5 đứa trẻ hành hạ thể xác và tinh thần, lột quần áo và dí điện thoại
vào vùng kín của cô bé dậy thì. Đây là một vụ việc hình sự cần được khởi
tố. Vì dù những đứa trẻ vị thành niên kia chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự thì ông hiệu trưởng có hành vi không tố giác tội phạm và nhất
là cô giáo chủ nhiệm với việc bắt học sinh xoá clip, đã có hành vi che
giấu tội phạm.
Như mọi khi, những con người làm giáo dục lại đưa ra những hình phạt "khôi hài" kiểu đình chỉ tạm thời hiệu trưởng và luân chuyển giáo viên chủ nhiệm.
Có thể hai con người này không đủ hiểu biết pháp luật, nhưng họ không
thể không hiểu rằng việc mình làm là thiếu lương tâm và trách nhiệm.
Cũng có thể căn bệnh thành tích nghiệt ác đã biến họ thành những cái máy
chạy bằng con số, không còn cảm xúc, không còn đạo lý.
Nhưng hãy đặt một chữ "nếu", nếu cô bé giãy dụa kia không phải con của một người cha tâm thần và một người mẹ khổ hạnh mà là con của một quan chức, họ có im lặng hoặc xoá dấu vết không? Tôi nghĩ là không, họ thậm chí sẽ là những người đầu tiên báo công.
Đây là một cuộc chà đạp thân phận con người. Và nó khiến bất kỳ ai có lương tri đều cảm thấy đau buốt. Cảm thấy bất an với một nền giáo dục đang trở thành một sân khấu rùng rợn cho những đứa trẻ phô diễn bản năng độc ác, nơi khuếch trương cái ác. Sẽ lại có những ý kiến rằng một vài hiện tượng đơn lẻ không phản ánh bộ mặt giáo dục. Không! Khi các hiện tượng giống nhau liên tiếp xảy ra, nó thể hiện bản chất.
Ngày xưa đi học chúng ta có đánh nhau không? Có! Nhưng chúng ta sẽ không đánh một học sinh vì nghèo hoặc cô thế. Đặc biệt, dù không ai dạy, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ lột trần một đứa trẻ giữa lớp. Bởi vì có hằn hộc đến đâu, bản năng con người vẫn giúp chúng ta hiểu nhân phẩm là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Chúng ta không chà đạp bạn học đến tận cùng như vậy.
Đòn thù của số đông nhắm vào một cá nhân không có khả năng phản kháng cho thấy ngay cả những đứa trẻ cũng sẵn sàng đi đến tận cùng bản năng thú tính trong mình. Bản năng ấy, chỉ có thể được đánh thức trong môi trường mục ruỗng giá trị.
Những công dân trưởng thành con quan chức gian lận, người ta dành cả năm trời để xét đến nhân đạo. Một đứa trẻ cô thế con nhà nghèo bị chà đạp, thì người ta xem như không có gì xảy ra.
Giáo dục cũng chỉ là một tấm gương phản chiếu thảm trạng của xã hội này. Một xã hội mà sức mạnh thuộc về kẻ ác hoặc quyền thế. Luật pháp, đạo lý không bảo vệ được người thiện lương, thấp bé địa vị. Đáng tiếc, người thiện lương và thấp bé ấy, lại là số đông chúng ta.
Dần dà, chúng ta sẽ không thể níu giữ thiện lương được nữa. Khi không thể ngoi lên tìm địa vị, con người sẽ trở nên độc ác hơn. Một hạt mầm nghiệt ngã đang được gieo trong địa hạt giáo dục. Nếu những con người lèo lái quốc gia không nhìn ra, thì chính họ chẳng qua cũng chỉ là hiệu trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm tàn nhẫn và xảo trá của cả xã hội mà thôi!
Nhưng hãy đặt một chữ "nếu", nếu cô bé giãy dụa kia không phải con của một người cha tâm thần và một người mẹ khổ hạnh mà là con của một quan chức, họ có im lặng hoặc xoá dấu vết không? Tôi nghĩ là không, họ thậm chí sẽ là những người đầu tiên báo công.
