Nguyễn Hồng Lam
THAY LỜI TIỄN NIỆM
Đều là những tên tuổi lớn, những bậc lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Việt Nam đương đại, nhưng con đường hoằng dương Phật pháp, phụng sự Phật giáo của cố Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và cố Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quang dường như đảo chiều nhau về lộ trình theo thời gian.
Trước 1975, Hòa Thượng Thích Trí Quang là hiện thân của một lãnh tụ tranh đấu, có ảnh hưởng rất lớn đến chính trường miền Nam Việt Nam. Sau 1975, ông tuyệt đối im lặng, dành trọn thời gian cho việc nghiên cứu, chú giải kinh sách.
Hòa thượng Thích Quảng Độ, ngược lại, công việc nghiên cứu Phật học, chú kinh giải sách của ông đều được tiến hành chủ yếu trước mốc 1975. Sau ngày đất nước thống nhất, với tư cách là người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (thành lập từ năm 1965), ông dành trọn hơn 40 năm cho việc đấu tranh, phản kháng ôn hòa với chính quyền để giữ sự tồn tại độc lập cho tổ chức Phật giáo này. Ở trong nước, chính quyền xem ông như một nhân vật đối lập nhiều tham vọng. Trên trường quốc tế, ông được biết đến như một lãnh tụ tinh thần - tôn giáo với sự nghiệp đấu tranh bền bỉ và không ngừng nghỉ. Từ năm 1998, ông đã nhiều lần được để cử Giải Nobel Hòa Bình. Hòa thượng đã giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng, trước khi trở thành lãnh đạo cao nhất, Đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vào tháng 11-2011.
Đồng hành và nối kết con đường Đạo - Đời của hai bậc cao tăng là cố Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang ở Bình Định. Thời Cộng hòa hay thời Cộng sản, Ngài trước sau vẫn là một lãnh tụ tranh đấu có ảnh hưởng lớn, giữ vị trí cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Trước khi viên tịch vào năm 2008, chính ngài đã để lại chúc thư chọn Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm Tăng thống đời thứ 5.
Bây giờ, ba bậc Chân Như đều đã về cát bụi. Chỉ di sản tinh thần của họ là con ở lại với cảm phục, tiếc nhớ và có thể vẫn còn gây tranh cãi. Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22 tháng 2 năm 2020 tại Chùa Từ Hiếu, Quận 8, TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 92 tuổi.
Tôi không phải Phật tử để đọc một câu kinh đưa tiễn, chỉ thành kính mong ông yên nghỉ nơi cõi Phật.
___________________
MẬT NIỆM, TÂM TANG.
Thân là một bậc Tăng thống mà tang lễ chỉ cầu "mật niệm, tâm tang", xin miễn mọi phúng điếu, kể cả vòng hoa, trướng liễn. Tang sự đơn sơ yêu cầu không để quá 3 ngày, ủy hết cho trụ trì một ngôi chùa không mấy lớn; lại bãi luôn các việc đọc điếu văn, tiểu sử, ghi cảm tưởng...để khỏi phiền hà Phật tử và bá tánh. Xác thân được dặn hóa tàn tro rải trôi sóng đại dương...
Chừng đó thôi, trọn vẹn chân dung, nhân cách một bậc tu hành đáng kính. Nó khác rất xa nhận định "nhiều tham vọng" mà ở nơi nào đó, khi nào đó, người ta đã gán cho ông.
Đó chính là những di sản còn lại của cố Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.
THAY LỜI TIỄN NIỆM
Đều là những tên tuổi lớn, những bậc lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Việt Nam đương đại, nhưng con đường hoằng dương Phật pháp, phụng sự Phật giáo của cố Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và cố Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quang dường như đảo chiều nhau về lộ trình theo thời gian.
Trước 1975, Hòa Thượng Thích Trí Quang là hiện thân của một lãnh tụ tranh đấu, có ảnh hưởng rất lớn đến chính trường miền Nam Việt Nam. Sau 1975, ông tuyệt đối im lặng, dành trọn thời gian cho việc nghiên cứu, chú giải kinh sách.
Hòa thượng Thích Quảng Độ, ngược lại, công việc nghiên cứu Phật học, chú kinh giải sách của ông đều được tiến hành chủ yếu trước mốc 1975. Sau ngày đất nước thống nhất, với tư cách là người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (thành lập từ năm 1965), ông dành trọn hơn 40 năm cho việc đấu tranh, phản kháng ôn hòa với chính quyền để giữ sự tồn tại độc lập cho tổ chức Phật giáo này. Ở trong nước, chính quyền xem ông như một nhân vật đối lập nhiều tham vọng. Trên trường quốc tế, ông được biết đến như một lãnh tụ tinh thần - tôn giáo với sự nghiệp đấu tranh bền bỉ và không ngừng nghỉ. Từ năm 1998, ông đã nhiều lần được để cử Giải Nobel Hòa Bình. Hòa thượng đã giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng, trước khi trở thành lãnh đạo cao nhất, Đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vào tháng 11-2011.
Đồng hành và nối kết con đường Đạo - Đời của hai bậc cao tăng là cố Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang ở Bình Định. Thời Cộng hòa hay thời Cộng sản, Ngài trước sau vẫn là một lãnh tụ tranh đấu có ảnh hưởng lớn, giữ vị trí cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Trước khi viên tịch vào năm 2008, chính ngài đã để lại chúc thư chọn Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm Tăng thống đời thứ 5.
Bây giờ, ba bậc Chân Như đều đã về cát bụi. Chỉ di sản tinh thần của họ là con ở lại với cảm phục, tiếc nhớ và có thể vẫn còn gây tranh cãi. Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22 tháng 2 năm 2020 tại Chùa Từ Hiếu, Quận 8, TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 92 tuổi.
Tôi không phải Phật tử để đọc một câu kinh đưa tiễn, chỉ thành kính mong ông yên nghỉ nơi cõi Phật.
___________________
MẬT NIỆM, TÂM TANG.
Thân là một bậc Tăng thống mà tang lễ chỉ cầu "mật niệm, tâm tang", xin miễn mọi phúng điếu, kể cả vòng hoa, trướng liễn. Tang sự đơn sơ yêu cầu không để quá 3 ngày, ủy hết cho trụ trì một ngôi chùa không mấy lớn; lại bãi luôn các việc đọc điếu văn, tiểu sử, ghi cảm tưởng...để khỏi phiền hà Phật tử và bá tánh. Xác thân được dặn hóa tàn tro rải trôi sóng đại dương...
Chừng đó thôi, trọn vẹn chân dung, nhân cách một bậc tu hành đáng kính. Nó khác rất xa nhận định "nhiều tham vọng" mà ở nơi nào đó, khi nào đó, người ta đã gán cho ông.
Đó chính là những di sản còn lại của cố Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Bậc chân tu với nhân cách lớn mọi sự thường vô cùng đơn giản. Kính lạy ngài. Mừng ngài trở về cõi phật
Trả lờiXóaTÊN TUỔI NGÀI SẼ CÒN SỐNG MÃI VỚI NON SÔNG ĐẤT NƯỚC. THÀNH KÍNH TIỄN ĐƯA NGÀI VỀ CÕI PHẬT!
Trả lờiXóa