- nỗi đau cho phụ nữ Việt Nam
BBC
4.8.2019
Một cựu giáo viên dạy tiếng Anh tại
Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà nội nói bà 'vừa buồn cười
vừa đau' về một số quan chức nữ ở Việt Nam bị dư luận chế nhạo trong
thời gian qua.
Bên lề một hội thảo tư về Việt Nam học ở Porto,
Bồ Đào Nha, hồi trung tuần tháng 7/2019, nhà giáo Phạm Chi Mai, người đã
có thâm niên 55 năm trong nghề, bình luận với Quốc Phương của BBC
Tiếng Việt về bốn nhân vật quan chức nữ bị người dân cười nhạo vì có
những hành động và lời nói 'phản cảm' hay 'ngớ ngẩn'.
"Ngoài
trên mạng ra, ngay cả khi tôi đi chợ, các bà bán rau cũng đọc cho nhau
nghe. [Họ nói] Việt Nam bây giờ hơn nước Anh rồi. Nước Anh có một nữ
hoàng, còn Việt Nam chúng mình có bốn nữ hoàng".
Bà
Phạm Chi Mai kể thêm chi tiết vì sao bốn nữ lãnh đạo lại được người dân
mệnh danh là nữ hoàng Mít, nữ hoàng Dép, nữ hoàng Lon và nữ hoàng Lu.
"Đấy là điều mà người ta cười và chế nhạo.
"Chế
nhạo thứ nhất là óc đậu phụ của những người phụ nữ như vậy mà lại đi
làm quan chức. Thứ hai, họ chế nhạo những người đưa những phụ nữ đó lên
và để họ ở vị trí như vậy với những câu nói ngớ ngẩn đến như thế.
"Chúng tôi vừa buồn cười mà vừa đau cho người phụ nữ Việt Nam.
"Họ
lại đưa cả mặt lên. Nói thật, tôi là phụ nữ mà trông thấy những gương
mặt đó tôi cũng thấy phản cảm. Đó là điều rất bất lợi cho lãnh đạo của
chính quyền."
Bốn 'nữ hoàng' là ai?
- Bà Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo của Thành ủy TP.HCM:
Hồi đầu tháng 1/2019, rất nhiều người xem và chia sẻ một clip có hình
ảnh bà Thân Thị Thư bóc mít ăn và chăm chú xem điện thoại trong lúc
ngồi ghế chủ tọa buổi gặp mặt báo chí đầu năm. Đây là chủ đề cho nhiều
facebooker bình luận về cách văn hóa ứng xử của một người nữ lãnh đạo.
- Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM:
trong một buổi tiếp xúc cử tri quận 2 vào sáng 20/10/2018, một phụ nữ
trong khán phòng do quá bức xúc đã rút chiếc giày đang đi và ném thẳng
vào bà Tâm. Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, người ném giày, sau đó cho BBC
biết bà và người dân bức xúc vì Ủy ban Nhân dân quận 2 mập mờ trong việc
đền bù cho người dân khi xây trụ sở Ủy ban Nhân dân quận. Bà Dương cho
biết bà đã bị phạt 750.000 đồng về tội "ném vật dụng vào người khác" và
"đã nộp phạt rồi."
- Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch:
Cuối tháng 6/2019, Bộ Văn hóa có công văn chấn chỉnh hoạt động quảng
cáo sản phẩm Coca - Cola. Bà Ninh Thị Thu Hương giải thích đó là vì
chiến dịch "Mở lon Việt Nam"của hãng này thể hiện sự
không trang trọng, gây phản cảm. Trả lời báo Tuổi trẻ, bà Ninh Thị Thu
Hương nói: "Hãy giả sử người người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó…
Từ "lon Việt Nam" có rất nhiều vấn đề". Sau đó, có chuyên gia ngôn ngữ
đã lên tiếng phản biện và cho rằng tên chiến dịch quảng cáo này không
có gì là phản cảm. Cộng đồng mạng cũng dậy sóng với nhiều bài viết chế
nhạo cách giải thích của bà Hương.
- Bà Phan Thị Hồng Xuân,
Đại biểu Hội đồng nhân dân khóa IX, Trưởng khoa Đô thị học Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM: ngày 12/7, tại kỳ họp Hội
đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 15, PGS Phan Thị Hồng Xuân
đã đề xuất ý kiến các hộ gia đình nên trang bị một lu to để chứa nước
nhằm chống ngập vào mùa mưa. Đề xuất này đã gặp phải nhiều ý kiến trái
chiều, đa số là chế nhạo, trên mạng xã hội và truyền thông trong nước.
Sau đó bà Hồng Xuân đã nộp đơn xin nghỉ phép dài ngày vì 'cần nghỉ ngơi
sau biến cố quá lớn với bản thân', theo các báo Việt Nam.
'Cái tát cuối cùng là dành cho Bộ trưởng Bộ giáo dục'
Bình luận về tình hình nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhà giáo Phạm Chi Mai chia sẻ với BBC:
"Đây
cũng là một điều làm chúng tôi buồn quá đi. Vì ngay cả người đứng đầu
cao nhất của Bộ Giáo dục cũng làm cho dân chúng tôi trong ngành không
thấy phục - không thấy phục về cách ứng xử, về thái độ đối với công
việc chung, về cái cảnh mà trong khi họp quốc hội ông ngồi ngủ
gật…chưa kể việc ông dung túng những sai trái cực kỳ nhiều".
Bà nói thêm về những vụ việc như cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng hay cô giáo bắt học sinh tát bạn.
"Chúng tôi bản thân là giáo viên, bản thân là người mẹ, và đặt mình vào tâm trạng một đứa bé 12 tuổi đứng giơ mặt cho các bạn tát, mỗi bạn tát 10 cái. Rồi cô giáo tát một cái cuối cùng là 231 cái. Và chúng tôi nói rằng cái tát cuối cùng là dành cho Bộ trưởng Bộ giáo dục.
"Bộ trưởng Bộ giáo dục mà không nghiêm khắc, không biết dạy những người làm công tác giáo dục thì sẽ tạo ra những chuyện như thế này thôi."
"Tất nhiên đây là số nhỏ vì đây chỉ là một trong số hàng triệu giáo viên nhưng nó là tha hóa đến mức cùng cực về đạo đức nghề nghiệp. Đó là cái tôi thấy không thể nào chấp nhận được với tư cách một người làm giáo dục."
"Chúng tôi bản thân là giáo viên, bản thân là người mẹ, và đặt mình vào tâm trạng một đứa bé 12 tuổi đứng giơ mặt cho các bạn tát, mỗi bạn tát 10 cái. Rồi cô giáo tát một cái cuối cùng là 231 cái. Và chúng tôi nói rằng cái tát cuối cùng là dành cho Bộ trưởng Bộ giáo dục.
"Bộ trưởng Bộ giáo dục mà không nghiêm khắc, không biết dạy những người làm công tác giáo dục thì sẽ tạo ra những chuyện như thế này thôi."
"Tất nhiên đây là số nhỏ vì đây chỉ là một trong số hàng triệu giáo viên nhưng nó là tha hóa đến mức cùng cực về đạo đức nghề nghiệp. Đó là cái tôi thấy không thể nào chấp nhận được với tư cách một người làm giáo dục."
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét