17-12-2019
Sau một ngày bị các cựu “đồng chí”, “anh em” của mình thi nhau đổ tội mà không phản biện được gì, đến phiên xử hôm nay, cựu Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son đã phản cung, phủ nhận các lời khai trước đó và phủ nhận luôn các cáo buộc của cấp dưới và đồng phạm. Điều kỳ lạ là ông Son đã quay 180 độ chỉ sau một ngày xử, rồi đến chiều ông lại quay tiếp 180 độ nữa để trở về mốc cũ, đó là thừa nhận các cáo buộc và những điều ông đã khai trong cáo trạng.
Cụ thể, sáng nay ông Nguyễn Bắc Son phản cung, khai nhận 3 triệu USD do bị ép, hoảng loạn thần kinh, báo Thanh Niên đưa tin. Khi bị HĐXX truy hỏi lý do phản cung, ông Son kể: “Lúc đó tôi muốn giữ mạng sống của mình, sức khỏe lại yếu, thần kinh hoảng loạn. Các điều tra viên dồn tôi, nói rằng quân của anh khai hết rồi nên anh phải khai ra nhận bao nhiêu tiền”.
Theo thông tin do cơ quan điều tra công bố trước đó, bị cáo Son khai rằng, bị cáo Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch AVG, đã đến nhà riêng của Son để đưa số tiền 3 triệu Mỹ kim. Son khai đã đưa hết tiền cho con gái là cô Nguyễn Thị Thu Huyền nhưng cô Huyền phủ nhận thông tin này. Cô Huyền cũng đã vắng mặt 2 ngày liên tiếp trong phiên xử có thể quyết định sinh mạng của cha mình.
Son không chỉ phủ nhận chuyện nhận 3 triệu Mỹ kim từ Vũ, mà còn phản cung cả các lời khai về việc nhận tiền của hai cựu Chủ tịch MobiFone là Lê Nam Trà và Cao Duy Hải. Còn HĐXX đã công khai một lá thư của Son gửi vợ con mình, trong đó có đoạn: “Anh mong em và con con tha lỗi cho những sai lầm của anh… Anh đã khai báo với cơ quan điều tra về việc sau khi ký hợp đồng mua bán AVG và MobiFone, Phạm Nhật Vũ đến cho anh 3 triệu USD”.
Báo Tuổi Trẻ có video clip: Ông Nguyễn Bắc Son bất ngờ phủ nhận lời khai nhận hối lộ.
Sau một ngày bị các cựu “đồng chí”, “anh em” của mình thi nhau đổ tội mà không phản biện được gì, đến phiên xử hôm nay, cựu Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son đã phản cung, phủ nhận các lời khai trước đó và phủ nhận luôn các cáo buộc của cấp dưới và đồng phạm. Điều kỳ lạ là ông Son đã quay 180 độ chỉ sau một ngày xử, rồi đến chiều ông lại quay tiếp 180 độ nữa để trở về mốc cũ, đó là thừa nhận các cáo buộc và những điều ông đã khai trong cáo trạng.
Cụ thể, sáng nay ông Nguyễn Bắc Son phản cung, khai nhận 3 triệu USD do bị ép, hoảng loạn thần kinh, báo Thanh Niên đưa tin. Khi bị HĐXX truy hỏi lý do phản cung, ông Son kể: “Lúc đó tôi muốn giữ mạng sống của mình, sức khỏe lại yếu, thần kinh hoảng loạn. Các điều tra viên dồn tôi, nói rằng quân của anh khai hết rồi nên anh phải khai ra nhận bao nhiêu tiền”.
Theo thông tin do cơ quan điều tra công bố trước đó, bị cáo Son khai rằng, bị cáo Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch AVG, đã đến nhà riêng của Son để đưa số tiền 3 triệu Mỹ kim. Son khai đã đưa hết tiền cho con gái là cô Nguyễn Thị Thu Huyền nhưng cô Huyền phủ nhận thông tin này. Cô Huyền cũng đã vắng mặt 2 ngày liên tiếp trong phiên xử có thể quyết định sinh mạng của cha mình.
Son không chỉ phủ nhận chuyện nhận 3 triệu Mỹ kim từ Vũ, mà còn phản cung cả các lời khai về việc nhận tiền của hai cựu Chủ tịch MobiFone là Lê Nam Trà và Cao Duy Hải. Còn HĐXX đã công khai một lá thư của Son gửi vợ con mình, trong đó có đoạn: “Anh mong em và con con tha lỗi cho những sai lầm của anh… Anh đã khai báo với cơ quan điều tra về việc sau khi ký hợp đồng mua bán AVG và MobiFone, Phạm Nhật Vũ đến cho anh 3 triệu USD”.
Báo Tuổi Trẻ có video clip: Ông Nguyễn Bắc Son bất ngờ phủ nhận lời khai nhận hối lộ.
Thế nhưng, ngay
khi phiên xử buổi chiều bắt đầu, ông Son lại quay tiếp 180 độ nữa để
trở về điểm xuất phát. Trái ngược với lời khai mà đưa ra trước giờ nghỉ
trưa, ông Nguyễn Bắc Son nhận tội, theo VnExpress. Ông Son phát biểu trước tòa:
“Những ngày này tôi rất căng
thẳng, hoảng loạn. Tôi không hiểu được tâm trạng của mình. Tôi xin giữ
nguyên lời khai ở cơ quan điều tra trước đây. Tôi xin thay đổi nội dung
khai báo: Số tiền nhận của Phạm Nhật Vũ, tôi dùng chi tiêu cá nhân,
không đưa cho con gái”.
Báo Tuổi Trẻ có clip: Ông Nguyễn Bắc Son xin khai lại ‘có nhận 3 triệu USD’.
Son
không chỉ thừa nhận vụ 3 triệu Mỹ kim của Vũ, mà còn thừa nhận các
khoản “quà Tết” 500.000 Mỹ kim từ cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà và
200.000 Mỹ kim từ cựu TGĐ Mobifone Cao Duy Hải, trái ngược hoàn toàn với
lời khai buổi sáng. Son nói: “Số tiền nhận của Phạm Nhật Vũ, tôi dùng chi tiêu cá nhân, không đưa cho con gái”.
Đến đây, chúng tôi có một số nhận định như sau:
– Có thật ông Son đột nhiên mắc bệnh
“mất trí nhớ” và rồi đột nhiên “khỏi bệnh” chỉ sau một buổi trưa? Hay có
“ai đó” đã nhắc cho ông Son nhớ kết cuộc của cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc
Hà? Ông Hà là người đã chết “đúng quy trình” trong lúc bị tạm giam,
trước khi ông ta có thể khai ra bất kỳ thông tin nào bất lợi cho “đồng
chí X”.
– Nội dung hai clip trên cho thấy:
Trong phần phát biểu buổi sáng, ông Son đứng nói liền mạch và không bị
cản trở gì, nhưng đến chiều, có hai người lại gần và chỉnh sửa micro của
ông Son. Có thật họ làm vậy chỉ vì cái micro, hay để bảo đảm ông Son
không bị tái phát chứng “mất trí nhớ”?
– Lời khai buổi sáng của ông Son có
một phần sự thật trong đó, bởi vì chuyện áp bức, ép cung trong quá trình
tạm giam là chuyện rất quen thuộc trong hoạt động tố tụng đầy bê bối
của chế độ CSVN. Ông Son không phải là người đầu tiên và chắc chắn chưa
phải người cuối cùng kể rằng, ông đã bị các điều tra viên, an ninh từ
các cục, bộ, ép cung, khủng bố về thể xác lẫn tinh thần để buộc phải
thừa nhận các cáo buộc đã được soạn sẵn.
***
Trước lời khai của ông Son và các đồng phạm, Thẩm phán Trương Việt Toàn đặt câu hỏi: “Chẳng hiểu gì thì ngồi ghế Bộ trưởng làm gì?” Khi ông Son khai: “Văn
bản của Văn phòng Chính phủ sau đó cơ bản chấp thuận đề xuất của Bộ Kế
hoạch – Đầu tư nên bị cáo hiểu là Thủ tướng đồng ý rồi”, thì thẩm phán Toàn nhắc nhở:
“Không thể có những cái ‘Coi như
là’, nhất là với vai trò Bộ trưởng của bị cáo. Không thể coi thông báo
như là quyết định. Tại cơ quan điều tra, bị cáo khai báo rất rõ ràng về
công văn 2678 của Văn phòng chính phủ không có quyết định phê duyệt chủ
trương đầu tư”.
Ông Toàn nói thêm: “Ai
cũng bảo tôi chẳng hiểu gì cả, nhưng ai cũng chễm chệ ngồi ở ghế Bộ
trưởng và Chủ tịch Hội đồng thành viên. Chẳng hiểu gì thì ngồi ghế Bộ
trưởng làm gì?”
Người kế nhiệm ông Son là cựu Bộ
trưởng 4T Trương Minh Tuấn. Tiếp tục tinh thần “sống chết mặc bay” của
phiên xử ngày 16/12, ông Tuấn tiếp tục đổ tội cho người tiền nhiệm của
mình. VTC dẫn lời bị cáo Trương Minh Tuấn: ‘Nếu không có bút phê của ông Son, tôi không ký quyết định 236’.
Trong phần xét hỏi chiều 17/12, khi
HĐXX hỏi, nếu không có bút phê của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thì bị cáo
Trương Minh Tuấn có ký quyết định 236 hay không, ông Tuấn nói: “Nếu không có bút phê của ông Nguyễn Bắc Son thì chắc chắn tôi không ký quyết định 236”.
