3-10-2019
Các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy
phá vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở hai khu vực: Bãi Tư
Chính và vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Về nhóm tàu Hải Dương 8 hiện
đang “khảo sát” ngoài khơi các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, ông Phạm Thắng Nam cho biết:
“Vào thời điểm này, 5.10
am, ngày 3-10-2019, tầu HẢI DƯƠNG 8 đang tiếp tục thực hiện đường khảo
sát thứ 3 của vùng khảo sát thứ 4 (vùng IV). Tầu đã thực hiện được hơn
1/3 quãng đường khảo sát. Khoảng cách giữa đường này với mũi của HÒN LỚN
(Vạn Ninh, Khánh Hòa) khoảng 182 km.
Nếu các đường khảo sát thứ 4, 5… được thực hiện trong những ngày tới
thì khoảng cách của đường khảo sát biên đến HÒN LỚN có thể chỉ còn 120-140 km“.
.
.
Hải Dương 8 đang khảo sát ngoài bờ biển Việt Nam. Nguồn: Phạm Thắng Nam.
.
.
Hôm qua, ông Thắng cho biết, cả hai tàu Khánh Hòa và Quang Trung của
Việt Nam ở tình trạng sẵn sàng “nghênh chiến”. Hệ thống Satellite-based
AIS của hai tàu đều đã được bật lên. Tàu Khánh Hòa 01015 của Việt Nam đã đậu chặn đường, đón lõng, chờ Hải Dương 8 chạy tới. Còn tàu VPNS Quang Trung của Việt Nam có thể chuẩn bị “khóa đuôi”. Ông Thắng nhận định: “Rõ
ràng phía Việt nam sẽ có một hành động cương quyết, mạnh mẽ hơn với HD8
(và các tầu hải cảnh khác) so với thời gian trước đây”.
Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông Phan Văn Song phân tích: “HYDZ
8 đã bắt đầu đổi hướng quay về phía bắc thực hiện đường ‘cày’ thứ ba
xuyên qua cả 6 trong 9 lô mà Tàu Cộng ngang ngược vạch trong EEZ VN.
Hiện nó đang trong lô có tên ‘viên đạn 22’ (DW 22). Nếu đường ‘cày’ này
cũng cách đường ‘cày’ trước khoảng 25 km thì chỗ gần nhất sẽ cách bờ
biển VN khoảng 170 km và nếu tiếp tục cày sát biên phía tây của 6 lô đó thì chỗ gần nhất chỉ cách bờ biển VN khoảng 120 km”. Nhận định của ông Phan Song khớp với ý kiến của ông Phạm Thắng Nam.
Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật khu vực Hải Dương 8 hoạt động ngày 2/10/2019: “Tàu
Hải Dương Địa Chất 8 đang thực hiện một vòng khảo sát mới hướng lên
phía bắc, vào sâu thêm trong vùng biển Việt Nam 9.5 hải lý, hiện giờ
cách bờ biển Phan Rang-Tháp Chàm 113.3 hải lý. Khu vực khảo sát của
Trung Quốc vẫn đang nằm trong 9 lô dầu mà Trung Quốc tự nhận và gọi thầu
năm 2012”. Khoảng cách 113 hải lý tương đương 209 km.
Đường khảo sát mới của Hải Dương Địa Chất 8 vào sâu thêm 9.5 hải lý.
Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Dựa trên hình này, có thể thấy: Tàu Hải Dương 8 đang lấy cớ “khảo sát” để tiến lại gần đường bờ biển Việt Nam. Đầu tiên nó hướng lên phía bắc, rồi quay xuống phía nam rồi giờ lại hướng lên phía bắc. Mỗi lần chuyển hướng như vậy là khoảng cách giữa Hải Dương 8 với đất liền Việt Nam càng bị thu hẹp.
Khoảng cách từ tàu Hải Dương Địa Chất 8 tới bờ biển Phan Rang – Tháp Chàm
là 113 hải lý. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông.
.
.
Hiện tại, tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang được hộ tống bởi ít nhất hai tàu hải cảnh 33111 và 46303. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông.
.
.
Về tình hình khu vực xung quanh Bãi Tư Chính hiện vẫn bị các tàu hải cảnh Trung Quốc quấy phá, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cung cấp clip, kèm chú thích: “Thêm
một ngày nữa trôi qua, tàu Crest Argus 5 hỗ trợ hoạt động giàn khoan
Hakuryu-5 vẫn đang di chuyển trong sự hằm hè của hai tàu hải cảnh Trung
Quốc 37111 và 31302 ở hai bên”.
RFI nhận định tình hình Biển Đông: Giàn khoan lớn của Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ xung đột với Việt Nam.
Vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 của Trung Quốc đã bắt đầu hoạt
động từ ngày 21/9 tại một vị trí chưa xác định trên Biển Đông, báo
International Business Times của Mỹ nhận định, có hai yếu tố giải thích
hành động lần này của Trung Quốc:
Thứ nhất, Bắc Kinh muốn thu tóm nguồn
dầu khí trên Biển Đông để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này. Thứ
hai, Bắc Kinh xem Biển Đông như là ao nhà của mình, không bao giờ tôn
trọng vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng như Việt Nam, thậm
chí đã bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ
Philippines kiện Trung Quốc.
VOA có bài: Trung Quốc ra mắt tên lửa Đông Phong, ‘đe dọa gián tiếp’ Việt Nam. TS Hà Hoàng Hợp bình luận: “Trong
tháng Tám, họ đã để cho máy bay ném bom chiến lược bay ở Biển Đông, rồi
nó còn hạ cánh xuống Đảo Chữ Thập có sân bay họ làm lớn nhất. Họ cũng
từng đưa tên lửa ra đó. Trực tiếp nhất là họ đã có tập trận, bắn tên
lửa. Đó là lần đầu tiên họ bắn tên lửa thật, có dẫn đường. Đấy là những
sự đe dọa và chuyện duyệt binh là đe dọa gián tiếp thôi. Những gì đã xảy
ra ở Biển Đông thì đó là đe dọa trực tiếp”.
Mời đọc thêm: Dù là Đường 9 đoạn hay Tứ Sa, các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông đều phi lý và quá tham lam (TTT). – Biển Đông: ‘Né’ tên Trung Quốc, Việt Nam có kế sách riêng? (BBC). – Lãnh đạo Lầu năm góc sẽ tới Việt Nam và gặp gỡ các đồng nghiệp từ Hàn Quốc và Nhật Bản (Sputnik). – Việt Nam – Lào khẳng định thượng tôn pháp luật trên Biển Đông (TN).
– Mỹ khẳng định quyết tâm thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông (Tin Tức). – Chuẩn đô đốc Mỹ: ‘Hiện diện ở khu vực Biển Đông là nghĩa vụ của chúng tôi’ (TT). – Biển Đông: Philippines lại phản đối tàu Trung Quốc áp sát Bãi Cỏ Mây (RFI). – Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hành động vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông (Tin Tức). – Tàu nằm bờ, cuộc sống ngư dân Nghệ An cũng… mắc cạn (TN).
.
.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét