Bức phù điêu có hình ảnh thầy Hiệu trưởng Lê Văn Sửu lúc còn hiện diện. Ảnh Nguyệt Hà
Bức phù điêu không thể tự “nhảy” ra sân
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Hòa Bình
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Hòa Bình
VietTimes
Thứ Hai, ngày 23/12/2019 - 15:49
Đã có rất nhiều ý kiến lên tiếng xung quanh bức phù điêu ở Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Dù đã gỡ xuống, nhưng bài học về công tác quản lý trong môi trường văn hóa vẫn còn đó. Vì thế, VietTimes đã có cuộc trao đổi với họa sĩ Trần Lương xung quanh vấn đề này.
* Thưa họa sĩ, bức phù điêu có hình ảnh của thầy Hiệu trưởng Lê Văn Sửu trên bức tường ngay cạnh cổng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam vừa phải dỡ bỏ đã khiến dư luận cả nước xôn xao những ngày qua. Họa sĩ Lê Thiết Cương nhận định bức phù điêu chỉ xứng tầm bài học. Cá nhân anh đánh giá bức phù điêu này thế nào?
- Khi sự việc được xới lên, đã có mấy nhà báo hỏi tôi nhưng tôi từ chối trả lời, vì việc này quá rõ ràng không có gì phải bình luận. Tuy nhiên sau khi xem các bình luận trên báo chí tôi thấy cần nhìn sự việc trong bối cảnh rộng hơn, liên quan đến quá trình phát triển của một trường mỹ thuật hàn lâm đã từng là niềm tự hào không chỉ của riêng Việt Nam, mà còn cả khu vực Đông Dương.
Nếu ai gần gũi với Trường Mỹ thuật Yết Kiêu (Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay), thì đều biết rằng trong ba đời hiệu trưởng gần đây đều có những cách khác nhau để lại những công trình "mang dấu ấn" của riêng từng người. Ví dụ như trong khoảng 20 năm mà lãnh đạo nhà trường phá đi xây lại đến 4 cái hồ phun nước!
Nếu chỉ vì cái trước “xấu” hơn cái sau nên phải tốn tiền của xây lại, thì điều này thật đáng ngạc nhiên, vì ngay ở cái nôi của thẩm mỹ quốc gia với những nhân vật có danh hiệu và chuyên môn ăn lương nhà nước, mà lại cứ đi xây cái hồ phun nước “xấu” để làm gì? Còn nếu vì chúng không còn phù hợp cảnh quan hay chưa đủ hiện đại thì có lẽ theo cách nghĩ này, các bồn phun nước cổ ở châu Âu đã bị phá hết sạch từ lâu! Chưa nói đến công sức và kinh phí từ tiền thuế của dân, đến nước ta còn rất nghèo, thói quen phá quá khứ và để dấu ấn mới của mình là rất phong kiến, độc đoán, là dạng tham nhũng quyền lực.
Bức phù điêu được xây ở sân trường là một bước có logic sinh học và tâm lý của quá trình đã xảy ra nhiều năm này. Trong khi chất lượng chương trình đào tạo thì ngày càng suy thoái và nó đã từng bước làm mất đi hình ảnh và chất lượng của ngôi trường như hiện trạng hôm nay.
Cụ thể về bức phù điêu này nó không có gì xuất sắc cả. Nếu ở khía cạnh hàn lâm phương tây thì còn rất thô mộc về cách tả, chưa có cá tính trong tạo hình, và yếu về phối cảnh (người và đồ vật bồng bềnh vì không cùng đứng trên cùng một mặt phẳng).
Tất nhiên đây là bài của sinh viên nên hoàn toàn có thể chấp nhận được, nếu nó không được phong là “xuất sắc” và đem ra nơi trang trọng của trường.
* Kể cả trong trường hợp bức phù điêu đó cực kỳ xuất sắc, nhưng để tôn vinh một thầy Hiệu trưởng đương nhiệm trong không gian đó, anh thấy có nên không? Nhiều học viên trong trường, học viên đã tốt nghiệp ra trường, và ngay cả thầy Hiệu phó cũng khẳng định việc xuất hiện hình ảnh thầy Hiệu trưởng trong bức phù điêu nói trên là bình thường, còn anh thấy sao? Chuyện này có thực sự bình thường?
