Cụ Lục Văn Vình (hàng dưới, thứ hai từ phải qua) và 5 người con cầm súng bảo vệ
biên giới Cao Bằng năm 1979 - Ảnh tư liệu
41 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc
- 6 cha con cùng cầm súng vệ quốc
Tuổi trẻ
17/02/2020
TTO
- Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, cả một gia đình
người Tày ở Cao Bằng đã tình nguyện cầm súng với lời thề máu lửa: “6 cha
con sống cùng sống, chết cùng chết để bảo vệ bản làng, Tổ quốc mình”.
Biên giới phía Bắc - người Việt hãy đến một lần trước khi chết!
'Lịch sử Việt Nam' đã nhìn nhận lại chiến tranh biên giới phía Bắc
Chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Nhìn lại không phải để khoét sâu hận thù
Biên giới phía Bắc - người Việt hãy đến một lần trước khi chết!
'Lịch sử Việt Nam' đã nhìn nhận lại chiến tranh biên giới phía Bắc
Chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Nhìn lại không phải để khoét sâu hận thù
Đó là câu chuyện vệ quốc hùng tráng của ông Lục Văn Vình cùng 5 người con trai, con gái ở bản Nà Lung, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng).
Ông bố 68 tuổi cùng các con cầm súng
"Gia đình cụ Vình nghèo nhất bản. Khi chưa giải phóng có địa chủ, trung nông và bần cố nông. Bần cố nông lại chia ra bần cố nông trên, bần cố nông trung, bần cố nông dưới. Gia đình cụ Vình thuộc dạng bần cố nông dưới, nghèo hết cỡ luôn" - ông Nông Ngọc Bút, nguyên bí thư xã Ngọc Khê thời điểm năm 1979, cho hay.
Ông Bút cho biết cụ Vình có tám người con. Năm người con trai thì bốn người đều nhập ngũ đi vào chiến trường miền Nam trước 1975. "Cả huyện Trùng Khánh ngày ấy chỉ hai nhà có bốn người con tham gia cuộc kháng chiến này, trong đó có nhà cụ Vình. Đến thời chiến tranh biên giới 1979, cụ Vình dù tuổi cao vẫn cùng năm người con cầm súng bảo vệ Tổ quốc" - ông Bút khẳng định thêm cả huyện Trùng Khánh chỉ duy nhất nhà cụ Vình có đến sáu người tham gia vệ quốc.
Nhìn tấm ảnh trắng đen chụp cả nhà cầm súng trên chốt gác do phóng viên Thông tấn xã Việt Nam chụp tháng 2-1979, ông Lục Văn Phiện - 68 tuổi, con trai thứ tư của cụ Vình, hiện sống ở Đắk Lắk - không khỏi bất ngờ. Ông xúc động nhìn ngắm rồi chỉ từng người trong tấm ảnh, nhắc tên.
"Hôm đó quân bành trướng Trung Quốc đang chiếm các chốt ở trên núi khu vực đằng sau xóm Nà Lung - ông Phiện nhớ lại - Bố và năm anh em tôi cầm súng đứng gác ở ngay dưới chốt nó luôn. Hôm đó lạnh lắm. Phóng viên lên chụp ảnh. Không có sắp đặt gì hết". Trong bức ảnh, hai cô em gái còn mặc trang phục người dân tộc Tày. Các thành viên đều khoác súng bên người, riêng cậu em trai tên Ngôi thì vác khẩu phóng lựu. Bức ảnh chụp thời chiến, ngay chốt gác sát biên giới, nhưng cả ông bố và năm người con đều toát lên sự bình thản, điềm tĩnh đáng ngưỡng mộ.
Ký ức 41 năm trước ùa về trong tâm trí người đàn ông đã gần 70 tuổi. "Khi kẻ thù bất ngờ đánh sang, nó câu pháo bắn vào đốt phá khu vực nhà dân. Nhà tôi cũng bị giật mìn sập, tan nát hết. Người già, trẻ con sơ tán vào núi. Người còn sức thì bám đất, bám làng chiến đấu" - ông Phiện nhớ lại.
