Cứ tóm Giám đốc sở là ra chuyện
Chu Mộng Long
25-4-2019
Nhì nhoằng mãi trong vụ sửa điểm thi tốt nghiệp và tuyển sinh cho đến khi đang chuẩn bị cho kì thi mới. Mấy ông to bà nhớn chối đây đẩy trách nhiệm, rằng không có chỉ đạo nào hết, nào là không hay biết, nào là có kẻ chơi xỏ mình, kể cả tự tin khoe con mình học giỏi, xứng đáng với điểm… ảo. Càng nói càng dối trá. Có lẽ họ tin rằng Bộ Công an khó mà truy tìm chứng cứ những kẻ đứng đằng sau?
Để lấp liếm cái ung nhọt thối tha nhất trong lịch sử thi cử Việt Nam, những kẻ dối trá đã đeo cái mặt nạ “nhân văn” ra để lòe thiên hạ, xem thiên hạ chỉ là trẻ con. Sự bịp bợm đã vượt quá giới hạn!
Đã thế thì theo tôi, chưa cần công khai danh tính ông này bà kia và các thí sinh vi phạm. Khởi tố các phó giám đốc hay mấy giáo viên vi phạm cũng chỉ là trò đùa chọc tức dư luận. Tôi khẳng định, đây là một vụ sai phạm có tổ chức, kể cả mưu toan chính trị của các quan chức địa phương.
Để bọn này hết quanh co chối tội và bẻm mép với mấy chữ “nhân văn”, tôi đề nghị tóm ngay mấy giám đốc sở giáo dục đã để xảy ra sự vụ gian lận tại đơn vị của mình. Bởi vì theo quy chế, kẻ chịu trách nhiệm đầu tiên phải là mấy ông bà này. Giám đốc sở thường là chủ tịch hội đồng thi. Không có chỉ đạo của giám đốc sở, thách mấy ông phó giám đốc, mấy nhân viên hay giáo viên cả đời chỉ biết làm tay sai kia có ăn gan báo cũng không dám qua mặt.
Mấy ông bà này mà bị cho vào lò, không chừng sẽ khai tuốt tuồn tuột kẻ nào đứng đằng sau. Thường các giám đốc sở là tỉnh ủy viên. Đến khi đó, liệu bí thư tỉnh ủy có chối đây đẩy rằng, tôi không chỉ đạo hay không liên quan?
Gian lận thi cử được xem là nghiêm trọng nhất đối với sự tồn vong của chế độ và quốc gia, bởi nó lũng đoạn cả hệ thống chính trị, tổ chức nhân sự. Đó là lý do luật hình thời phong kiến trị rất nghiêm loại tội phạm này.
Kỳ thi năm 1694, dưới triều Lê Hy Tông, Ngô Sách Tuân giữ chức Phó chủ khảo trường thi ở Thanh Hóa đã chỉ đạo cho bọn giám khảo chữa điểm và phê đỗ cho con quan Tham tụng Lê Hy để nịnh nọt quan trên. Hậu quả là Ngô Sách Tuân bị tội treo cổ.
Kỳ thi 1775, dưới thời chúa Trịnh Sâm, bảng nhãn Lê Quý Đôn đã đánh tráo bài thi của Đinh Thì Trung cho con mình là Lê Quý Kiệt. Sự việc bại lộ, cả ba Lê Quý Đôn, Lê Quý Kiệt và Đinh Thùy Trung đều bị án lưu đày.
Kỳ thi năm 1841 dưới thời vua Thiệu Trị, Cao Bá Quát được cử làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên đã thông đồng cùng với các quan dùng muội đèn chữa bài thi cho cả loạt 24 bài thi. Hậu quả là Cao Bá Quát và Phan Thời Nhạ bị án tử hình, Nguyễn Văn Siêu bị tội phạt trượng (đánh bằng gậy) và tội đồ (đi đày). Chủ khảo Bùi Quỹ và giám khảo Phan Văn Nhã, Trương Hảo Hợp bị giáng chức…
Chưa hết, sử cũ còn ghi, kỳ thi năm Đinh Dậu (1897) Phan Bội Châu mang tài liệu vào phòng thi bị phát hiện và bị khép tội hoài hiệp văn tự với án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).
Luật bất vị thân. Sử cũ cũng không che giấu tội phạm mà phơi trần ra để răn đe giáo dục. Ta xem chế độ phong kiến thối nát nhưng nó không thối nát đến mức che giấu tội phạm.
Nay chỉ một kỳ thi mà sự vi phạm gấp bao nhiêu lần của ngàn năm xưa cộng lại. Sự thối nát đã đến mức không thể thối nát hơn được nữa mà cứ một mực quanh co che giấu và dày mặt ra bào chữa với cái lý “nhân văn” đĩ điếm và bịp bợm mãi sao?
Chu Mộng Long
25-4-2019
Nhì nhoằng mãi trong vụ sửa điểm thi tốt nghiệp và tuyển sinh cho đến khi đang chuẩn bị cho kì thi mới. Mấy ông to bà nhớn chối đây đẩy trách nhiệm, rằng không có chỉ đạo nào hết, nào là không hay biết, nào là có kẻ chơi xỏ mình, kể cả tự tin khoe con mình học giỏi, xứng đáng với điểm… ảo. Càng nói càng dối trá. Có lẽ họ tin rằng Bộ Công an khó mà truy tìm chứng cứ những kẻ đứng đằng sau?
Để lấp liếm cái ung nhọt thối tha nhất trong lịch sử thi cử Việt Nam, những kẻ dối trá đã đeo cái mặt nạ “nhân văn” ra để lòe thiên hạ, xem thiên hạ chỉ là trẻ con. Sự bịp bợm đã vượt quá giới hạn!
Đã thế thì theo tôi, chưa cần công khai danh tính ông này bà kia và các thí sinh vi phạm. Khởi tố các phó giám đốc hay mấy giáo viên vi phạm cũng chỉ là trò đùa chọc tức dư luận. Tôi khẳng định, đây là một vụ sai phạm có tổ chức, kể cả mưu toan chính trị của các quan chức địa phương.
Để bọn này hết quanh co chối tội và bẻm mép với mấy chữ “nhân văn”, tôi đề nghị tóm ngay mấy giám đốc sở giáo dục đã để xảy ra sự vụ gian lận tại đơn vị của mình. Bởi vì theo quy chế, kẻ chịu trách nhiệm đầu tiên phải là mấy ông bà này. Giám đốc sở thường là chủ tịch hội đồng thi. Không có chỉ đạo của giám đốc sở, thách mấy ông phó giám đốc, mấy nhân viên hay giáo viên cả đời chỉ biết làm tay sai kia có ăn gan báo cũng không dám qua mặt.
Mấy ông bà này mà bị cho vào lò, không chừng sẽ khai tuốt tuồn tuột kẻ nào đứng đằng sau. Thường các giám đốc sở là tỉnh ủy viên. Đến khi đó, liệu bí thư tỉnh ủy có chối đây đẩy rằng, tôi không chỉ đạo hay không liên quan?
Gian lận thi cử được xem là nghiêm trọng nhất đối với sự tồn vong của chế độ và quốc gia, bởi nó lũng đoạn cả hệ thống chính trị, tổ chức nhân sự. Đó là lý do luật hình thời phong kiến trị rất nghiêm loại tội phạm này.
Kỳ thi năm 1694, dưới triều Lê Hy Tông, Ngô Sách Tuân giữ chức Phó chủ khảo trường thi ở Thanh Hóa đã chỉ đạo cho bọn giám khảo chữa điểm và phê đỗ cho con quan Tham tụng Lê Hy để nịnh nọt quan trên. Hậu quả là Ngô Sách Tuân bị tội treo cổ.
Kỳ thi 1775, dưới thời chúa Trịnh Sâm, bảng nhãn Lê Quý Đôn đã đánh tráo bài thi của Đinh Thì Trung cho con mình là Lê Quý Kiệt. Sự việc bại lộ, cả ba Lê Quý Đôn, Lê Quý Kiệt và Đinh Thùy Trung đều bị án lưu đày.
Kỳ thi năm 1841 dưới thời vua Thiệu Trị, Cao Bá Quát được cử làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên đã thông đồng cùng với các quan dùng muội đèn chữa bài thi cho cả loạt 24 bài thi. Hậu quả là Cao Bá Quát và Phan Thời Nhạ bị án tử hình, Nguyễn Văn Siêu bị tội phạt trượng (đánh bằng gậy) và tội đồ (đi đày). Chủ khảo Bùi Quỹ và giám khảo Phan Văn Nhã, Trương Hảo Hợp bị giáng chức…
Chưa hết, sử cũ còn ghi, kỳ thi năm Đinh Dậu (1897) Phan Bội Châu mang tài liệu vào phòng thi bị phát hiện và bị khép tội hoài hiệp văn tự với án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).
Luật bất vị thân. Sử cũ cũng không che giấu tội phạm mà phơi trần ra để răn đe giáo dục. Ta xem chế độ phong kiến thối nát nhưng nó không thối nát đến mức che giấu tội phạm.
Nay chỉ một kỳ thi mà sự vi phạm gấp bao nhiêu lần của ngàn năm xưa cộng lại. Sự thối nát đã đến mức không thể thối nát hơn được nữa mà cứ một mực quanh co che giấu và dày mặt ra bào chữa với cái lý “nhân văn” đĩ điếm và bịp bợm mãi sao?
Bác CML kính mến . Nếu ta mà xử lý sai phạm , nghiêm minh như thời phong kiến (lạc hậu , thối tha ) thì có lẽ ... tuốt tuồn tuột các quan chức nhớn bé đều xứng đáng ... vô lò của tổng chủ ; vậy thì còn lấy ai để làm việc (bậy) đây?
Trả lờiXóa