâm trạng lo lắng, hoảng sợ. Tiếng súng giữa đêm khuya, hình ảnh những cảnh sát cơ động đen sì, bồng súng đứng chắn mọi nẻo đường, và sẵn sàng ra tay tàn độc khi bất cứ ai nhúc nhích dù chỉ là cầm chiếc điện thoại trên tay, sẽ mãi đi vào tâm trí ngây thơ của những đứa trẻ trước nay luôn được ông bà cha mẹ cùng các tấm băng rôn treo các ngả đường thôn làng nhắc chúng tin tưởng vào đường lối chính sách và pháp luật của nhà nước, của đảng cộng sản.
Và, hôm nay, tất cả đã sụp đổ! Đối với chúng, ngày 9/1/2020 là ngày của tang tóc. Ai sẽ là người trả lại cho chúng tuổi thơ trong sáng đã bị người lớn đánh cắp? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về tuổi thơ của hàng trăm đứa trẻ thôn Hoành!
Ba đứa trẻ nhà chị Phượng cần mẹ. Luật pháp và lương tri nào cho phép cách ly một đưa trẻ 17 tháng tuổi với mẹ của chúng?
Cháu bé cần mẹ và cần tất cả chúng ta lên tiếng bảo vệ để trẻ em thôn Hoành và tất cả các trẻ em tại Việt Nam được sống trong một xã hội ấm no thật sự.
Mong cho có nhiều nhà hảo tâm và các luật sư giúp các cháu và cha mẹ các cháu được đối xử công bằng.
3/2/2020
Ảnh: Internet
Người phụ nữ có khuôn mặt đượm buồn luôn miệng nhắc lại điệp khúc “chúng tội lắm” và chậm rãi kể lại cho chúng tôi về những đứa con của chị Nguyễn Thị Phượng. Chị cùng chồng, cả hai vợ chồng đều bị bắt vào cái đêm nhà cầm quyền đột kích thôn Hoành. Từ ngày bố mẹ bị bắt, ba đứa trẻ mỗi đứa một nơi. Đứa lớn học lớp 7. Đứa học lớp một. Thương nhất là đứa bé 17 tháng tuổi còn đang bú mẹ! Mẹ bị bắt, bà ngoại vội vã thu xếp bế cháu vào Nam chạy loạn.
“Chúng tội lắm!”
Ba đứa trẻ nhà chị Phượng chỉ là một trong hàng chục đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị bắt, cũng như hàng trăm đứa trẻ thôn Hoành đã bị cái đêm hôm ấy ám ảnh với những ký ức chẳng biết khi nào xóa nhòa.
Chúng tôi hỏi chuyện một cháu bé học lớp sáu. Mẹ cháu – một người mẹ đơn thân, cũng bị bắt trong cái đêm kinh hoàng đó. Hiện nay, cháu đang ở với bác dâu, cũng là mẹ đỡ đầu của cháu. Trong đôi mắt u buồn ngấn lệ, cháu kể về mẹ mình, về cái đêm hôm ấy nhà bị bao vây và mẹ bị bắt, về những câu chuyện nghe được trong các câu chuyện của người lớn bàn tán về số phận của những người dân thôn Hoành, trong đó có mẹ của bé. Tất cả giờ chẳng biết ở đâu!
Những ngày này, ai tới thôn Hoành sẽ cảm nhận được sự vắng vẻ khác thường trên các ngõ xóm, thôn làng.Hôm chúng tôi đến thôn Hoành, cổng trường cấp II Đồng Tâm cũng vắng vẻ khác thường. Sau giờ học, các cháu ồn ào chốc lát, rồi tất cả vội vã trở về nhà. Đối với các cháu, kể từ ngày chứng kiến cuộc tập kích thôn Hoành, chỉ còn gia đình là nơi chúng nghĩ rằng đáng tin cậy và có vẻ an toàn.
Cũng may, những đứa trẻ ở đây, chúng đồng cảm với nhau. Những đứa trẻ có cha mẹ bị bắt, không những không bị các trẻ khác xa lánh. Trái lại, khi được hỏi, chúng bày tỏ thái độ chia sẻ, cảm thông. Trong tâm hồn non nớt của những đứa trẻ, sự kiện Đồng Tâm không xa lạ với chúng. Chúng hiểu sự mất mát chung của thôn làng. Dù mỗi đứa cảm nghiệm mỗi khác, nhưng tất cả đều trải qua một tâm trạng lo lắng, hoảng sợ. Tiếng súng giữa đêm khuya, hình ảnh những cảnh sát cơ động đen sì, bồng súng đứng chắn mọi nẻo đường, và sẵn sàng ra tay tàn độc khi bất cứ ai nhúc nhích dù chỉ là cầm chiếc điện thoại trên tay, sẽ mãi đi vào tâm trí ngây thơ của những đứa trẻ trước nay luôn được ông bà cha mẹ cùng các tấm băng rôn treo các ngả đường thôn làng nhắc chúng tin tưởng vào đường lối chính sách và pháp luật của nhà nước, của đảng cộng sản.
Và, hôm nay, tất cả đã sụp đổ! Đối với chúng, ngày 9/1/2020 là ngày của tang tóc. Ai sẽ là người trả lại cho chúng tuổi thơ trong sáng đã bị người lớn đánh cắp? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về tuổi thơ của hàng trăm đứa trẻ thôn Hoành!
Ba đứa trẻ nhà chị Phượng cần mẹ. Luật pháp và lương tri nào cho phép cách ly một đưa trẻ 17 tháng tuổi với mẹ của chúng?
Cháu bé cần mẹ và cần tất cả chúng ta lên tiếng bảo vệ để trẻ em thôn Hoành và tất cả các trẻ em tại Việt Nam được sống trong một xã hội ấm no thật sự.
Mong cho có nhiều nhà hảo tâm và các luật sư giúp các cháu và cha mẹ các cháu được đối xử công bằng.
3/2/2020
Ảnh: Internet
Nuôi đi em cho đến lớn đến già
Trả lờiXóaMầm hận ấy trong lồng xương ống máu.