Ông Tuấn kể thêm: “Khi
đó Vụ trưởng quản lý doanh nghiệp là Phạm Đình Trọng đưa cho tôi quyết
định thì tôi không đồng ý ký vì tôi không quản lý doanh nghiệp, tài
chính, kế hoạch. Ông Trọng nói là đây là bút phê của Bộ trưởng và khi
đưa sang Bộ trưởng thì bảo tôi ký”.
***
Về phần các bị cáo khác, báo Lao Động có bài tổng hợp lời khai của một số bị cáo trong phiên xử có hai cựu Bộ trưởng hầu tòa: Các bị cáo liên quan nhận sai. Bị cáo Phan Thị Hoa Mai, cựu thành viên HĐTV MobiFone thừa nhận, “biết tình hình tài chính của AVG khó khăn, giá mua chênh lệch lớn với giá trị thể hiện trên sổ sách kế toán”, nhưng bà này cũng đổ tội cho cấp trên là ông Lê Nam Trà.
Còn bị cáo Hoàng Duy Quang, thẩm định
viên AMAX, khai nhận trước tòa đã ký vào chứng thư và Báo cáo xác định
giá trị AVG nhằm hưởng thêm 5% giá trị hợp đồng: “Bị cáo ký vào đó cũng chỉ muốn kiếm thêm ít sữa cho con”.
Thêm nhận định đáng chú ý từ thẩm phán Trương Việt Toàn: Thẩm định viên trong vụ AVG đã “bán trời không văn tự”, theo báo Dân Trí. Trước lời khai của Hoàng Duy Quang: “Thời điểm ấy bị cáo không làm gì mà chỉ ký hồ sơ. Bị cáo không có kinh nghiệm định giá doanh nghiệp và cũng chưa làm bao giờ”, thẩm phán Toàn nói: “Không xem thì sao không ký 1.000 tỷ đồng mà ký tới hơn 16.000 tỷ đồng? Nên người ta bảo ‘bán trời không văn tự’ là thế!”
Trước đó, có thông tin cho rằng,
doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng, cựu Chủ tịch Ngân hàng Bản Việt và là
con gái của “đồng chí X” đã đứng sau “giật dây”
để một công ty thẩm định quy mô nhỏ và thiếu kinh nghiệm như AMAX được
thẩm định một dự án lớn như Mobifone mua AVG. Nay HĐXX chỉ truy hỏi
những “con tốt thí”, bắt chúng chịu tội mà bỏ qua “quân hậu” đứng sau
thì liệu có đúng với tinh thần “không vùng cấm” của phe “đốt lò”?
_______
Mời đọc thêm: Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phản cung (VNE). – Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói không nhận 3 triệu USD hối lộ (KTĐT). – Ông Nguyễn Bắc Son xin khai lại: Có nhận 3 triệu USD (TT). – Bị cáo Nguyễn Bắc Son lại khai có nhận 3 triệu USD và “đã tiêu xài hết” (GT).
– Xét xử vụ MobiFone mua AVG: Hàng triệu USD hối lộ được ‘biếu’ ra sao? (TN). – Dàn lãnh đạo Mobifone rơi vào vòng lao lý vì “nghe lời sếp” (VnEconomy). – Các lãnh đạo MobiFone: Biết AVG thua lỗ, yếu kém nhưng vẫn phải ký (CATP). – Mua AVG căn cứ các báo cáo “què quặt” (DT). – Ký thẩm định AVG để lấy tiền hoa hồng mua sữa cho con (TĐ).
Tiếng Dân là tờ báo có những lập luận sắc sảo, công tâm, đàng hoàng (những bài tôi đọc). Xem ra, tội phạm trần bắc hà đã chết "đúng qui trình" thì những thằng khác chỉ là 'bọ chó' đối với cha con 3x mà thôi. đằng nào cũng khó thoát được nanh vuốt của tên trùm mafia 3x, khai tuốt ra trước khi xảy ra hiện tượng "chết đúng qui trình" để tên tội đồ của dân tộc phải chịu trách nhiệm với nhân dân Vn. Cám ơn Tiếng Dân!
Trả lờiXóaTrương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son Là hai tên cướp đích thực và là hai tên cướp có quyền lực nên chúng luôn mạnh miệng rao giảng đạo đức nào là phải thế này phải thế kia, đặc biệt chúng luôn quy kết chụp mũ, chống phá "thế lực thù địch". Nhưng thực chất chúng chính là thế lực thù địch đang ngày đềm đục phá đảng CS, chống phá nhân dân.
Trả lờiXóaKết luận: Những người yêu nước , đòi quyền làm người, chống quân xâm lược Bắc Kinh, bất đồng chính kiến với đảng CSVN không phải là thế lực thù địch mà chính những quan chức hư đốn của đảng CSVN mới đích thực là thế lực thù địch.
suất của cậu Son là 10% của cái món 8.900 tỷ cơ mà, cậu Tuấn cũng phải 3-4% nữa là ít
Trả lờiXóaTHỐI NÁT
Trả lờiXóaPhải bắt ông này khai rõ xem xài việc riêng gì mà tới 3 triệu USD.
Trả lờiXóa