- Nên hay không thì đã có nhiều người nói rồi, tôi không cần nhắc lại. Nhưng đây cần nhìn sự việc dưới góc độ đạo đức! Sinh viên hay cấp dưới có quyền yêu quý ông hiệu trưởng (hay bất cứ thái độ khác như sùng bái hoặc nịnh bợ), nếu chỉ dừng như thế thì vẫn là những mối quan hệ cá nhân và như ông hiệu phó nói “đó là chuyện bình thường”! Nhưng cái phù điêu không thể tự đi ra sân trường và nhẩy lên chỗ trang trọng đứng được, sinh viên cũng không thể tự ra đó đắp phù điêu được.
Quyết định cho cái phù điêu ra đời ở vị trí đó không ngoài ai khác là Ban Giám hiệu, mà cụ thể là ông Hiệu trưởng và Hiệu phó, chuyện này thì không thể “bình thường” được nữa!
Xâu chuỗi lại scandal này thấy tính chất đã trở nên “nguy hiểm”! “Nguy hiểm” vì tín hiệu của sự suy đồi đạo đức toàn diện, và câu hỏi là: Có vấn đề đạo đức của sinh viên, của thầy giáo và của lãnh đạo hay không? Có một sự toa dập xuyên suốt hay không? Tôi nói thẳng là: ở cương vị của mình những lời nói của cả Hiệu trưởng và Hiệu phó đều không trung thực và thật lộ liễu!
Thứ Hai, ngày 23/12/2019 - 15:49
Đã có rất nhiều ý kiến lên tiếng xung quanh bức phù điêu ở Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Dù đã gỡ xuống, nhưng bài học về công tác quản lý trong môi trường văn hóa vẫn còn đó. Vì thế, VietTimes đã có cuộc trao đổi với họa sĩ Trần Lương xung quanh vấn đề này.
* Thưa họa sĩ, bức phù điêu có hình ảnh của thầy Hiệu trưởng Lê Văn Sửu trên bức tường ngay cạnh cổng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam vừa phải dỡ bỏ đã khiến dư luận cả nước xôn xao những ngày qua. Họa sĩ Lê Thiết Cương nhận định bức phù điêu chỉ xứng tầm bài học. Cá nhân anh đánh giá bức phù điêu này thế nào?
- Khi sự việc được xới lên, đã có mấy nhà báo hỏi tôi nhưng tôi từ chối trả lời, vì việc này quá rõ ràng không có gì phải bình luận. Tuy nhiên sau khi xem các bình luận trên báo chí tôi thấy cần nhìn sự việc trong bối cảnh rộng hơn, liên quan đến quá trình phát triển của một trường mỹ thuật hàn lâm đã từng là niềm tự hào không chỉ của riêng Việt Nam, mà còn cả khu vực Đông Dương.
Nếu ai gần gũi với Trường Mỹ thuật Yết Kiêu (Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay), thì đều biết rằng trong ba đời hiệu trưởng gần đây đều có những cách khác nhau để lại những công trình "mang dấu ấn" của riêng từng người. Ví dụ như trong khoảng 20 năm mà lãnh đạo nhà trường phá đi xây lại đến 4 cái hồ phun nước!
Nếu chỉ vì cái trước “xấu” hơn cái sau nên phải tốn tiền của xây lại, thì điều này thật đáng ngạc nhiên, vì ngay ở cái nôi của thẩm mỹ quốc gia với những nhân vật có danh hiệu và chuyên môn ăn lương nhà nước, mà lại cứ đi xây cái hồ phun nước “xấu” để làm gì? Còn nếu vì chúng không còn phù hợp cảnh quan hay chưa đủ hiện đại thì có lẽ theo cách nghĩ này, các bồn phun nước cổ ở châu Âu đã bị phá hết sạch từ lâu! Chưa nói đến công sức và kinh phí từ tiền thuế của dân, đến nước ta còn rất nghèo, thói quen phá quá khứ và để dấu ấn mới của mình là rất phong kiến, độc đoán, là dạng tham nhũng quyền lực.
Bức phù điêu được xây ở sân trường là một bước có logic sinh học và tâm lý của quá trình đã xảy ra nhiều năm này. Trong khi chất lượng chương trình đào tạo thì ngày càng suy thoái và nó đã từng bước làm mất đi hình ảnh và chất lượng của ngôi trường như hiện trạng hôm nay.
