Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Lê Luân: VẤN ĐỀ CỦA QUYỀN LỰC


Luân Lê

VẤN ĐỀ CỦA QUYỀN LỰC

Tại sao các án, nhất là các vụ án hành chính, hầu như khó có một kết quả có lợi nào cho người dân? Vì bởi cái sự tổ chức quyền lực nó tréo ngoe, không chỉ là toà địa phương nằm dưới sự chỉ đạo về mặt đảng mà còn bị chi phối cả vấn đề bổ nhiệm chức danh thẩm phán. Thành ra, một khi người dân kiện cơ quan hay người có chức vụ ở nhánh hành pháp thì tư pháp luôn đứng về phái cơ quan này mà hiếm khi nào người dân được “thắng kiện” - chỉ là hủu các quyết định hành chính nào đó (và có thể kèm theo bồi thường do làm sai).

Vì quá khó để có sự độc lập để tư pháp có thể đại diện cho công lý - hãy nhớ tới mọi nguyên tắc của luật pháp - đảng là tổ chức lãnh đạo cao nhất và toàn diện nhà nước và xã hội, đồng thời tổ chức quyền lực lại theo mô hình bậc thang - quốc hội đứng cao nhất sau đó là hành pháp và cuối cùng mới là tư pháp, cho nên tư pháp không có vị thế của một nhánh quyền lực để độc lập và không bị lệ thuộc vào đảng hay nhánh quyền lực khác. Chính vì các sự xung đột hoàn toàn bất dung này mà các cơ quan tư pháp buộc phải đứng về phía “kẻ mạnh”.

Tư pháp hay toà án, đáng ra không đại diện cho nhà nước mà là nhân danh công lý để thực thi chức trách của mình. Trong khi, các bản án của toà án còn thường lập luận “những nội dung này đi ngược/trái với quan điểm, đường lối, chính sách của đảng - thứ mà không phải luật pháp và cũng không phải bất cứ nguồn nào của luật pháp, mà bản thân Đảng phải chịu sự quyết định/phán quyết của toà án - ở Mỹ hoặc Đức chẳng hạn, toà án có quyền cho phép sự hoạt động của Đảng chính trị nào đó hay không chứ không phải như Toà án ở ta lại thường dẫn “quan điểm, đường lối của đảng” là một căn cứ lập luận trong bản án.

Bản thân mô hình tổ chức và vận hành quyền lực theo hình kim tự tháp nên thành ra nó đã mất đi tính khoa học và cân bằng quyền lực của nó - mọi quyền lực đều tập trung vào Đảng cộng sản - điều được nghiễm nhiên được ấn định vào trong Hiến pháp, mà bản thân tổ chức này không phải nhánh quyền lực cấu thành nhà nước nào. Đây chính là vấn đề của mọi vấn đề xung đột mà ra.

Toà án, đáng ra chỉ nhân danh công lý kho xét xử và có thể tuyên bố về một sự hoạt động của Đảng nào đó, thì ngược lại, toà án lại nhân danh nhà nước và tuân theo sự chỉ đạo của Đảng và dựa trên đường lối, quan điểm của tổ chức này mà xét xử. Tất nhiên cả các cơ quan kiểm sát (công tố) cũng đều tuân theo những hành động mặc nhiên này mà không mấy bận tâm về tính hợ lý và cái nền tảng học thuật thực sự ở trong luật pháp và việc thực thi luật pháp của mình.
 

1 nhận xét :