Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

BÁO CHÍ ĐỒNG LOẠT GỠ BÀI THỦ TƯỚNG KHEN THƠ CÔ THANH


Thủ tướng cảm ơn cô giáo viết bài thơ chống dịch Covid-19

VietNamnet
Thứ 5, 20/02/2020 | 15:01

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc, đánh giá cao và gửi lời cảm ơn đến cô giáo Chu Ngọc Thanh về bài thơ chống dịch Covid-19 của đất nước.

Báo chí mới đây đã đăng bài thơ đặc biệt "Đất nước ở trong tim" viết cho học trò, ca ngợi đất nước trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 của cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương (huyện Ia Grai, Gia Lai), khiến nhiều người xúc động, yêu thích.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc và thấy rằng bài thơ phản ánh đúng thực trạng phòng, chống dịch Covid-19 của đất nước, thể hiện được niềm tin và tinh thần yêu nước nồng nàn; có ý nghĩa vận động toàn xã hội (trong học tập và sinh hoạt) cùng đoàn kết, chung sức, chung lòng thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng đang chỉ đạo, triển khai.

Sáng nay, Văn phòng Chính phủ đã gửi thông báo tới cô Chu Ngọc Thanh cho biết Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và gửi lời cảm ơn đến cô giáo Chu Ngọc Thanh về bài thơ.



Chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác, cô giáo Chu Ngọc Thanh cho biết trong một buổi sáng, bỗng nhiên cô thấy nhớ trường lớp, nhớ học sinh của mình vì gần 1 tháng qua chưa được đứng lớp do phải hoãn việc dạy học để phòng chống dịch bệnh. Thấy có ngẫu hứng muốn viết thứ gì đó về điều này nên cô đã ngồi vội vào bàn làm việc và viết bài thơ “Đất nước ở trong tim" trong 30 phút.

Đất nước ở trong tim

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!


Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương - Gia Lai.
_________________


Tễu Blog: Ngay lập tức, sau khi các báo chí nhà nước đăng tràn ngập bài thơ và văn bản chuyển tải lời khen của Thủ tướng thì mạng xã hội đã dậy sóng:

1- Nhắc đến bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh" của cô giáo Trần Thị Lam, GV Trường Chuyên Hà Tĩnh.

2- Chê ỏng chê eo bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh.

Sau vài giờ, cổng Thông tin của Chính phủ và tất cả các báo chí nhà nước đều gỡ và xóa tin bài và công văn Thủ tướng khen thơ cô Chu Ngọc Thanh.

11 nhận xét :

  1. Trả lời
    1. Một số loại báo chí bưng bô thổi kèn ấy chấp làm gì

      Xóa
  2. Đất nước mình thế đấy phải không em ?

    Trả lờiXóa
  3. Đây mà gọi là thơ à? Cô giáo này học lớp mấy rồi nhỉ? Đúng là:
    "Thương nữ bất tri vong quốc hận
    Cách giang do xường Hậu đình hoa" (Bạc Tần Hoài- Đỗ Mục)

    Trả lờiXóa
  4. “Đất nước ở trong tim”. Đọc bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương - Gia Lai mình thấy thương thương cô này.
    Cô ngây thơ, cái ngây thơ của tuổi trẻ mới chỉ được nhìn một chiều, thiếu kinh nghiệm sống, chưa va vấp với đắng cay thời cuộc, chưa chứng kiến nỗi đau mất mát oan ức của những người xung quanh. Tuổi trẻ thường có nhiệt huyết, không có nhiệt huyết không phải là tuổi trẻ. Tuổi trẻ không sợ chết, không sợ hiểm nguy khi có tiếng hô xung phong. Nhưng không sáng suốt, tuổi trẻ có thể sẽ lao vào bóng tối không có lối ra. Cô giáo Thanh, có lẽ trong giờ phút ngẫu hứng, bốc đồng hòa vào cái “loa phường” đang inh ỏi nên mới có bài thơ này.
    Việc bài thơ của cô giáo Thanh được Thủ tướng khen, các báo nhà nước đăng tràn ngập rồi lại bị gỡ xuống, mình không bàn, chỉ nói nhỏ chút thôi : Có lẽ bên được khen thấy kỳ kỳ, trông chẳng giống ai, có lẽ cũng thấy vô duyên nên bảo nhau phải gỡ bài đi, nếu không sẽ làm trò cười. Mình nghĩ sao nói vậy, không muốn làm mất lòng ai.
    ______

    Trả lờiXóa
  5. Sản phẩm của nền giáo dục trọng thành tích, giả rối thì chỉ có vậy thôi

    Trả lờiXóa
  6. Đọc bài "thơ" này thấy phạm 2 điều húy kỵ. Thứ nhất cô ấy bảo "nhân văn bị cất giấu vào sâu thẳm". Nếu nhân văn chỉ cất giấu đâu đó gần gần thì con moi ra được nhưng giấu vào sâu thẳm thì hết phương lôi ra nên con người xử nhau theo luật rừng. Một cái Tết có 4000 người nhập viện vì đánh nhau trong khi văn hóa chúng ta thường không nói nặng ngày đầu năm chứ nói gì đánh. Thứ hai gọi TQ là "bị cơ hàn". Một nước có nền kinh tế thứ 2 thế giới mà bảo cơ hàn. Chuyến này chắc cô ấy bị trù dập chết. Mấy tên xớn xác ký thư khen và giấy khen chắc sắp mất chức.

    Trả lờiXóa
  7. Đọc bài thơ của cô Thanh, mình lại chạnh lòng nhớ anh Thỉnh. Cả một cái hội nhà văn to đùng đang được nuôi bằng tiền thuế của nhân dân mà không làm được một bài thơ nào trong mùa dịch. Nếu một bài thơ chả ra thơ còn được thủ tướng khen ngợi như thế, thì cái đáng trách nhất lại không phải là cô Thanh, mà là anh Thỉnh. Sao anh không phát động phong trào chống dịch bằng thơ, thì có phải chí ít cũng tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hội viên không. Anh Thỉnh là một nhà quản lý tồi, tôi hận anh.

    Trả lờiXóa
  8. Thấy thủ tướng bào, “chống dịch như chống giặc”, nhưng trên VOV hàng ngày lại nhai nhải kêu gọi mọi người “sống chung với dịch”. Nếu sống chung với giặc thì chống giặc làm sao? Đề nghị thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo để anh chị em còn làm thơ.

    Trả lờiXóa
  9. Cô này cũng nịnh điêu thôi chứ làm gì có chuyện "... chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương / Mình mở cửa đón họ vào bến cảng..."

    Trả lờiXóa