Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

NÊN GIẢI TÁN QUỐC HỘI VN VÌ KHÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA DÂN


Quốc hội không 'lơ' luật Biểu tình, luật về hội

VietNamnet
28/11/2019 05:30 GMT+7

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, luật Biểu tình và cả luật về hội không phải QH không quan tâm, mà vẫn đang phải chờ Chính phủ trình.

Quốc hội đề nghị thay thế kịp thời cán bộ tham nhũng
Hà Nội không còn HĐND phường từ tháng 7/2021
ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương: Đề xuất không đỗ xe hầm chung cư, tôi bị 'ném đá'

Họp báo bế mạc kỳ họp thứ 8, QH khoá 14 chiều 27/11, báo chí đặt câu hỏi, trong phiên thảo luận gần đây, có ý kiến ĐB cho rằng QH đang lơ trách nhiệm với luật Biểu tình và luật về hội, vậy UB Pháp luật có kế hoạch "trả nợ" cho dân 2 luật này thế nào.

"Khi nào Chính phủ chuẩn bị chu đáo, thấu đáo trình ra QH thì các ĐB sẽ cho ý kiến. Còn hiện tại, Chính phủ chưa báo cáo để đưa vào chương trình làm luật nên vẫn phải chờ, chứ không phải Chính phủ trình rồi mà QH không cho ý kiến để ban hành", ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

ĐBQH phát biểu trùng cũng không sao

Về câu hỏi tại kỳ họp có tình trạng khi thảo luận một chính sách thì có một số ĐB đề cập tần suất rất dày, lặp đi lặp lại, có ý kiến cho rằng ĐB nhận "lobby", phát biểu theo đặt hàng của nhóm lợi ích nào đấy, Tổng thư ký QH cho biết không rõ chuyện có đặt hàng hay không, nếu có phần mềm phân tích được có hay không việc đó thì tốt.

Phát biểu là quyền của ĐB, cùng vấn đề, ĐB có thể phát biểu góc này, góc khác thì sẽ trùng, không thể nào không trùng được. QH khuyến khích ĐB phát biểu càng nhiều càng tốt, trùng cũng không sao cả.

Khi báo chí hỏi về hoạt động vận động hành lang theo "đặt hàng" có thể ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của QH, kỳ trước Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định Nguyễn Anh Sơn đã nói về việc có chuyện 4 ĐBQH cùng đọc 1 bài, có chi tiết không chính xác cũng đọc giống y như nhau. 



Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, quá trình các ĐB làm việc với các bộ, ngành, có trao đổi, cơ quan soạn thảo trình ra, cơ quan thẩm tra, xem xét thấu đáo, xin ý kiến ĐB bằng văn bản.

Có thể có việc nhiều ĐB cùng đề cập một vấn đề nhưng không vì như thế mà thay đổi tình thế, làm lệch lạc chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước.

Ông Phúc lấy ví dụ quá trình sửa bộ luật Lao động. "Lúc đầu nhiều ĐB đề nghị nghỉ thêm 1 ngày 28/6 là ngày gia đình Việt Nam, chỉ số ít đề nghị nghỉ thêm 1 ngày dịp Quốc khánh. Đó là ý kiến rất cá biệt nhưng tập thể phân tích thấy rất đúng rất trúng nên khi lấy phiếu xin ý kiến thì tỷ lệ tán thành nội dung này rất cao", ông Phúc nói.

Trần Thường - Thu Hằng

_______________________________________

Nhiệm vụ của Quốc hội là làm ra các Luật. Sao cứ phải đợi Chính phủ?

8 nhận xét :

  1. Bản chất vấn đề là Việt nam có thực lòng như các nước dân chủ khác để cho dân có quyền hội họp, lập hội hay thôi, chứ lí do Chính phủ không có dự thảo trình thì cứ hỏi các quốc gia pháp quyền khác sẽ sợ họ cười thối mũi, vì chỉ có ở Việt Nam mới có kiểu: „đồng đổ cho tướng, tướng đổ cho đồng“ như thế này. Chính phủ (Bộ công an …) có thể là cơ quan giúp ra dự thảo và nếu nhiệm vụ được giao họ không làm (từ mấy chục năm - từ năm 1946) thì Quốc hội định chờ đến bao giờ?! Chưa kể ngay Liên đoàn luật sư hay Hội luật Gia cũng thừa sức để giúp soạn ra dự thảo chuẩn (LĐLS đã đề nghị nhiều lần) trên cơ sở tham khảo học hỏi luật hội họp hay luật về hội tiên tiến Thế giới. Chỉ có điều khi tôi hiểu ngay chính Bộ công an viết dự thảo cũng đã không được các vị duyệt – và ai không duyệt thì đã rõ! Và đó là lí do quan trọng nhất do các vị sợ biểu tình thì mất chế độ như các nước, chứ chớ nói vòng vo tam quốc và tuyệt đối không được sử dụng thủ thuật (nói nhẹ nhàng) trong mối quan hệ với DÂN.

    Trả lờiXóa
  2. Nhiệm vụ của Quốc hội là làm ra các Luật. Sao Quốc hội cứ phải chờ Chính phủ? Sao Quốc hội không ấn định thời hạn cụ thể để buộc Chính phủ trình dự luật? Khi Chính phủ không đưa ra dự luật cho Quốc hội đúng thời hạn thì Quốc hội áp dụng biện pháp chế tài ra sao?
    Những phát biểu của Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc - theo nhận xét của tôi - là hoàn toàn mang tính bao che, tránh né trách nhiệm của Quốc hội và Chính phủ đối với nhu cầu của nhân dân và xã hội.
    Quốc hội CHXHCNVN nên nhanh chóng làm đúng trách nhiệm đại diện cho người dân VN, chứ đừng tiếp tục làm công cụ "dân chủ trá hình" cho Đảng Cộng sản VN nữa.

    Trả lờiXóa
  3. "Khi nào Chính phủ chuẩn bị chu đáo, thấu đáo trình ra QH thì các ĐB sẽ cho ý kiến. Còn hiện tại, Chính phủ chưa báo cáo để đưa vào chương trình làm luật nên vẫn phải chờ, chứ không phải Chính phủ trình rồi mà QH không cho ý kiến để ban hành", ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
    Khi nói những lời trên quả thật Nguyễn Hạnh Phúc nói dối mà không biết xấu hổ.
    Đúng ra ông ta phải nói rằng: QH này là do đảng cử dân bầu, nên đảng bảo sao chúng tôi làm vậy chấm hết.

    Trả lờiXóa
  4. Nợ một vài năm đã là quá lắm, còn nợ tới 74 năm thì quả là QH quá đáng.
    Trong dân sự nếu nợ không trả (chây lì, quỵt nợ) thì phải đưa ra tòa xử và phải cưỡng chế, còn đây thì QH chây lì, quỵt nợ dân thì nói nên giải tán QH cũng không có gì là oan. Chế độ CSVN luôn nói chế độ này là "của dân, do dân, vì dân và nhiều mỹ từ rất đẹp, nhưng thật kỳ lạ là quyết không cho dân được hưởng cái quyền căn bản của mình?

    Trả lờiXóa
  5. Nói như cha nội Phúc thì QH chỉ là kẻ "há miệng chờ sung". Thế thì cũng nên giải tán đi là phải.

    Trả lờiXóa
  6. Trên thế giới quy trình làm luật là do cơ quan lập pháp làm và thông qua và không chịu bất kỳ một cá nhân tổ chức nào chỉ đạo ngoài ý kiến góp ý của nhân dân. Còn ở các nước CS thì quy trình làm luật trái ngược hẳn cụ thể là luật do cơ quan hành pháp làm rồi đưa ra quốc hội thông qua và đặc biệt luôn dưới sự chỉ đạo của bộ chính trị (chủ yếu là TBT), đó là chưa nói các đại biểu QH là do "đảng cử dân bầu", thành ra việc làm luật có một số nhược điểm sau:
    - Hành pháp khi làm luật họ luôn muốn luật có những điều khoản thuận lợi cho họ, thậm chí cố tình tạo ra những kẽ hở để tham nhũng ...ví dụ bộ công an thì làm luật giao thông, luật biểu tình; bộ xây dựng thì làm luậ xây dựng ...
    - Trong đại biểu QH, có rất nhiều người đang làm bên hành pháp, đó là hiện tượng vừa đá bóng vừa thổi còi.
    - Các đại biểu QH có đến 95 % là đảng viên CS, lại chịu sự chỉ đạo của đảng nên có thể nói QH chính là đảng CS. hay nói cách khác QH nói cho to chuyện là cơ quan quyền lực lớn nhất của dân, nhưng thực chất chỉ là cơ quan bù nhìn của đảng.
    - Nhiều đại biểu do đảng cơ cấu nên có trình độ rất thấp, ngồi ở vị trí đại biểu QH chỉ để gật.
    v.v...
    Chính vì lẽ đó nên luật của các nước CS có chất lượng rất kém, rất trì trệ, mang tính độc tài CS, phải sửa đi sửa lại nhiều lần ví dụ hiến pháp Việt nam cứ trung bình mười mấy năm là phải sửa một lần trong khi bản hiến pháp của Mỹ gần 300 năm nay chưa sửa.

    Trả lờiXóa
  7. Tổn thư ký của QH mà ăn nói nực cười qua thì rõ là QH Việt Nam hơi bị kém, nên nghỉ được rồi.

    Trả lờiXóa
  8. Đầu chải chuốt, mặc áo com lê, thắt cà vạt, đi dày bóng lộn, trông rất đàng hoàng, nhưng các vị nói quá nhiều điều vô lý mà không biết ngượng, không biết xấu hổ?

    Trả lờiXóa