Khi xã Ngọc Khê thành lập đại đội dân quân, ông Lục Văn Năm - anh cả ông Phiện (đi bộ đội và phục viên năm 1975), đang là phó chủ tịch xã Ngọc Khê - được cử làm chính trị viên đại đội dân quân. Đại đội hơn 100 người, toàn dân trong xã. Riêng gia đình cụ Vình đã đóng góp sáu thành viên. Cụ có tám người con. Khi Trung Quốc tấn công, sáu người con ở nhà thì chỉ có cô con gái út quá nhỏ, không tham gia làm dân quân.
Cụ Vình là người lớn tuổi nhất đại đội dân quân. Năm ấy cụ Vình - cựu chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Ngọc Khê - đã 68 tuổi. Nhỏ tuổi nhất đại đội dân quân là con gái thứ hai của cụ Vình, cô Lục Thị Niệm, mới 17 tuổi. "Lúc ấy giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, gia đình tôi cùng nhau cầm súng. Tinh thần người dân mình khi đó bừng bừng lắm. Không ai sợ chết. Kể cả mẹ tôi. Bà bảo các con cứ cầm súng đi đánh giặc" - ông Phiện cho hay.
“Khi đất nước bị xâm lược, bất cứ ai cũng muốn cầm súng bảo vệ xóm làng, Tổ quốc mình. Nhà tôi thấy đó là việc rất bình thường. Ai là người Việt cũng vậy thôi.
Lục Văn Phiện
"Gia đình cụ Vình nghèo nhất bản. Khi chưa giải phóng có địa chủ, trung nông và bần cố nông. Bần cố nông lại chia ra bần cố nông trên, bần cố nông trung, bần cố nông dưới. Gia đình cụ Vình thuộc dạng bần cố nông dưới, nghèo hết cỡ luôn" - ông Nông Ngọc Bút, nguyên bí thư xã Ngọc Khê thời điểm năm 1979, cho hay.
Ông Bút cho biết cụ Vình có tám người con. Năm người con trai thì bốn người đều nhập ngũ đi vào chiến trường miền Nam trước 1975. "Cả huyện Trùng Khánh ngày ấy chỉ hai nhà có bốn người con tham gia cuộc kháng chiến này, trong đó có nhà cụ Vình. Đến thời chiến tranh biên giới 1979, cụ Vình dù tuổi cao vẫn cùng năm người con cầm súng bảo vệ Tổ quốc" - ông Bút khẳng định thêm cả huyện Trùng Khánh chỉ duy nhất nhà cụ Vình có đến sáu người tham gia vệ quốc.
Nhìn tấm ảnh trắng đen chụp cả nhà cầm súng trên chốt gác do phóng viên Thông tấn xã Việt Nam chụp tháng 2-1979, ông Lục Văn Phiện - 68 tuổi, con trai thứ tư của cụ Vình, hiện sống ở Đắk Lắk - không khỏi bất ngờ. Ông xúc động nhìn ngắm rồi chỉ từng người trong tấm ảnh, nhắc tên.
"Hôm đó quân bành trướng Trung Quốc đang chiếm các chốt ở trên núi khu vực đằng sau xóm Nà Lung - ông Phiện nhớ lại - Bố và năm anh em tôi cầm súng đứng gác ở ngay dưới chốt nó luôn. Hôm đó lạnh lắm. Phóng viên lên chụp ảnh. Không có sắp đặt gì hết". Trong bức ảnh, hai cô em gái còn mặc trang phục người dân tộc Tày. Các thành viên đều khoác súng bên người, riêng cậu em trai tên Ngôi thì vác khẩu phóng lựu. Bức ảnh chụp thời chiến, ngay chốt gác sát biên giới, nhưng cả ông bố và năm người con đều toát lên sự bình thản, điềm tĩnh đáng ngưỡng mộ.
Ký ức 41 năm trước ùa về trong tâm trí người đàn ông đã gần 70 tuổi. "Khi kẻ thù bất ngờ đánh sang, nó câu pháo bắn vào đốt phá khu vực nhà dân. Nhà tôi cũng bị giật mìn sập, tan nát hết. Người già, trẻ con sơ tán vào núi. Người còn sức thì bám đất, bám làng chiến đấu" - ông Phiện nhớ lại.
Khi xã Ngọc Khê thành lập đại đội dân quân, ông Lục Văn Năm - anh cả ông Phiện (đi bộ đội và phục viên năm 1975), đang là phó chủ tịch xã Ngọc Khê - được cử làm chính trị viên đại đội dân quân. Đại đội hơn 100 người, toàn dân trong xã. Riêng gia đình cụ Vình đã đóng góp sáu thành viên. Cụ có tám người con. Khi Trung Quốc tấn công, sáu người con ở nhà thì chỉ có cô con gái út quá nhỏ, không tham gia làm dân quân.
Cụ Vình là người lớn tuổi nhất đại đội dân quân. Năm ấy cụ Vình - cựu chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Ngọc Khê - đã 68 tuổi. Nhỏ tuổi nhất đại đội dân quân là con gái thứ hai của cụ Vình, cô Lục Thị Niệm, mới 17 tuổi. "Lúc ấy giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, gia đình tôi cùng nhau cầm súng. Tinh thần người dân mình khi đó bừng bừng lắm. Không ai sợ chết. Kể cả mẹ tôi. Bà bảo các con cứ cầm súng đi đánh giặc" - ông Phiện cho hay.
Ông Phiện bên di ảnh người cha hào hùng - Ảnh: MY LĂNG
Thà hi sinh tất cả
Những người dân trong xã đều biết trước đó vài năm, vợ chồng cụ Vình liên tiếp nhận báo tử hai người con trai ở chiến trường miền Nam. Nhưng khi Trung Quốc tấn công, họ vẫn động viên những người con còn lại cầm súng bảo vệ quê hương. "Bố mẹ tôi bảo: bây giờ đã như thế thì thôi, thà hi sinh tất cả! Các con cố gắng chiến đấu giữ quê hương, giữ gia đình" - ông Phiện xúc động kể.
Năm anh em ông Phiện trực trên chốt cả ngày lẫn đêm. Chốt trực là hang đá. Đêm xuống lạnh buốt xương. Họ thay nhau trực, thay nhau ngủ, cứ một người thức bốn người ngủ. Người thức phải ra ngoài hang ngồi trực dưới màn sương đêm rét căm căm. "Nơi nào có chỗ ẩn nấp thì chợp mắt tạm, cứ tựa lưng vào đá mà ngủ. Lạnh buốt nhưng không được đốt lửa. Cũng may Nhà nước phát cho dân quân áo ấm" - ông Phiện nhớ lại những năm tháng vệ quốc hùng tráng.
Cứ mấy ngày, cụ Vình lại lên chốt trực cùng các con. Cụ Vình hoạt động cách mạng từ thời kháng chiến chống Pháp, lúc nào cũng mạnh mẽ, vui vẻ để làm gương con cháu, bà con xóm làng. "Cả gia đình lên chốt cùng nhau hăng hái lắm, xác định sống cùng sống, chết cùng chết" - ông Phiện nói.
Cứ đến ngày 27-7, gia đình anh em ông Phiện lại đến thắp hương ở nghĩa trang liệt sĩ
tỉnh Đắk Lắk - Ảnh: NVCC
Ai là người Việt Nam cũng vậy thôi
Sau sự kiện 17-2-1979, có lệnh tổng động viên, ông Phiện tái ngũ. Khi quân bành trướng Trung Quốc rút về trên tuyến xã Ngọc Khê theo dọc sông Quây Sơn lên biên giới, đi qua đường Đồn biên phòng cửa khẩu Pò Peo, ông Phiện có mặt trong đại đội đánh chặn ở đó.
"Đánh trận đó ác liệt lắm. Quân nó thì bạt ngàn! Mình chỉ có một đại đội. Súng nó đã nhiều mà người nó còn nhiều hơn súng! Cứ lớp này tràn lên chết thì lớp sau lại tràn lên! Mình thì quân đã ít, súng cũng ít, không đủ để chiến đấu. Trận đó chúng tôi đánh đến lúc hết cả đạn. Tôi vác súng không đạn về nhà ở với vợ con được bảy ngày thì lại được gọi đi" - ông Phiện kể.
