Trần Đình Thu
PHÁT ĐỘNG CHIẾN TRANH TÂM LÝ CHỐNG MỸ,
PHÁT ĐỘNG CHIẾN TRANH TÂM LÝ CHỐNG MỸ,
TRUNG QUỐC LỘ RÕ THẾ YẾU
Sau đổ vỡ đàm phán thương mại và bị ông Trump áp thuế, Trung quốc bắt đầu bước vào cuộc chiến tâm lý chống Mỹ.
Khởi đầu là chiến dịch giấy vệ sinh và dụng cụ lau bồn cầu có hình ảnh ông Trump, sau đó là khẩu hiệu "Muốn nói chuyện? Hãy nói chuyện. Muốn chiến đấu? Hãy làm điều đó. Muốn bắt nạt chúng tôi? Mơ đi!" phát rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Sau khi ông Trump ra lệnh trừng phạt Huawei, một phong trào kêu gọi người dân Trung quốc dùng điện thoại Huawei được khởi động.
Và giờ đây, kênh phim Trung quốc CCTV-6 có đến 500 triệu người xem ngừng phát sóng các bộ phim Mỹ thay vào đó là các bộ phim Trung quốc chống Mỹ thời xa xưa 1954 – 1964 mà nhiều khán giả trẻ Trung quốc đang chán ngán vì quá xa lạ với văn hóa của người trẻ Trung quốc.
Sẽ còn nhiều những cách phát động khác mà nước này sẽ tiếp tục tung ra trong thời gian tới, nhưng chúng ta không cần quan tâm vì tất cả chỉ mang hình thức trấn an hơn là tạo một sức mạnh thật sự, hay nói cách khác là Trung quốc đang dùng chiến thuật AQ. Điều quan trọng hơn là những gì đằng sau cuộc chiến này.
Việc bất ngờ thay đổi từ đàm phán qua phá vỡ đàm phán và giờ đây phát động chiến tranh tâm lý thể hiện 2 vấn đề. Thứ nhất là trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Trung quốc đã có những ý kiến chống đối chính sách của ông Tập Cận Bình về việc chấp nhận các điều kiện Mỹ đưa ra trong đàm phán. Đây là tín hiệu không tốt cho Trung quốc vì điều này sẽ dẫn Trung quốc chìm sâu hơn vào khủng hoảng trước các đòn tấn công của Mỹ.
Thứ hai là khi phát động các cuộc chiến tâm lý, Trung quốc thể hiện rõ là họ đã hết vũ khí trong cuộc chiến kinh tế này. Thật vậy, ngoài cú áp thuế cuối cùng 60 tỷ USD và một vài cú ra đòn nhỏ nhoi như ngừng mua mấy chục ngàn tấn heo Mỹ, Trung quốc không thấy triển khai thêm động tác trả đũa nào mà quay qua phát động các cuộc chiến tâm lý.
Về phần ông Trump, việc ra đòn chắc chắn sẽ còn rất mạnh mẽ và liên tục cho tới khi nào ông đạt được mục tiêu cuối cùng là đàm phán thương mại thành công.
Thật ra cái mà ông Trump và cũng là giới tinh hoa Mỹ cần là một hiệp định thương mại bao gồm tất cả những gì mà Trung quốc phải thực hiện để “cải tà quy chính”, trong đó có thể bao gồm cả cải cách thể chế chính trị. Nếu đạt được điều đó, sẽ tốt hơn cho cả Trung quốc lẫn Mỹ nhưng nếu không thì ông Trump buộc phải dùng đến câu ngạn ngữ “rượu mời không uống thì uống rượu phạt”.
Sau đổ vỡ đàm phán thương mại và bị ông Trump áp thuế, Trung quốc bắt đầu bước vào cuộc chiến tâm lý chống Mỹ.
Khởi đầu là chiến dịch giấy vệ sinh và dụng cụ lau bồn cầu có hình ảnh ông Trump, sau đó là khẩu hiệu "Muốn nói chuyện? Hãy nói chuyện. Muốn chiến đấu? Hãy làm điều đó. Muốn bắt nạt chúng tôi? Mơ đi!" phát rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Sau khi ông Trump ra lệnh trừng phạt Huawei, một phong trào kêu gọi người dân Trung quốc dùng điện thoại Huawei được khởi động.
Và giờ đây, kênh phim Trung quốc CCTV-6 có đến 500 triệu người xem ngừng phát sóng các bộ phim Mỹ thay vào đó là các bộ phim Trung quốc chống Mỹ thời xa xưa 1954 – 1964 mà nhiều khán giả trẻ Trung quốc đang chán ngán vì quá xa lạ với văn hóa của người trẻ Trung quốc.
Sẽ còn nhiều những cách phát động khác mà nước này sẽ tiếp tục tung ra trong thời gian tới, nhưng chúng ta không cần quan tâm vì tất cả chỉ mang hình thức trấn an hơn là tạo một sức mạnh thật sự, hay nói cách khác là Trung quốc đang dùng chiến thuật AQ. Điều quan trọng hơn là những gì đằng sau cuộc chiến này.
Việc bất ngờ thay đổi từ đàm phán qua phá vỡ đàm phán và giờ đây phát động chiến tranh tâm lý thể hiện 2 vấn đề. Thứ nhất là trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Trung quốc đã có những ý kiến chống đối chính sách của ông Tập Cận Bình về việc chấp nhận các điều kiện Mỹ đưa ra trong đàm phán. Đây là tín hiệu không tốt cho Trung quốc vì điều này sẽ dẫn Trung quốc chìm sâu hơn vào khủng hoảng trước các đòn tấn công của Mỹ.
Thứ hai là khi phát động các cuộc chiến tâm lý, Trung quốc thể hiện rõ là họ đã hết vũ khí trong cuộc chiến kinh tế này. Thật vậy, ngoài cú áp thuế cuối cùng 60 tỷ USD và một vài cú ra đòn nhỏ nhoi như ngừng mua mấy chục ngàn tấn heo Mỹ, Trung quốc không thấy triển khai thêm động tác trả đũa nào mà quay qua phát động các cuộc chiến tâm lý.
Về phần ông Trump, việc ra đòn chắc chắn sẽ còn rất mạnh mẽ và liên tục cho tới khi nào ông đạt được mục tiêu cuối cùng là đàm phán thương mại thành công.
Thật ra cái mà ông Trump và cũng là giới tinh hoa Mỹ cần là một hiệp định thương mại bao gồm tất cả những gì mà Trung quốc phải thực hiện để “cải tà quy chính”, trong đó có thể bao gồm cả cải cách thể chế chính trị. Nếu đạt được điều đó, sẽ tốt hơn cho cả Trung quốc lẫn Mỹ nhưng nếu không thì ông Trump buộc phải dùng đến câu ngạn ngữ “rượu mời không uống thì uống rượu phạt”.
Từ thập niên 50-60 của thế kỷ trước, Mao luôn rêu rao "Mỹ là con hổ giấy" (được VN phụ họa). Không ngờ "con hổ giấy" ngày đó giờ đã thành con hổ khổng lồ, có da, có thịt, làm cho Trung cộng co rúm lại như một chú thỏ non trước con hổ.
Trả lờiXóaNhững việc TQ đã và đang làm kiểu "vuốt đuôi" chẳng khác gì "vuốt râu hùm".