Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Tin HOT: CHUYÊN GIA NHẬT QUÁ BỨC XÚC KHI BỊ XÓA THÀNH QUẢ

Sông Tô Lịch tiếp nhận hơn 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây.
Chuyên gia Nhật bức xúc khi bị công ty Thoát nước Hà Nội cuốn trôi thành quả sau 2 tháng thí nghiệm 

Tin tức 24h và Hà Nội News
15.07.- 2019

Mới đây công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã tiến hành xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch nhằm đưa mực nước trở về mức bình thường khi hiện tại đang cao hơn quy định khoảng 25cm. Cụ thể trong 2 ngày (9-10/7), công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã xả hơn 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây ra sông Tô Lịch.


Sau khi tiếp nhận nước từ Hồ Tây đã khiến dòng chảy ở sông Tô Lịch trở nên xanh hơn, nhiều người cho rằng nếu xả liên tục sẽ góp phần cải thiện được vấn đề ô nhiễm của sông Tô Lịch. Tuy nhiên, rất nhiều câu hỏi được đặt ra liệu có ảnh hưởng đến quá trình thử nghiệm công nghệ nano Nhật Bản trước đó hay không?

Liên quan đến việc này, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) cho biết: “Có rất nhiều Giáo sư đưa ra ý kiến việc xả nước tại Hồ Tây vào sông Tô Lịch, nếu hàng ngày có đủ nước cấp nước vào sông Tô Lịch thì sẽ khả thi. Tuy nhiên theo chuyên gia Nhật Bản, việc xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch hiện tại không khách quan, bởi nếu tiến hành kiểm tra mẫu bây giờ thì nước đã bị loãng sẽ không khả quan”.



Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Cải thiện môi trường 
Việt Nhật (JVE).

“Bởi đây chỉ là chủ trương của công ty TNHH MTV cấp Thoát nước Hà Nội trong mùa mưa bão, nên chúng tôi không ý kiến. Nhưng nếu đến ngày 17/7, việc xả cống vẫn còn tiếp tục, chúng tôi sẽ gửi công văn dời ngày lấy mẫu đến khi nước sông Tô Lịch trở lại trạng thái nước bình thường, là nước đen và có mùi”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, GS.TS.NGND. Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên nước Việt Nam cho biết: “Trước hết, muốn đưa sông Tô Lịch trở lại như ngày xưa, làm sống được dòng sông, thì chúng ta cần phải làm theo trình tự. Đầu tiên làm trẻ hoá hai bờ, tiếp theo là x,ử lý ô nhiễm sông, cuối cùng là đưa nước vào sông.
.

GS Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên nước Việt Nam.

Chúng ta cần thống nhất lấy khi nào, nguồn từ đâu và cần bao nhiêu điểm, chứ không phải cứ đưa nước vào được mà chưa x,ử lý ô nhiễm nguồn nước”.

“Không chỉ riêng những nhà nghiên cứu, mà rất nhiều người mong muốn sông Tô Lịch trở lại như xưa, mong muốn pha’t triển du lịch trên sông Tô Lịch, chính vì thế chúng ta cần phải tính toán kĩ càng để đạt hiệu quả”, GS.TS.NGND. Ngô Đình Tuấn mong muốn.

Về vấn đề này, ông Tuấn Anh nói thêm: “Chúng tôi chỉ ủng hộ việc xả nước đó vào sông Tô Lịch sau khi đã x,ử lý ô nhiễm nước, cũng như lượng bùn ở sông, thì lúc đó việc xả nước sẽ rất hiệu quả, nước từ đầu nguồn chảy xuống hạ lưu như vậy kéo theo vi sinh vật công nghệ Nano sẽ giúp việc x,ử lý nước càng nhanh và chi phí lại càng thấp hơn”.
.

Tiến sĩTakeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản. 
 Ảnh: Tô Thế.

Mấy hôm nay VTV rộn ràng chuyện xả hàng triệu m khối nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch, phóng viên còn hỉ hả vác dụng cụ đo ô nhiễm nước ra đo và thông báo chất lượng nước được cải thiện. Chẳng cần tinh ý ai cũng hiểu khối lượng nước xối vào sông Tô đã xoá nhoà hết công sức của các nhà khoa học Nhật đang thí điểm công nghệ nano làm sạch sông Tô từ gốc, dù kẻ xả nước giải thích năm nào cũng làm thế. Họ còn đưa ra đề xuất sẽ xây dựng một trạm bơm để bơm nước quanh năm cho sông Tô(?)

Các nhà khoa học Nhật mong muốn làm sạch sông Tô Lịch rẻ nhất và bền vững, không ảnh hưởng dân sinh ở hạ lưu và các dòng sông mà nước Tô Lịch đổ vào. Trong khi đó, nếu Hà Nội xả hàng triệu khối nước vào sông Tô sẽ làm ô nhiễm tiếp các con sông khác, và đáy sông Tô không được nạo vét, nghĩa là không được x,ử lý triệt để… Hơn nữa có nước thường xuyên mà tháo mà bơm hay không?

Tranh miếng ăn bằng mưu kế bẩn trắng trợn đến thế là cùng. Điều qua.n tr.ọ.ng hơn tại sao chính quyền Hà Nội mời chuyên gia Nhật, lại cũng chính Hà Nội cho nước trôi sông công trình của họ?

7 nhận xét :

  1. Mấy ông kỹ sư Nhật tuy giỏi nhưng hôm nay mới biết thế nào là người VN....

    Trả lờiXóa
  2. "Tranh miếng ăn bằng mưu kế bẩn trắng trợn đến thế là cùng". Tổng kết xác đáng và biết bao đau xót ! Chỉ cần nhớ lại "công trình" thoát nước Hà Nội do Phần Lan giúp đỡ. Người Phần Lan dù tài giỏi và tâm huyết đến đâu cũng bị những tay gian Việt Nam có quyền đánh gục. Giờ đến người Nhật...Ôi...!...

    Trả lờiXóa
  3. Nhớ câu : Sự tồn tại của anh ( Người tử tế ) là sự phủ nhận người khác nên họ phải tìm cách đào thải anh .Vậy thôi !

    Trả lờiXóa
  4. Tại sao lại chọn thời điểm xả nước đúng vào lúc phia Nhật đang làm thí nghiệm sạch nước sông Tô Lịch và vừa được thành phố kiểm tra , đánh giá hiệu quả tích cực ??? Không biết , trước khi xả nước hồ Tây thì " ông thoát nước " có xin ý kiến cấp trên và tham khảo phía Nhật không ??? Có lẽ là không . Hành vi này cũng biểu hiện sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm giữ miếng ăn : nhằm ý đồ lập trạm bơm , bơm nước thường xuyên từ Hồ Tây vào ...
    Thật đúng là phép vua thua lệ làng . Vụ này TP nên xử mạnh .

    Trả lờiXóa
  5. Chả hiểu đám quan chức HN ngu đến mức nào mà khi người ta đang thí điểm làm sạch nước sông Tô Lịch với kết quả khả quan thì lại hùng hổ xả nước Hồ Tây vào, xóa sạch thành quả, công sức của người ta. Thử hỏi có thằng quan chức HN nào dám lội xuống đám bùn thối khắm của sông Tô Lịch như các chuyên gia Nhật không? Ngu vừa thôi thì dân còn chịu được chứ ngu quá thì dân chửi cho là phải!

    Trả lờiXóa
  6. Rũ rối cào bằng hay còn gọi "đánh bùn sang ao" hoặc tát nước lẫn ... là cách làm của các đồng chí ta trong các phi vụ tranh chấp về làm ăn hay đấu đá nhau trong tranh giành quyền lực từ xưa tới nay.

    Trả lờiXóa
  7. quan chức Hà nội từ lâu đã quen phs hơn là xây dựng

    Trả lờiXóa