Khi cuộc chiến khốc liệt qua đi, bản Nà Lung đầy rẫy mìn, vắng lặng như cánh đồng chết. Năm 1984, gia đình cụ Vình dắt díu nhau vào Đắk Lắk lập nghiệp. Hai năm sau, bà Đinh Thị Kham, vợ cụ Vình, mất. Ba năm sau, cụ Vình cũng qua đời. "Bố mẹ tôi mất khi chưa tìm được các anh tôi - ông Phiện chảy nước mắt nói - Anh Sầm đi bộ đội năm 1966, một năm sau thì hi sinh. Anh Luyện đi năm 1967, cũng một năm sau hi sinh. Những năm tháng cuối đời bố mẹ tôi cứ mong mỏi tìm con về".
Năm 2000, những người con của cụ Vình mới tìm thấy mộ của người anh trai Lục Văn Luyện tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đắk Lắk. Hằng năm, cứ đến Ngày thương binh liệt sĩ 27-7, anh chị em ông Phiện cùng các con dâu rể, các cháu đưa nhau đến nghĩa trang liệt sĩ thắp nhang cho anh Lục Văn Luyện.
Sáu thành viên trong bức ảnh trên chốt năm 1979 giờ chỉ còn ba người. Người em trai Lục Văn Ngôi đã mất năm 2002, còn người anh cả Lục Văn Năm mất năm 2013. Hai người em gái trong bức ảnh chụp năm 1979 hiện ở thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk). Tất cả đều đã lên chức ông bà sống đời an vui trong đất nước thanh bình...
Vợ chồng ông Lục Văn Vình và bà Đinh Thị Kham được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng Bảng vàng danh dự (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 19-12-1968) vì đã có 4 người con là quân nhân vào chiến trường miền Nam: Lục Văn Năm, Lục Văn Sần (Sầm), Lục Văn Luyện và Lục Văn Phiện.
My Lăng
Ngưỡng mộ ông và gia đình! Những công dân gương mẫu của đất nước!
Trả lờiXóaĐọc những bài báo nói về cuộc chiến chống quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh thật mát lòng.
Trả lờiXóaMột bức ảnh tuyệt vời! Nó làm tôi nổi da gà trước vẻ đẹp thần thái hào sảng mà chân chất hiện rõ trên từng khuôn mặt của cả một đại gia đình lớn, bé, già, trẻ, trai, gái... thề 'Sống cùng sống, chết cùng chết' quyết bảo vệ quê hương nơi biên cương Tổ Quốc. Tôi nghĩ bức ảnh này hoàn toàn xứng đáng được đưa vào bảo tàng cách mạng để vinh danh những người anh hùng 'Chân trần, chí thép' và giáo dục thế hệ trẻ bài học giản dị, xúc động về lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng CM trong lòng dân trước mọi trước mọi cuộc chiến tranh xâm lược, nó hữu ích hơn nghìn luận văn, chữ nghĩa sáo mòn, rỗng tuếch... từ miệng các nhà nọ, nhà kia đang ngày ngày khua môi, múa mép về tình hữu nghị với 16 chữ vàng cùng 4 tốt viển vông của kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc.
Trả lờiXóaNhững người dân các dân tộc Cao Bằng. Anh hùng trong chiến đấu, hy sinh để gìn giữ từng tấc đất biên cương. Nhưng Cao Bằng nghèo quá! không nuôi sống nổi, buộc lòng họ phải rời xa vùng biên ải để vào Tây Nguyên khai hoang tìm cuộc sống mới. Nơi quê mới, họ phải khai hoang vỡ đất, gặp biết bao nhiêu trắc trở. Nhiều nơi họ bị coi là công dân hạng hai, không có bất cứ quyền lợi gì. Đất đai khai hoang bị thu trắng. Đã xảy ra nhiều sự việc đau lòng. Vụ Đặng Văn Hiến ở Đăc Nông là điển hình. Cầu mong bình yên và no ấm đến với mọi gia đình bà con các dân tộc Cao Bằng, Lạng Sơn đang sinh sống tại Tây Nguyên!
Trả lờiXóa