Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

Chu Mộng Long: DI CHÚC SAO LẠI LÀ LỜI CỦA NON SÔNG ĐẤT NƯỚC?


DI CHÚC SAO LẠI LÀ LỜI CỦA NON SÔNG ĐẤT NƯỚC?

Chu Mộng Long


Trên trang Hoàng Tuấn Công đưa hình ảnh tuyên truyền của VTV1 với biển hiệu "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lời của non sông đất nước".

Từ điển định nghĩa: Di chúc: (Trang trọng) (trước khi chết) dặn lại những việc người sau cần làm và nên làm. Nôm na theo dân gian là "lời trăng trối".

Thật khó hiểu khi VTV1 lại đồng hóa Di chúc của Bác Hồ thành lời trăng trối của non sông đất nước. Đành rằng, Hồ Chí Minh bất tử, "sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta", nhưng bản thân từ "Di chúc" lại không mang nghĩa như vậy.


Không hiểu Trần Bình Minh và cán bộ VTV học lớp mấy mà viết tùy tiện như trẻ con học nói?

Khi Tố Hữu viết "Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước" là viết ở bài thơ Sáng tháng năm (tập thơ Việt Bắc), lấy hình tượng sống động của Bác làm biểu tượng cho non sông đất nước. Còn biến Di chúc thành "lời non sông đất nước" thì phải kiêng kỵ. Non sông đất nước chết bao giờ mà để lại di chúc?

Cứ làm phép thay thế trong hai mệnh đề rất cân đối theo nghĩa tương đương của VTV mà xem chứ đừng chụp mũ tôi xuyên tạc: Lời = Di chúc. "Di chúc của non sông đất nước". Có trù mạt non sông đất nước không?

Thật trùng hợp ngẫu nhiên khi chiều nay xem mạng, thấy các bạn dư luận viên bào chữa rằng, khu mộ mênh mông của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang là "di nguyện của nhân dân". Tôi đã bật cười, rằng nhân dân chết bao giờ mà để lại "di nguyện"?

Tiếng Việt do nhân dân ngàn đời làm ra, cũng là hồn thiêng của non sông đất nước, không thể dùng tùy tiện mà được. Biết là VTV tôn vinh Bác Hồ vĩ đại, nhưng dùng từ, đặt câu một cách vô ý thức như vậy thật có hại cho tiếng Việt lẫn có hại cho non sông đất nước.

5 nhận xét :

  1. Mẹ tôi ngày xưa không được đến trường học . Tuy vậy , cụ nói chuyện rất chuẩn tiếng Việt , có lẽ vì cụ không bị ám ảnh bởi ngữ pháp nước ngoài . Ngày nay các cháu được đi nhiều , học nhiều nhưng khi nói , khi viết hay bị ám ảnh bởi ngữ pháp nước ngoài , làm cho câu chữ không chuẩn , có khi ngô nghê . Đặc biệt là cái bệnh thích dùng từ gốc Hán , gốc Tây , nhiều khi sai bét nhè . Ví dụ : người thì lại gọi là "nhân sự " , giúp thì lại nói là "hỗ trợ" ....Sai đấy . Có vị học đến Tiến sĩ mà viết sai bét nhè .

    Trả lờiXóa
  2. Thời buổi thông tin mạng thì VTV cho các người ít học xem. Cảm ơn Chu Mộng Long đã khai trí cho họ.

    Trả lờiXóa
  3. trăn trối thì đúng

    Trả lờiXóa
  4. Cách dùng tiếng Việt ngày nay của một số người Việt thực sự là một thảm họa! Họ dùng từ ngữ kiểu "điếc hay ngóng - ngọng hay nói - dốt hay nói chữ", trình độ của họ về tiếng Việt yếu kém nhưng muốn chứng tỏ mình là kẻ thông thái nên họ trở thành những kẻ hài hước dốt nát.
    Tôi tự hỏi, vấn nạn này có thật sự là do tình trạng "dốt hay nói chữ" của một số cán bộ yếu kém trong giới truyền thông hay là vấn nạn này được định hướng bởi những kẻ mang "quyết tâm chính trị" muốn hủy hoại tiếng Việt để chờ ngày mang tiếng Tàu vào thay thế?
    Trước nhất, tôi kêu gọi "giới làm truyền thông" "hệ thống tuyên truyền"- nếu có lòng tự trọng - nên chấm dứt tình trạng dùng tiếng Việt cách xà bần - bát nháo - vô nghĩa như hiện nay, nếu do trình độ của "quý vị" về tiếng Việt quá yếu kém thì nên tìm một nghề nào khác thích hợp với khả năng của mình mà làm.

    Trả lờiXóa