CATHOLIC VIỆT - DÒNG VĂN HÓA ĐƠN CÔI (1)
Mai Thanh Sơn
7 tháng 5 - 2019
Đạo Công giáo bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ XVI. Đến nay, cả nước có khoảng gần chục triệu giáo dân, chiếm khoảng 10% dân số. Họ là người Việt. Đương nhiên. Và cũng đương nhiên họ có nền tảng (yếu tố gốc rễ, bền vững) của văn hóa Việt, nhưng cơ tầng (các biểu hiện bề nổi, khả biến) đã có nhiều điểm khác biệt so với bộ phận còn lại của người Việt. Sự khác biệt đó, được quy định bởi sự khác biệt về đức tin, về thế giới quan và nhân sinh quan. Cộng đoàn giáo dân đã sáng tạo nên một dòng văn hóa mới trong lòng cộng đồng dân tộc/quốc gia Việt Nam. Đáng tiếc, từ bao năm nay, dòng văn hóa này hầu như không được quan tâm nghiên cứu và quảng bá đúng mức.
Nói như thế, không có nghĩa là Công giáo Việt Nam không được nghiên cứu. Ngược lại, Việt Nam có hẳn một Ban Tôn giáo Chính phủ, hai Viện Nghiên cứu Tôn giáo, và nhiều Trung tâm có chức năng nghiên cứu tôn giáo. Các đơn vị này đều có bộ phận nghiên cứu về Catholic Việt với nhiều cấp độ đề tài khác nhau (đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở). Nhiều công trình nghiên cứu về Công giáo Việt Nam đã được công bố. Nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học về Công giáo Việt Nam đã được bảo vệ. Một số nhà nghiên cứu cũng quan tâm nghiên cứu, giới thiệu các giá trị trong kiến trúc Công giáo Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế, văn hóa của cộng đoàn giáo dân Việt Nam vẫn còn tương đối xa lạ với đa số công chúng Việt. Vì sao vậy?
Hiểu theo cách đơn giản nhất, văn hóa là tất cả những gì mà chủ thể ĐANG CÓ, ĐANG LÀM, và ĐANG NGHĨ. Vậy nhưng, ngoại trừ các ấn phẩm giới thiệu kiến trúc nhà thờ gần với văn hóa học thuần túy, hầu hết các công trình khác đều tiếp cận Công giáo Việt Nam dưới góc độ chính trị - xã hội, những góc nhìn hẹp trong văn hóa học. Các nghiên cứu này cũng chủ yếu tập trung vào mục đích "phát triển bền vững xã hội" theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tức là nghiên cứu để tìm kiếm các giải pháp "thuần hóa cộng đoàn giáo dân" theo quan điểm của đảng. Các nghiên cứu nhằm giới thiệu vẻ đẹp trong phong tục, tập quán, nếp sống, lối nghĩ, phương thức ứng xử, và cấu trúc sinh hoạt thường ngày của giáo dân hầu như vắng bóng. Ngoại trừ báo Người Công giáo Việt Nam, các tờ báo khác rất ít khi có bài viết về đời sống giáo dân; nếu có, chủ yếu cũng là những bài viết về gương người tốt việc tốt, ca ngợi các cá nhân giáo dân sống "tốt đời, đẹp đạo", "kính Chúa yêu nước". Các bí tích của Công giáo vẫn là điều "bí ẩn" đối với đa số bạn đọc.
Nếu không có mạng internet, không có Google, không có website của các giáo phận, đến nay cộng đoàn Công giáo Việt Nam vẫn là một ốc đảo xa lạ. Nhưng Google hay website của các giáo phận cũng chỉ là kênh tra cứu. Nếu các nhà nghiên cứu vẫn theo định hướng như hiện nay, văn hóa Công giáo Việt Nam vẫn là một thực thể đơn côi, lặng lẽ chảy bên cạnh dòng văn hóa quốc gia/dân tộc, rất ít được hiểu biết tường tận.
(còn nữa)
Ảnh: nhà thờ Đá Phát Diệm - một tuyệt phẩm kiến trúc Việt Nam, do người Việt thiết kế và thi công từ cuối thế kỷ XIX, hoàn thành đầu thế kỷ XX (mượn trên internet).
Mai Thanh Sơn
7 tháng 5 - 2019
Đạo Công giáo bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ XVI. Đến nay, cả nước có khoảng gần chục triệu giáo dân, chiếm khoảng 10% dân số. Họ là người Việt. Đương nhiên. Và cũng đương nhiên họ có nền tảng (yếu tố gốc rễ, bền vững) của văn hóa Việt, nhưng cơ tầng (các biểu hiện bề nổi, khả biến) đã có nhiều điểm khác biệt so với bộ phận còn lại của người Việt. Sự khác biệt đó, được quy định bởi sự khác biệt về đức tin, về thế giới quan và nhân sinh quan. Cộng đoàn giáo dân đã sáng tạo nên một dòng văn hóa mới trong lòng cộng đồng dân tộc/quốc gia Việt Nam. Đáng tiếc, từ bao năm nay, dòng văn hóa này hầu như không được quan tâm nghiên cứu và quảng bá đúng mức.
Nói như thế, không có nghĩa là Công giáo Việt Nam không được nghiên cứu. Ngược lại, Việt Nam có hẳn một Ban Tôn giáo Chính phủ, hai Viện Nghiên cứu Tôn giáo, và nhiều Trung tâm có chức năng nghiên cứu tôn giáo. Các đơn vị này đều có bộ phận nghiên cứu về Catholic Việt với nhiều cấp độ đề tài khác nhau (đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở). Nhiều công trình nghiên cứu về Công giáo Việt Nam đã được công bố. Nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học về Công giáo Việt Nam đã được bảo vệ. Một số nhà nghiên cứu cũng quan tâm nghiên cứu, giới thiệu các giá trị trong kiến trúc Công giáo Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế, văn hóa của cộng đoàn giáo dân Việt Nam vẫn còn tương đối xa lạ với đa số công chúng Việt. Vì sao vậy?
Hiểu theo cách đơn giản nhất, văn hóa là tất cả những gì mà chủ thể ĐANG CÓ, ĐANG LÀM, và ĐANG NGHĨ. Vậy nhưng, ngoại trừ các ấn phẩm giới thiệu kiến trúc nhà thờ gần với văn hóa học thuần túy, hầu hết các công trình khác đều tiếp cận Công giáo Việt Nam dưới góc độ chính trị - xã hội, những góc nhìn hẹp trong văn hóa học. Các nghiên cứu này cũng chủ yếu tập trung vào mục đích "phát triển bền vững xã hội" theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tức là nghiên cứu để tìm kiếm các giải pháp "thuần hóa cộng đoàn giáo dân" theo quan điểm của đảng. Các nghiên cứu nhằm giới thiệu vẻ đẹp trong phong tục, tập quán, nếp sống, lối nghĩ, phương thức ứng xử, và cấu trúc sinh hoạt thường ngày của giáo dân hầu như vắng bóng. Ngoại trừ báo Người Công giáo Việt Nam, các tờ báo khác rất ít khi có bài viết về đời sống giáo dân; nếu có, chủ yếu cũng là những bài viết về gương người tốt việc tốt, ca ngợi các cá nhân giáo dân sống "tốt đời, đẹp đạo", "kính Chúa yêu nước". Các bí tích của Công giáo vẫn là điều "bí ẩn" đối với đa số bạn đọc.
Nếu không có mạng internet, không có Google, không có website của các giáo phận, đến nay cộng đoàn Công giáo Việt Nam vẫn là một ốc đảo xa lạ. Nhưng Google hay website của các giáo phận cũng chỉ là kênh tra cứu. Nếu các nhà nghiên cứu vẫn theo định hướng như hiện nay, văn hóa Công giáo Việt Nam vẫn là một thực thể đơn côi, lặng lẽ chảy bên cạnh dòng văn hóa quốc gia/dân tộc, rất ít được hiểu biết tường tận.
(còn nữa)
Ảnh: nhà thờ Đá Phát Diệm - một tuyệt phẩm kiến trúc Việt Nam, do người Việt thiết kế và thi công từ cuối thế kỷ XIX, hoàn thành đầu thế kỷ XX (mượn trên internet).
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét