Nguyễn Ngọc Chu
GIÁO DỤC VIỆT NAM:
GIÁO DỤC VIỆT NAM:
CHƯA NHÌN THẤY HY VỌNG SAU ĐẠI HỘI 13
Thất bại của Giáo dục Việt Nam dưới thời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là không bàn cãi.
Hy vọng dồn vào Tân Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GD - ĐT sau Đại hội 13. Mà các thứ trưởng của Bộ GD-ĐT hiện nay có thể sẽ là một trong các ứng viên cho chức Bộ trưởng Bộ GD – ĐT.
Theo Vietnamnet ngày 13/02/2020 thì tại quyết định 242 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Thưởng (đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn) giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Đây không phải là tin mừng cho những người mong muốn một sự đổi mới đột phá cho Giáo dục Việt Nam.
Bởi dẫu biết rằng ông Phạm Ngọc Thưởng là tiến sĩ Ngữ Văn, từng đảm nhiệm các chức vụ Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Lạng Sơn và Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn, nhưng từng ấy thông số còn quá xa vời để đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, và nhất là như một ứng viên “ngó” lên ghế Bộ trưởng BG – ĐT sau Đại hội 13.
I. CHUYÊN MÔN GIỎI LÀ TIÊU CHUẨN ĐẦU TIÊN CHO VỊ TRÍ BỘ TRƯỞNG
Không phải cứ ủy viên trung ương là có phép màu làm được bộ trưởng. Với cơ cấu Chính phủ Việt Nam hiện hành, thì có một số Bộ mà lựa chọn Bộ trưởng phải quyết định áp đảo bằng tiêu chí chuyên môn. Có thể chia ra hai nhóm Bộ mà tiêu chí chuyên môn giỏi là điều kiện tiên quyết để lựa chọn Bộ trưởng.
NHÓM I:
- Bộ GD –ĐT
- Bộ Y Tế
- Bộ Khoa học và Công nghệ
- Viện Khoa học Việt Nam (Tự nhiên và Xã hội).
Bộ trưởng của các Bộ trong nhóm I phải là các nhà khoa học xuất sắc. Tiêu chí khoa học là tiêu chí quyết định. Chỉ có như vậy mới đủ tầm để dẫn dắt Bộ đi đúng hướng.
Bởi thế, ứng viên Bộ trưởng cho nhóm này không phải nhìn vào các thứ trưởng, mà nhìn vào các nhà khoa học giỏi xuất sắc đang ở trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, các bệnh viện lớn.
NHÓM II:
- Bộ Tư Pháp
- Bộ Xây Dựng
- Bộ Giao Thông Vận Tải
- Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN-MT)
Ở nhóm II này tiêu chí giỏi chuyên môn là bắt buộc, nhưng không nhất thiết là người giỏi đến mức xuất sắc. Song song với chuyên môn là năng lực quản lý. Điều này có nghĩa là người có năng lực quản lý nhưng không có chuyên môn giỏi cũng không được lựa chọn làm Bộ trưởng.
II. NHÂN TÀI KHÔNG THỂ BẮT BUỘC ĐI THEO CON ĐƯỜNG TUẦN TỰ
1. Bắt buộc đi theo con đường tuần tự lấy kinh nghiệm chỉ để cho người bình thường. Đó không phải là con đường cho những tài năng xuất chúng. Tài năng không đi theo con đường tuần tự. Tài năng là đặc cách. Đặc cách ở đây không phải là ưu tiên. Đặc cách ở đây là do tài năng cái thế mà phải vượt cấp.
2. Chính sự giáo điều máy móc đã sinh ra hình thức giả tạo. Cán bộ được luân chuyển “ngồi nhờ ghế không nóng chỗ” để chuyển sang “ghế” khác. Hậu quả là cán bộ có “kinh nghiệm địa phương” hời hợt giả tạo, mà trên thực tế là chưa từng thực nghiệm và không thực tài.
Việc luân chuyển cán bộ hiện nay hoàn toàn không phải là cách khoa học để chọn ra các Bộ trưởng giỏi. Điều cán bộ từ ngành này đến bất cứ ngành nào chỉ để lên chức – không chú trọng chuyên môn, là không lợi cho công việc quản trị quốc gia.
Điển hình vừa hôm qua là trường hợp ông Phạm Ngọc Thưởng Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn sang làm thứ trưởng Bộ GD - ĐT, Ông Lê Minh Ngân Phó Chủ tịch Quảng Bình sang làm Thứ trưởng Bộ TN – MT, hay trước đó ít ngày là ông Nguyễn Thanh Long Phó Ban Tuyên giáo về làm Thứ trưởng Bộ Y Tế ( mà trước đấy là từ Thứ trưởng Bộ Y Tế sang làm Phó Ban Tuyên giáo) cho thấy công tác quy hoạch cán bộ đã trở thành vết mòn đến bệnh tật.
3. Đầu thế chiến thứ II, Liên Xô đã phải thay một loạt các nguyên soái thăng tiến theo con đường tuần tự trong thời bình bằng các tướng lĩnh mới nhô lên. Tổng thống Donald Trump cũng không phải lần lượt kinh qua “kinh nghiệm quản lý các cấp địa phương”! Có thể viện dẫn vô vàn thí dụ về đặc cách vì tài năng.
4. Bộ trưởng Bộ GD – ĐT có thể là một nhà khoa học giỏi chưa từng giữ chức vụ quản lý nào, thậm chí cả cấp quản lý Khoa, chứ đừng nói đến cấp quản lý Trường Đại học. Phải có cách đột phá như thế trong tuyển chọn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Tài năng chuyên môn sẽ giúp họ nhìn thấu điều cần phải làm cho Giáo dục. Tài năng chuyên môn sẽ thôi thúc họ lấy chuyên môn làm mục đích chứ không phải chính trị và quyền lực là mục đích - nhờ đó mà Giáo dục và Khoa học mới phát triển không chệch hướng. Và xin đừng nghĩ rằng những người chưa qua công tác quản lý thì họ không giỏi về quản lý - những người xuất chúng thường xuất chúng nhiều mặt - chẳng qua là họ chưa có cơ hội thể hiện mà thôi!
5. Chọn Bộ trưởng từ các nhà chuyên môn xuất sắc - thậm chí chưa từng đảm nhiệm công tác quản lý, không theo con đường “quy hoạch” - không chỉ là cách chọn chỉ riêng cho Bộ GD – ĐT. Đó cũng là cách tuyển chọn Bộ trưởng cho Bộ Y Tế, Bộ Khoa học và Công Nghệ, Viện Khoa Học Việt Nam. Cách chọn đó làm cho Ban Tổ chức Trung Ương bớt đi việc làm và bớt đi quyền lực, nhưng lại là cách làm cho Chính phủ mạnh và có lợi cho Dân cho Nước.
6. Ông Nguyễn Thiện Nhân, ông Phạm Vũ Luận, ông Phùng Xuân Nhạ chưa bao giờ là những nhà chuyên môn xuất sắc, nếu không nói là tầm thường và kém. Chính vì thế mà Bộ GD – DT càng ngày càng xuống dốc.
7. Nhìn cách bổ nhiệm thứ trưởng Bộ GD – ĐT, là một động thái chuẩn bị cho nhân sự Đại hội 13, mà lòng tan nát vì Giáo Dục Việt Nam. Hiện chưa nhìn thấy một tia hy vọng nào cho Giáo Dục Việt Nam sau Đại hội 13!
Thất bại của Giáo dục Việt Nam dưới thời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là không bàn cãi.
Hy vọng dồn vào Tân Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GD - ĐT sau Đại hội 13. Mà các thứ trưởng của Bộ GD-ĐT hiện nay có thể sẽ là một trong các ứng viên cho chức Bộ trưởng Bộ GD – ĐT.
Theo Vietnamnet ngày 13/02/2020 thì tại quyết định 242 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Thưởng (đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn) giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Đây không phải là tin mừng cho những người mong muốn một sự đổi mới đột phá cho Giáo dục Việt Nam.
Bởi dẫu biết rằng ông Phạm Ngọc Thưởng là tiến sĩ Ngữ Văn, từng đảm nhiệm các chức vụ Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Lạng Sơn và Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn, nhưng từng ấy thông số còn quá xa vời để đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, và nhất là như một ứng viên “ngó” lên ghế Bộ trưởng BG – ĐT sau Đại hội 13.
Không phải cứ ủy viên trung ương là có phép màu làm được bộ trưởng. Với cơ cấu Chính phủ Việt Nam hiện hành, thì có một số Bộ mà lựa chọn Bộ trưởng phải quyết định áp đảo bằng tiêu chí chuyên môn. Có thể chia ra hai nhóm Bộ mà tiêu chí chuyên môn giỏi là điều kiện tiên quyết để lựa chọn Bộ trưởng.
NHÓM I:
- Bộ GD –ĐT
- Bộ Y Tế
- Bộ Khoa học và Công nghệ
- Viện Khoa học Việt Nam (Tự nhiên và Xã hội).
Bộ trưởng của các Bộ trong nhóm I phải là các nhà khoa học xuất sắc. Tiêu chí khoa học là tiêu chí quyết định. Chỉ có như vậy mới đủ tầm để dẫn dắt Bộ đi đúng hướng.
Bởi thế, ứng viên Bộ trưởng cho nhóm này không phải nhìn vào các thứ trưởng, mà nhìn vào các nhà khoa học giỏi xuất sắc đang ở trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, các bệnh viện lớn.