Đây là một cuộc chà đạp thân phận con người. Và nó khiến bất kỳ ai có lương tri đều cảm thấy đau buốt. Cảm thấy bất an với một nền giáo dục đang trở thành một sân khấu rùng rợn cho những đứa trẻ phô diễn bản năng độc ác, nơi khuếch trương cái ác. Sẽ lại có những ý kiến rằng một vài hiện tượng đơn lẻ không phản ánh bộ mặt giáo dục. Không! Khi các hiện tượng giống nhau liên tiếp xảy ra, nó thể hiện bản chất.
Ngày xưa đi học chúng ta có đánh nhau không? Có! Nhưng chúng ta sẽ không đánh một học sinh vì nghèo hoặc cô thế. Đặc biệt, dù không ai dạy, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ lột trần một đứa trẻ giữa lớp. Bởi vì có hằn hộc đến đâu, bản năng con người vẫn giúp chúng ta hiểu nhân phẩm là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Chúng ta không chà đạp bạn học đến tận cùng như vậy.
Đòn thù của số đông nhắm vào một cá nhân không có khả năng phản kháng cho thấy ngay cả những đứa trẻ cũng sẵn sàng đi đến tận cùng bản năng thú tính trong mình. Bản năng ấy, chỉ có thể được đánh thức trong môi trường mục ruỗng giá trị.
Những công dân trưởng thành con quan chức gian lận, người ta dành cả năm trời để xét đến nhân đạo. Một đứa trẻ cô thế con nhà nghèo bị chà đạp, thì người ta xem như không có gì xảy ra.
Giáo dục cũng chỉ là một tấm gương phản chiếu thảm trạng của xã hội này. Một xã hội mà sức mạnh thuộc về kẻ ác hoặc quyền thế. Luật pháp, đạo lý không bảo vệ được người thiện lương, thấp bé địa vị. Đáng tiếc, người thiện lương và thấp bé ấy, lại là số đông chúng ta.
Dần dà, chúng ta sẽ không thể níu giữ thiện lương được nữa. Khi không thể ngoi lên tìm địa vị, con người sẽ trở nên độc ác hơn. Một hạt mầm nghiệt ngã đang được gieo trong địa hạt giáo dục. Nếu những con người lèo lái quốc gia không nhìn ra, thì chính họ chẳng qua cũng chỉ là hiệu trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm tàn nhẫn và xảo trá của cả xã hội mà thôi!
Được tin nữ sinh bị mấy thằng ôn con cùng lớp hành hạ làm nhục không chỉ một mà là nhiều lần, vậy mà cháu nhỏ vẫn cam chịu vì thân phận nghèo và yếu thế ; tôi thấy xót xa đau lòng quá . Hôm nay đọc bài này , như thấy tác giả nói hộ tâm trạng và suy nghĩ của mình , tôi thầm cảm ơn tác giả .
Trả lờiXóaMong sao những thằng bé độc ác này nếu không phải chịu án tù ( vì còn nhỏ tuổi ) thì phải được giáo dục trong những cơ sở giáo dưỡng để chúng nên người vì chúng là những kẻ tiềm ẩn gây tội ác cho cộng đồng .
Chấn chỉnh Giáo Dục bằng cách Đuổi gấp tên Phùng Xuân Nhạ ra khỏi ngành giáo dục .
Trả lờiXóaNhững đứa trẻ mới 15 - 16 đã dám đánh đập hành hạ một đứa con gái hiền lành, yếu thế. Sao không chỉ cho chúng thấy, nếu chúng ở vào địa vị người bị hại, thì chúng có chùn tay không? Đức Phật dạy, trước khi làm điều ác với ai, hãy suy nghĩ nếu điều đó xảy ra với chính bản thân ta, thì chắc chắn cái ác sẽ bị chặn lại từ trong tâm thức. Những điều đáng tiếc đã không xảy ra. Đừng nói các cháu còn trẻ, thiếu suy nghĩ. Vì khi đánh đập và làm nhục người khác một cách thú tính thì phần người trong những đứa trẻ này đã bị phần con lấn át hết rồi.
Trả lờiXóaChúng chỉ được luyện đề để mang về thành tích cho lớp và trường. Giờ đạo đức cô giáo giáo viên còn không có thì làm gì có người giậy
Trả lờiXóaMấu chốt là môi trường lành mạnh, để mỗi con người nhất định sống đúng là con người, nhân phẩm là giá trị cao nhất, tình người là kim chỉ nam cho mọi hành động...
Trả lờiXóaĐau lòng quá
Trả lờiXóa