Cụ thể về bức phù điêu này nó không có gì xuất sắc cả. Nếu ở khía cạnh hàn lâm phương tây thì còn rất thô mộc về cách tả, chưa có cá tính trong tạo hình, và yếu về phối cảnh (người và đồ vật bồng bềnh vì không cùng đứng trên cùng một mặt phẳng).
Tất nhiên đây là bài của sinh viên nên hoàn toàn có thể chấp nhận được, nếu nó không được phong là “xuất sắc” và đem ra nơi trang trọng của trường.
* Kể cả trong trường hợp bức phù điêu đó cực kỳ xuất sắc, nhưng để tôn vinh một thầy Hiệu trưởng đương nhiệm trong không gian đó, anh thấy có nên không? Nhiều học viên trong trường, học viên đã tốt nghiệp ra trường, và ngay cả thầy Hiệu phó cũng khẳng định việc xuất hiện hình ảnh thầy Hiệu trưởng trong bức phù điêu nói trên là bình thường, còn anh thấy sao? Chuyện này có thực sự bình thường?
- Nên hay không thì đã có nhiều người nói rồi, tôi không cần nhắc lại. Nhưng đây cần nhìn sự việc dưới góc độ đạo đức! Sinh viên hay cấp dưới có quyền yêu quý ông hiệu trưởng (hay bất cứ thái độ khác như sùng bái hoặc nịnh bợ), nếu chỉ dừng như thế thì vẫn là những mối quan hệ cá nhân và như ông hiệu phó nói “đó là chuyện bình thường”! Nhưng cái phù điêu không thể tự đi ra sân trường và nhẩy lên chỗ trang trọng đứng được, sinh viên cũng không thể tự ra đó đắp phù điêu được.
Quyết định cho cái phù điêu ra đời ở vị trí đó không ngoài ai khác là Ban Giám hiệu, mà cụ thể là ông Hiệu trưởng và Hiệu phó, chuyện này thì không thể “bình thường” được nữa!
Xâu chuỗi lại scandal này thấy tính chất đã trở nên “nguy hiểm”! “Nguy hiểm” vì tín hiệu của sự suy đồi đạo đức toàn diện, và câu hỏi là: Có vấn đề đạo đức của sinh viên, của thầy giáo và của lãnh đạo hay không? Có một sự toa dập xuyên suốt hay không? Tôi nói thẳng là: ở cương vị của mình những lời nói của cả Hiệu trưởng và Hiệu phó đều không trung thực và thật lộ liễu!
.
* Là người dẫn dắt nhiều nghệ sĩ trẻ đi ra nước ngoài tham gia các hoạt động mỹ thuật, anh thấy môi trường giáo dục, đào tạo nghệ thuật ở ta nói chung đang như thế nào so với các nước trên thế giới, thưa anh?
- Môi trường đào tạo nghệ thuật có nhiều vấn đề lắm! Ai cũng biết mà chả thay đổi gì được. Về cơ chế, hiện nay là đào tạo nghệ thuật độc quyền! Muốn tốt nên để các trường nghệ thuật được độc lập (tư nhân). Còn nếu chưa thể cải cách thì chí ít cũng nên để các trường này cho Bộ GD&ĐT quản lý!
Bộ GD&ĐT cũng chưa tốt gì nhưng ít nhất các trường nghệ thuật được hưởng quy chế như các trường khác về quyền ĐƯỢC và MUỐN cải cách, thay đổi, và tri thức được liên thông với các ngành khoa học và khoa học xã hội khác. Về chương trình đào tạo thì rất lạc hậu, thiếu rất nhiều chuyên khoa, và người hướng dẫn. Phải cải cách triệt để các môn như Mỹ học và Triết học… Nói chung là các trường nghệ thuật đang đào tạo ra các “kỹ sư” nghệ thuật chứ không đào tạo ra các cá nhân sáng tạo!
* Dư luận cho rằng có nhiều mâu thuẫn nội bộ trong Trường Đại học Mỹ thuật, cho nên mới dẫn tới việc bức phù điêu được dựng lên. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng có bàn tay “đạo diễn” của ai đó đã làm cho sự việc bùng phát trên công luận. Bất luận là nguyên nhân từ đâu, và hiện tại dù đã hạ bức phù điêu xuống, nhưng bài học cho các nhà quản lý môi trường văn hóa – giáo dục thì vẫn còn nguyên đó. Ý kiến của anh về chuyện này thế nào?
- Tôi không quan tâm bức phù điêu kể cả nó vẫn còn nằm ở đó, vì nếu nó sai và kém thì nó sẽ tự “vô hình” trước tầm nhìn của công chúng dù nó to và hoành tráng đến cỡ nào!
Cơ chế quản lý tự nó phát sinh mâu thuẫn, nếu mà không phát sinh những chuyện “lạ” thì mới lạ! Nên dù có “đạo diễn” hay không cũng thế thôi, tự nhiên nó vẫn bộc lộ những vấn đề không thể che dấu và sự việc sẽ liên can đến cả “đạo diễn” nếu có!
Mong rằng “bức tường” nơi phù điêu đã từng tọa lạc trở thành bài học trực quan cho GD&ĐT nghệ thuật Việt.
Những hình ảnh dù đã đục bỏ trên bức tường nhưng đã để lại dấu vết trong giới mỹ thuật Việt
* Là người dẫn dắt nhiều nghệ sĩ trẻ đi ra nước ngoài tham gia các hoạt động mỹ thuật, anh thấy môi trường giáo dục, đào tạo nghệ thuật ở ta nói chung đang như thế nào so với các nước trên thế giới, thưa anh?
- Môi trường đào tạo nghệ thuật có nhiều vấn đề lắm! Ai cũng biết mà chả thay đổi gì được. Về cơ chế, hiện nay là đào tạo nghệ thuật độc quyền! Muốn tốt nên để các trường nghệ thuật được độc lập (tư nhân). Còn nếu chưa thể cải cách thì chí ít cũng nên để các trường này cho Bộ GD&ĐT quản lý!
Bộ GD&ĐT cũng chưa tốt gì nhưng ít nhất các trường nghệ thuật được hưởng quy chế như các trường khác về quyền ĐƯỢC và MUỐN cải cách, thay đổi, và tri thức được liên thông với các ngành khoa học và khoa học xã hội khác. Về chương trình đào tạo thì rất lạc hậu, thiếu rất nhiều chuyên khoa, và người hướng dẫn. Phải cải cách triệt để các môn như Mỹ học và Triết học… Nói chung là các trường nghệ thuật đang đào tạo ra các “kỹ sư” nghệ thuật chứ không đào tạo ra các cá nhân sáng tạo!
* Dư luận cho rằng có nhiều mâu thuẫn nội bộ trong Trường Đại học Mỹ thuật, cho nên mới dẫn tới việc bức phù điêu được dựng lên. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng có bàn tay “đạo diễn” của ai đó đã làm cho sự việc bùng phát trên công luận. Bất luận là nguyên nhân từ đâu, và hiện tại dù đã hạ bức phù điêu xuống, nhưng bài học cho các nhà quản lý môi trường văn hóa – giáo dục thì vẫn còn nguyên đó. Ý kiến của anh về chuyện này thế nào?
.
Bức phù điêu đã bị gỡ ra khỏi bức tường vào tối 21/12 - Ảnh Nguyên Khánh
- Tôi không quan tâm bức phù điêu kể cả nó vẫn còn nằm ở đó, vì nếu nó sai và kém thì nó sẽ tự “vô hình” trước tầm nhìn của công chúng dù nó to và hoành tráng đến cỡ nào!
Cơ chế quản lý tự nó phát sinh mâu thuẫn, nếu mà không phát sinh những chuyện “lạ” thì mới lạ! Nên dù có “đạo diễn” hay không cũng thế thôi, tự nhiên nó vẫn bộc lộ những vấn đề không thể che dấu và sự việc sẽ liên can đến cả “đạo diễn” nếu có!
Mong rằng “bức tường” nơi phù điêu đã từng tọa lạc trở thành bài học trực quan cho GD&ĐT nghệ thuật Việt.
Cả người nịnh và người được nịnh đều thấp hèn nhân cách
Trả lờiXóaCũng chỉ là một cách PR tên tuổi mà thôi . Nhờ có scandal này, danh của ông hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật Việt Nam đã nổi như cồn ; Vậy là toại nguyện rồi .
Trả lờiXóa