NHÓM II:
- Bộ Tư Pháp
- Bộ Xây Dựng
- Bộ Giao Thông Vận Tải
- Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN-MT)
Ở nhóm II này tiêu chí giỏi chuyên môn là bắt buộc, nhưng không nhất thiết là người giỏi đến mức xuất sắc. Song song với chuyên môn là năng lực quản lý. Điều này có nghĩa là người có năng lực quản lý nhưng không có chuyên môn giỏi cũng không được lựa chọn làm Bộ trưởng.
II. NHÂN TÀI KHÔNG THỂ BẮT BUỘC ĐI THEO CON ĐƯỜNG TUẦN TỰ
1. Bắt buộc đi theo con đường tuần tự lấy kinh nghiệm chỉ để cho người bình thường. Đó không phải là con đường cho những tài năng xuất chúng. Tài năng không đi theo con đường tuần tự. Tài năng là đặc cách. Đặc cách ở đây không phải là ưu tiên. Đặc cách ở đây là do tài năng cái thế mà phải vượt cấp.
2. Chính sự giáo điều máy móc đã sinh ra hình thức giả tạo. Cán bộ được luân chuyển “ngồi nhờ ghế không nóng chỗ” để chuyển sang “ghế” khác. Hậu quả là cán bộ có “kinh nghiệm địa phương” hời hợt giả tạo, mà trên thực tế là chưa từng thực nghiệm và không thực tài.
Việc luân chuyển cán bộ hiện nay hoàn toàn không phải là cách khoa học để chọn ra các Bộ trưởng giỏi. Điều cán bộ từ ngành này đến bất cứ ngành nào chỉ để lên chức – không chú trọng chuyên môn, là không lợi cho công việc quản trị quốc gia.
Điển hình vừa hôm qua là trường hợp ông Phạm Ngọc Thưởng Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn sang làm thứ trưởng Bộ GD - ĐT, Ông Lê Minh Ngân Phó Chủ tịch Quảng Bình sang làm Thứ trưởng Bộ TN – MT, hay trước đó ít ngày là ông Nguyễn Thanh Long Phó Ban Tuyên giáo về làm Thứ trưởng Bộ Y Tế ( mà trước đấy là từ Thứ trưởng Bộ Y Tế sang làm Phó Ban Tuyên giáo) cho thấy công tác quy hoạch cán bộ đã trở thành vết mòn đến bệnh tật.
3. Đầu thế chiến thứ II, Liên Xô đã phải thay một loạt các nguyên soái thăng tiến theo con đường tuần tự trong thời bình bằng các tướng lĩnh mới nhô lên. Tổng thống Donald Trump cũng không phải lần lượt kinh qua “kinh nghiệm quản lý các cấp địa phương”! Có thể viện dẫn vô vàn thí dụ về đặc cách vì tài năng.
4. Bộ trưởng Bộ GD – ĐT có thể là một nhà khoa học giỏi chưa từng giữ chức vụ quản lý nào, thậm chí cả cấp quản lý Khoa, chứ đừng nói đến cấp quản lý Trường Đại học. Phải có cách đột phá như thế trong tuyển chọn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Tài năng chuyên môn sẽ giúp họ nhìn thấu điều cần phải làm cho Giáo dục. Tài năng chuyên môn sẽ thôi thúc họ lấy chuyên môn làm mục đích chứ không phải chính trị và quyền lực là mục đích - nhờ đó mà Giáo dục và Khoa học mới phát triển không chệch hướng. Và xin đừng nghĩ rằng những người chưa qua công tác quản lý thì họ không giỏi về quản lý - những người xuất chúng thường xuất chúng nhiều mặt - chẳng qua là họ chưa có cơ hội thể hiện mà thôi!
5. Chọn Bộ trưởng từ các nhà chuyên môn xuất sắc - thậm chí chưa từng đảm nhiệm công tác quản lý, không theo con đường “quy hoạch” - không chỉ là cách chọn chỉ riêng cho Bộ GD – ĐT. Đó cũng là cách tuyển chọn Bộ trưởng cho Bộ Y Tế, Bộ Khoa học và Công Nghệ, Viện Khoa Học Việt Nam. Cách chọn đó làm cho Ban Tổ chức Trung Ương bớt đi việc làm và bớt đi quyền lực, nhưng lại là cách làm cho Chính phủ mạnh và có lợi cho Dân cho Nước.
6. Ông Nguyễn Thiện Nhân, ông Phạm Vũ Luận, ông Phùng Xuân Nhạ chưa bao giờ là những nhà chuyên môn xuất sắc, nếu không nói là tầm thường và kém. Chính vì thế mà Bộ GD – DT càng ngày càng xuống dốc.
7. Nhìn cách bổ nhiệm thứ trưởng Bộ GD – ĐT, là một động thái chuẩn bị cho nhân sự Đại hội 13, mà lòng tan nát vì Giáo Dục Việt Nam. Hiện chưa nhìn thấy một tia hy vọng nào cho Giáo Dục Việt Nam sau Đại hội 13!
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét