Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trong lễ khai giảng.
Bộ trưởng Y tế đề nghị phát triển Trường ĐH Y dược
thành ĐH Sức khỏe để không tụt hậu
Báo Thanh Niên
18:09 - 16/09/2019
Tại lễ khai giảng năm học 2019-2020 của Trường ĐH Y dược TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị đổi tên trường thành ĐH Sức khỏe TP.HCM, nếu không Việt Nam sẽ tụt hậu so với Lào, Campuchia
Chiều 16.9, PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đến dự lễ khai giảng năm học 2019-2020 của Trường ĐH Y dược TP.HCM.
18:09 - 16/09/2019
Tại lễ khai giảng năm học 2019-2020 của Trường ĐH Y dược TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị đổi tên trường thành ĐH Sức khỏe TP.HCM, nếu không Việt Nam sẽ tụt hậu so với Lào, Campuchia
Chiều 16.9, PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đến dự lễ khai giảng năm học 2019-2020 của Trường ĐH Y dược TP.HCM.
Đã có đề án đổi tên trường cách đây một năm
Bộ trưởng đã có nhiều chia sẻ về nghề y trước hơn 400 tân sinh viên khoa y. Với Trường ĐH Y dược TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị trường cần thực hiện các nhiệm vụ trước mắt như thành lập Hội đồng trường, thực hiện cơ chế tự chủ, xây dựng cơ sở 2…
Đặc biệt, theo Bộ trưởng, Trường ĐH Y dược TP.HCM còn nợ một nhiệm vụ từ cách đây 15 năm là đổi tên trường thành ĐH Sức khỏe TP.HCM. "ĐH Sức khỏe TP.HCM sẽ gồm nhiều trường y, trường dược, trường nha, trường điều dưỡng… Hiện nay chúng ta chưa được gọi là ĐH mà chỉ là trường ĐH vì dưới trường này chỉ có khoa chứ chưa có trường”, bà Tiến chia sẻ.
Từ thực tiễn công tác của mình, Bộ trưởng cho biết ngay cả Lào còn có ĐH về sức khỏe, nếu không làm ngay thì chúng ta sẽ tụt hậu hơn cả quốc gia này.
Bà Tiến cho biết Bộ Y tế rất ủng hộ chủ trương thành lập ĐH Sức khỏe TP.HCM, đề nghị trường sớm có đề án đổi tên trường. “Nếu không làm ngay thì chúng ta sẽ tụt hậu hơn cả Lào, Campuchia”, Bộ trưởng nói.
Đáp lại chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, PGS-TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết trường hiện đã thành lập hội đồng trường, đang xúc tiến xây dựng cơ sở 2 tại Đồng Nai. Đặc biệt, theo ông Tuấn, trường đang xây dựng đề án tự chủ và đã gửi Bộ Y tế đề án đổi tên trường cách đây một năm.
Làm nghề y cần phải có tâm
Bộ trưởng cho biết cách nay 43 năm bà từng như các sinh viên bây giờ. Nhắn nhủ với hơn 400 tân sinh viên khoa Y có mặt trong buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “Những người đã chọn con đường này là người đi con đường khó nhất, người học giỏi nhất, và phải luôn học suốt đời, theo nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khoẻ con người. Đã dấn thân vào đấy thì phải chịu đựng, tự chịu trách nhiệm trước mọi cam go trên đường đời sắp tới”.
Tân sinh viên ngành y khoa trong lễ khai giảng
.
.
Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ: “Đến giờ này sau 43 năm, tôi nghĩ đã làm nghề này thì phải cần cù, thông minh đến mấy cũng phải cần cù, siêng nhặt chặt bị, học mãi không ngừng. Nhưng chưa dừng lại ở đó. Nghề này còn phải có tâm nữa vì liên quan đến sinh mạng con người”.
Để bệnh nhân hài lòng mới là hạnh phúc
Trước đây, theo bà Tiến, sinh viên y khoa tốt nghiệp được ở lại trường là niềm mơ ước. Nhưng trong cơ chế thị trường hiện nay thì sức hút của nhà trường không bằng các bệnh viện bên ngoài. "Hiện chúng ta đang đổi mới chất lượng khám chữa bệnh, lấy bệnh nhân làm trung tâm, tiến tới tối đa sự hài lòng của bệnh nhân", bà Tiến cho biết.
Với người học, bà Tiến nhắn nhủ: “Học để oai, có nghề chỉ là một phía. Làm thế nào để hài lòng bệnh nhân mới là hạnh phúc của chúng ta”.
Bộ trưởng trao học bổng cho sinh viên xuất sắc
.
.
Trong lễ khai giảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao tặng học bổng cho 5 tân sinh viên xuất sắc của trường (mỗi suất 15 triệu đồng). Bộ trưởng xúc động nói: “Đây là những sinh viên đã đạt khoảng 9 điểm/môn trong kỳ thi tuyển vừa rồi nhưng có những em không có nhà, chỉ ở trong túp lều. Tôi mong rằng các em sẽ trở thành những sinh viên giỏi, ra trường để xây dựng trường này thành ĐH hàng đầu châu Á”.
Hà Ánh
Nghe nhời giáo huấn của chị ,i-em cứ ngỡ đây là trường Mầm non .
Trả lờiXóaSao ta buồn ói quá thế này?!
Trả lờiXóaĐại Học Thể Dục Thể Thao mới là Đại Học Sức Khỏe bác Tiến ạ!
Trả lờiXóaHƯƠNG
Sao không thấy bà này nhắc đến: Lương y như từ mẫu?
Trả lờiXóaCó lẽ đổi luôn tên Bộ Y tế thành Bộ Sức khỏe.
Trả lờiXóaẤy ! Có " Trạm thu giá " , tất phải có " Trường đại học sức khỏe " . Các quan salon - máy lạnh , chắc hết việc làm nên chuyển sang làm ngôn ngữ học .
Trả lờiXóaBà Tiến nhập kho vì Pharmacy, đi vào cùng anh Tuấn 4T học ngôn ngữ Việt
Trả lờiXóaHài đến thế là cùng !. Ý tưởng đổi tên này có lẽ các danh hài cũng phải nể phục mà tôn cụ hài .
Trả lờiXóaCó lẽ thời buổi đảo điên dẫn đến đảo điên chữ nghĩa . Xã hội vừa qua cơn " sốt sình sịch " với cái đề án cải tạo chữ viết tiếng Việt của một ngài giáo sư tiến sỹ ; Rồi thì tranh luận cái tên " Trạm thu giá " thay vì Trạm thu phí rất chi là rôm rả ; Nay lại thêm cái tên " Đại học sức khỏe " thay vì Đại học Y, chắc hẳn những gì dính dáng đến hai từ y đều phải đổi thành sức khỏe cho đồng bộ ( Tỷ như ngành y sẽ là ngành sức khỏe , nhân viên y-tế sẽ là nhân viên sức khỏe ... Vui quá ta , bà con ơi !
Trả lờiXóaĐã ngu còn hay nổ
Trả lờiXóaTé ra "sức khỏe" cũng chia ra đại học? trung học, tiểu học sao?
Trả lờiXóaThằng Tây nó gọi sao thì mặc nó, còn ta phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chứ lị!
Theo thiển ý của tôi ; Khác với khái niệm và nội dung đào tạo chuyên ngành Y - Dược ; Nội dung về Sức Khỏe có khái niệm rộng hơn nhiều , bao gồm tất cả những ngành như xây dựng nhà ở , công xưởng , giao thông , nông ngư nghiệp , lâm nghiệp, chế biến thực phẩm... ngành nào cũng liên quan đến vấn đề sức khỏe , sao cho tạo ra những sản phẩm bảo đảm môi trường trong sạch , an toàn nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống , bảo đảm sức khỏe của người dân .
Trả lờiXóaĐH Y- dược chỉ có chức năng đào tạo cán bộ chuyên ngành Y và Dược , Vậy nguyên cớ gì để có thể đổi ĐH Y- dược thành " ĐH Sức khỏe " ?