Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: BNGVN.
Tình hình rất căng rồi!!!
Từ năm 2011 đến nay đây là lần đầu tiên VN dùng đến động thái gửi Công hàm phản đối. Theo thông lệ Quốc tế, đây là động thái nghiêm trọng trong quan hệ hai nước.
Từ năm 2011 đến nay đây là lần đầu tiên VN dùng đến động thái gửi Công hàm phản đối. Theo thông lệ Quốc tế, đây là động thái nghiêm trọng trong quan hệ hai nước.
Việt Nam trao công hàm phản đối tàu
Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế
VNE
Thứ năm, 25/7/2019, 16:28 (GMT+7)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm nay cho biết Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời hoan nghênh đóng góp tích cực của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế
"Về vụ việc nghiêm trọng này, chúng tôi đã đề cập nhiều lần trong các phát biểu trước đây. Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đã được xác lập tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong họp báo hôm nay.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về các biện pháp của Việt Nam sau khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.
Người phát ngôn nêu rõ Việt Nam đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.
"Duy trì hoà bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại UNCLOS là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới", bà Hằng nói.
Đây là lần thứ ba trong vòng 10 ngày qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối hành động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc. Trong họp báo hôm 19/7, bà Hằng kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Trước đó, hôm 16/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/7 ra thông cáo với tiêu đề "Sự áp bức của Trung Quốc với hoạt động dầu khí trên Biển Đông", cho biết Washington quan ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam.
Thông cáo nhấn mạnh "hành động lặp đi lặp lại" của Trung Quốc nhằm vào hoạt động phát triển dầu khí ngoài khơi "đe dọa an ninh năng lượng khu vực, đồng thời làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ - Thái Binh Dương tự do và cởi mở".
Trong cuộc họp báo ngày 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng "tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định", cáo buộc "các thế lực bên ngoài", trong đó có Mỹ, "từ lâu đã đưa ra những bình luận nhằm khuấy động rắc rối và gieo rắc hiềm khích".
Việt Anh
VNE
Thứ năm, 25/7/2019, 16:28 (GMT+7)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm nay cho biết Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời hoan nghênh đóng góp tích cực của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế
"Về vụ việc nghiêm trọng này, chúng tôi đã đề cập nhiều lần trong các phát biểu trước đây. Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đã được xác lập tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong họp báo hôm nay.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về các biện pháp của Việt Nam sau khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.
Người phát ngôn nêu rõ Việt Nam đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.
"Duy trì hoà bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại UNCLOS là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới", bà Hằng nói.
Đây là lần thứ ba trong vòng 10 ngày qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối hành động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc. Trong họp báo hôm 19/7, bà Hằng kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Trước đó, hôm 16/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/7 ra thông cáo với tiêu đề "Sự áp bức của Trung Quốc với hoạt động dầu khí trên Biển Đông", cho biết Washington quan ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam.
Thông cáo nhấn mạnh "hành động lặp đi lặp lại" của Trung Quốc nhằm vào hoạt động phát triển dầu khí ngoài khơi "đe dọa an ninh năng lượng khu vực, đồng thời làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ - Thái Binh Dương tự do và cởi mở".
Trong cuộc họp báo ngày 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng "tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định", cáo buộc "các thế lực bên ngoài", trong đó có Mỹ, "từ lâu đã đưa ra những bình luận nhằm khuấy động rắc rối và gieo rắc hiềm khích".
Việt Anh
Hì hì, một việc hết sức bình thường thì lại được gọi là "nóng". Hoan nghênh nhà cầm quyền nay đã dám mở mồm phản đối một tí. Nhưng có lẽ nên may đồng phục màu tím thủy chung như của chị Ngân cho tất cả các nam thanh nữ tú ở Trung ương để diện mỗi khi yết kiến lãnh đạo Tầu nhé ! Làm như thế chắc các anh Tầu sẽ hiểu thấu lòng các vị hơn nữa !
Trả lờiXóaTrước hết yêu cầu con em lãnh đạo ra trận trước vì chúng là "hồng phúc của dân tộc" đấy.
XóaLý thuyết suông với cái thằng Tầu cùn không ăn thua đâu, kinh nghiệm ngàn đời nay là thế. Lãnh đạo VN, hơn bao giờ hết phải làm:
Trả lờiXóa1. Kiện Tầu ra tòa án quốc tế như Philippin đã làm.
2. Để cho dân biểu tình phản đối trước sứ quán Tầu và trên cả nước như năm 2014. Nếu lãnh đạo không dám để cho cái gọi là "thế lực thù địch" làm việc này thì hãy huy động "lực lượng 47", DLV và "đội cờ đỏ" nhan nhản ở khắp nơi làm đi.
Ai đó đã nói: "Người ta lớn bởi vì ta quỳ gối".
Bà Hằng ơi, CSVN đang cùng chung thể chế chính trị với ông bạn 4 tốt và 16 vàng, nhưng đứng đối lập với thế giới văn minh, không những thế còn còn thực hiện đường lối "3 không", cho nên CSVN đang cô độc hơn bao giờ hết. Vì vậy bà có kêu trời cũng chẳng ai nghe đâu.
Trả lờiXóaHãy mau nghe theo lời khuyên của ông Nguyễn Đình Âm và nhiều tù nhân lương tâm, nhiều trí thức yêu nước. Nếu không Biển Đông sẽ mất và nước Việt cũng không còn. Vận nước đang ngàn cân treo sợi tóc.
Nhân dân chờ đợi Chính quyền Việt Nam phảu ứng mạnh mẽ hơn nữa và khẩn trương thuê luật sư giỏi kiện bọn ăn cướp!
Trả lờiXóaRón rén...yêu cầu Tàu cộng rút khỏi bãi Tư Chính. Chưa có bao giờ "đẹp" như hôm nay.
Trả lờiXóaCông hàm cái khỉ khô gì , không khéo lại là công hàm của Phạm văn Đồng thì teo ... Thôi chắc ăn thì dùng côn đồ , công an , DLV , đội 47 , đi đốt phá tài sản cuả TQ như 2014 là giải quyết hết mọi việc .
Trả lờiXóaCông hàm đối với kẻ xâm lược thì chỉ là trò đấm thúng gõ mẹt. Sao không giám tố cáo lên Liên hợp quốc và tòa án quốc tế về hành động xâm lược của Trung Quốc cộng sản?
Trả lờiXóa