Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

CHỈ LÀM LỢI CHO TRUNG QUỐC MÀ THÔI !


Làm lợi cho phía... Trung Quốc

Người lao động
26-11-2019 

Với dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang được Bộ GTVT xin đầu tư, các chuyên gia kinh tế bày tỏ quan ngại sẽ có thêm 1 dự án "có khả năng chỉ đem lại lợi ích cho Trung Quốc" trong bối cảnh nhiều dự án khác có nguy cơ thành "đống sắt vụn".

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về câu chuyện hàng loạt dự án đường sắt chậm tiến độ, đội vốn "khủng", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng đây là bài toán cực kỳ khó đối với ngân sách của nhà nước khi áp lực nợ nước ngoài, nợ công của Việt Nam đã rất lớn. Theo bà Phạm Chi Lan, với các dự án đang trong tình trạng "lỡ dở", không thể đưa ra phương án dừng lại bởi sẽ rất lãng phí nguồn vốn đã được đầu tư trước đây và biến các dự án thành các đống sắt vụn khổng lồ. Tuy nhiên, cũng không thể rót vốn ồ ạt để xử lý đồng loạt các dự án đang chậm tiến độ. "Các dự án này nếu không tiếp tục hoàn thiện thì khả năng cao sẽ không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và nhu cầu lưu chuyển của toàn nền kinh tế, kéo theo nguy cơ ách tắc trầm trọng thêm. Việc triển khai là cần thiết nhưng sai lầm nằm ở chỗ đã không có cái nhìn tổng thể chiến lược để phân định rõ lộ trình thực hiện từng dự án, dẫn đến hàng loạt dự án cùng nằm thoi thóp" - bà Phạm Chi Lan phân tích.

Với riêng đề xuất xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với vốn đầu tư dự tính ban đầu lên đến 100.000 tỉ đồng, chưa kể chi phí giải phóng mặt bằng, bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh khi Quốc hội, Chính phủ thông qua chủ trương, cần trả lời được câu hỏi quan trọng nhất: "Dự án này phục vụ ai? Có trùng lặp với dự án nào trước đó không? Nguồn lực thực hiện từ đâu?". Bà Lan cho rằng cần xem xét kỹ lưỡng dự án trên cái nhìn tổng thể với các dự án khác bởi nếu tách riêng một dự án thì không thấy được tác động qua lại cũng như tổng áp lực đầu tư của nền kinh tế. Hơn nữa, bài toán quy hoạch giao thông cần lộ trình hàng chục năm, qua nhiều nhiệm kỳ bộ trưởng, không thể dồn tất cả vào một nhiệm kỳ rồi "cuối cùng ngân sách rỗng, dự án dở dang la liệt".

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh đặc biệt quan tâm đến việc dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có thể sẽ không đem lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam mà làm lợi cho phía… Trung Quốc. "Vị trí địa lý của tuyến đường này rất dễ đưa Việt Nam vào thế xây đường để chở thuê cho Trung Quốc bởi rất tiện đường cho hoạt động lưu chuyển hàng hóa của họ. Trong khi đó, Lào Cai không có nhiều hàng hóa cũng như lưu lượng hành khách đủ lớn để bảo đảm tuyến đường đạt hiệu quả, khi mà đầu tư đến 100.000 tỉ đồng theo dự kiến ban đầu. Dựa trên lo ngại như vậy, tôi nhấn mạnh Bộ GTVT, Chính phủ cần chứng minh được dự án có hiệu quả hay không thông qua con số cụ thể về khối lượng luân chuyển hàng hóa, hành khách và thời gian hoàn vốn. Nếu không thuyết minh được, tôi cho rằng không nên vội vã thực hiện mà cần thảo luận kỹ thêm" - TS Lê Đăng Doanh lưu ý.

Các chuyên gia nhấn mạnh 5 dự án chậm tiến độ, đội vốn "khủng" là "bài học để đời" cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam rút kinh nghiệm, tránh đi theo vết xe đổ. Nếu không, bài toán hạ tầng giao thông không giải được mà ngân sách bị lãng phí quá lớn.

Phương Nhung

4 nhận xét :

  1. Các chuyên gia kinh tế ơi , người ta một lòng một dạ làm theo yêu cầu của Trung quốc , có lợi cho Trung quốc . Họ là người ăn cơm dân , làm việc cho giặc . Âm mưu bán nước của người ta quá rõ ràng rồi chứ còn gì nữa .

    Trả lờiXóa
  2. Xin cảm phục bà Phạm Chi lan vì tấm lòng, đức độ và tài năng của bà. Bà đã có rất nhiều phát biểu rất chuẩn không những về lĩnh vực kinh tế mà về nhiều lĩnh vực.

    Trả lờiXóa
  3. Với những hành động điền rồ: Tôi nghi BT BGTVT NGUYỄN VĂN THỂ và một số người khác trong bộ máy của đảng CSVN là tình báo của giặc Bắc Kinh.

    Trả lờiXóa
  4. Là 1 công dân Việt Nam tôi rất mong Cộng đồng Người Việt chung nhau ý kiến đòi hỏi Nhà nước phải minh bạch những vấn đề quyết định vận mệnh đất nước – cụ thể Hiệp định Thành Đô có liên quan tới những dự án mà theo các chuyên gia kinh tế là „có lợi có Trung Quốc hay không“? Chúng ta là chủ nhân đất nước sao lại để công bộc qua mặt nhiều như vậy?

    Trả lờiXóa