Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Luật sư Lê Luân: MỌI GIẢ THIẾT ĐỀU CÓ THỂ


MỌI GIẢ THIẾT ĐỀU CÓ THỂ
 

Luân Lê
 21-10-2017

Với cái chết của vị Thứ trưởng, người ta đang đặt ra ba giả thiết:

1. Chết do tự tử (trầm cảm hoặc áp lực);

2. Chết do bị sát hại (do bị ép buộc phải nhảy hoặc bị tạo hiện trường giả).

3. Chết do bị ngộ sát (người khác vô tình đẩy anh ta vào cái chết bất ngờ).

Đương nhiên chưa ai kết luận về nguyên nhân cái chết của nạn nhân. Nhưng có nhiều người mặc nhiên đưa ra kết luận sự việc là do tự sát mà bác bỏ việc bị sát hại ngay vì một vài lý do rất thiếu cơ sở và thực ra chẳng hiểu gì cả.


Điều đầu tiên người ta phải quan tâm là tình trạng bệnh lý hoặc biểu hiện tâm lý, nếu không có gì bất ổn thì khả năng tự tử sẽ rất thấp.

Thứ hai là liên quan tới các mối quan hệ: gia đình, bạn bè, công việc, tình ái...nếu có những bất hoà nghiêm trọng thì có thể có một áp lực tinh thần nào đó, nhưng nó cũng được biểu hiện ít nhiều trong các sinh hoạt hàng ngày. Điều này sẽ có người cảm thấy hoặc biết được.

Thứ ba, người ta phải quan tâm là trong công việc, anh ta có kẻ “thù” hay không. Đây là vấn đề rất quan trọng trong điều tra. Các mối quan hệ trong công việc có xung đột nghiêm trọng và với nhiều người, rõ ràng là anh ta sẽ bị đe doạ về mặt chức vụ và cả sức khoẻ, tính mạng.

Một cái chết của một vị thứ trưởng, người ta không thể sát hại rồi vứt ở ngoài đường hay tại một xó xỉnh nào đó. Nó sẽ tự tố cáo ngay được đó là một vụ giết người, và không có kẻ nào ngu ngốc mà làm vậy. Vậy nếu phải sát hại, buộc họ phải tạo ra một hiện trường giả coi như là một vụ tự tử, và xảy ra tại nơi mà người ta ít nghi ngờ nhất nhưng cũng dễ “xoá dấu vết nhất” - nơi anh ta làm việc hoặc thường xuyên lui tới.

Cái chết được nguỵ tạo, như nhiều kẻ là chồng giết vợ hoặc vợ giết chồng, thủ phạm ra tay rồi tạo hiện trường giả như là một vụ tự tử và mình thì có tình tiết ngoại phạm. Tâm lý tội phạm, đặc biệt là có tổ chức hoặc sắp xếp, nó tạo ra một vụ án ở nơi và vào thời điểm người ta ít nghi ngờ nhất và cũng dễ kiểm soát nhất về một vụ giết người có thể thực hiện hoặc xảy ra.

Trong vụ việc vừa xảy ra, tôi đã đưa ra ba giả thuyết về cái chết bí ẩn của vị này (như đã nêu tại phần đầu), nhưng không ngoại trừ sự chết do bị sát hại vì mọi suy diễn phủ bác một trong các giả thiết còn lại đều là võ đoán và sơ hở. Tướng Lê Trọng Tấn trước kia cũng bất ngờ chết và được công bố là “đột tử”.

Vấn đề ở đây, nếu có một vụ sát hại, là do người ta không thể có lựa chọn nào khác để thực hiện - không thể để người khác thấy “cái chết” ở ngoài đường.

Nên nhớ rằng các vụ án mà người ta kết tội oan sai, phần lớn là do người ta đã tin vào các chứng cứ và sự tính toán tưởng như chắc chắn của mình: tội phạm hoàn hảo là tạo ra các chi tiết làm cho các tính toán trở nên rõ ràng và chuẩn xác. Việc mang toán học với vài phép tính vào đây chẳng có nghĩa lý gì trong bài toán của tội phạm, vì nó liên quan tới lý trí và cả cảm xúc. Ngay cả với bài toán “song đề tù nhân”, người ta cũng chỉ dự đoán được hành động ưu tiên do tính toán tối ưu về kết quả mà đưa ra lựa chọn, chứ họ không thể khẳng định được rằng các nghi phạm sẽ thực hiện như thế.

Với việc đưa ra vài phép tính dựa trên ước chừng qua hình ảnh và các thông số suy đoán, nhưng lại đưa ra kết luận khẳng định về bản chất sự việc, đó là những phép toán hồ đồ và tàn nhẫn.

Chính vì tin rằng, sự tính toán là đúng, thế nên nhiều tội phạm đã tính trước và thực hiện đúng với cái mà sau này người ta tính toán và dựa vào để đi đến kết luận. Do đó, tư duy đấy là sai trái và có thể giết oan một người hoặc cũng có thể bỏ qua tội phạm thực sự của nó.

1 nhận xét :

  1. Trong khuôn viên của bộ GDĐT, phải có nhân viên bảo vệ 24/24, cổng ra vào có trạm bảo vệ. Đội ngũ bảo vệ chính là các camera. Vụ chết người này chắc chắn sẽ bị chìm xuồng.

    Trả lờiXóa