LÀM ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM, CHỚ ĐƯA CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀO THÒNG LỌNG CỦA TRUNG QUỐC !
Hoàng Hải Vân
18 tháng 3 lúc 16:36 ·
Là người viết nhiều bài phản đối quyết liệt việc giao cho nhà thầu Trung Quốc làm sân vận động quốc gia Mỹ Đình đăng trên báo Thanh Niên từ gần 20 năm trước, nói thật là đến bây giờ tôi vẫn còn cay cú. Chính phủ (thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư và ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng) đã quyết định chọn nhà thầu Trung Quốc trong khi phương án thiết kế của nhà thầu này được đánh giá là kém nhất. Trong số các công ty tham gia dự thầu, qua các vòng thẩm định, các hội đồng chuyên môn đều chọn nhà thầu Philipp Holzmann của Đức, nhưng cuối cùng thì Thủ tướng lại quyết định chọn nhà thầu HISG của Trung Quốc với lý do nhà thầu này bỏ thầu rẻ hơn chút xíu so với nhà thầu Đức, bằng một thủ thuật sử dụng vật liệu giá rẻ ai cũng thấy, để khi thi công thì đội giá lên.
Mặc dù ông Phan Văn Khải là vị Thủ tướng có công lao đáng ngưỡng mộ trong thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới đất nước, nhưng quyết định này là một dấu trừ dành cho ông. Có lẽ ông đã bị sức ép khó cưỡng. Trong chuyện này ông chỉ có một cái được là đã không bịt miệng báo chí phản đối mình.Tôi còn nhớ, báo Thanh Niên đã phản ứng gay gắt đến mức giật 1 cái tít ở trang 1 “Chính phủ lập hội đồng thẩm định để làm bù nhìn !”, ông vẫn làm ngơ không phản ứng gì.
Tôi dẫn câu chuyện này để cảnh báo rằng, việc Tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc đã làm việc với Bộ Giao thông đề nghị được làm đường cao tốc Bắc Nam, mặc dù Bộ này tuyên bố dự án này sẽ được đấu thầu quốc tế, nhưng với “tiền sự” nói trên thì khả năng giao cho Trung Quốc là rất có thể.
Nhưng Mỹ Đình là chuyện nhỏ. Một loạt các dự án sau đó,lớn hơn nhiều, ngứa mắt nhất là dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, chỉ 13 km, vốn ban đầu hơn 500 triệu đô la nay đội lên gần 1 tỷ đô la sau 9 năm vẫn chưa làm xong.
Vay ODA của Trung Quốc để làm những dự án như thế, bị áp đặt nhà thầu tư vấn Trung Quốc, nhà thầu thi công Trung Quốc, tàu phải mua của Trung Quốc, các thiết bị chủ yếu phải mua của Trung Quốc. Nói là vay ưu đãi nhưng chỉ tính riêng vốn đội lên từ việc chỉ định thầu và áp đặt mua thiết bị đã vượt xa nhiều lần so với vay thương mại. Chấp nhận sự áp đặt như vậy chẳng khác gì chấp nhận vay nặng lãi, đối với cá nhân thì đưa cái thòng lọng cho xã hội đen siết cổ, còn đối với quốc gia thì đưa một phần chủ quyền vào cái thòng lọng của nước cho vay. Mà đâu phải chỉ mỗi một dự án Cát Linh – Hà Đông. Đẩy gánh nặng vay nặng lãi lên đầu con cháu, đưa chủ quyền quốc gia vào thòng lọng của Trung Quốc, ai là tội đồ đây ? Nói vay ưu đãi chỉ là lừa đảo, là bên cho vay và bên vay hùa nhau lừa đảo dân ta.
Không riêng gì ODA từ Trung Quốc, ODA từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay bất kỳ nước nào mà áp đặt chỉ định thầu và áp đặt mua sắm thiết bị, đều là vay ưu đãi lừa đảo, mất chủ quyền, nhưng Trung Quốc là nặng nhất.
Đường cao tốc Bắc Nam sẽ là tuyến đường huyết mạch quan trọng nhất của đất nước, không chỉ về kinh tế mà còn về quốc phòng. Nếu đại công trình này giao cho Trung Quốc, đất nước sẽ rơi vào đại họa. Đây không chỉ là cái bẫy nợ nần hàng chục tỷ đô la đè nặng nhiều thế hệ, đây còn là cái thòng lọng thít chặt chủ quyền đất nước không thể thoát ra được trong khi chủ quyền biển đảo đang bị Trung Quốc đe dọa hàng ngày.
Ai là những người đi đêm với Trung Quốc xúi bẩy các nhà lãnh đạo biến nhân dân thành con tin của đám xã hội đen cho vay nặng lãi ? Ai ở Bộ Giao thông, ai ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ai ở Bộ Tài chính làm nội gián ? Ai ở bên cạnh các nhà lãnh đạo làm thầy dùi ? Nhà lãnh đạo nào phải chịu trách nhiệm ? Đó là chuyện đã qua, nhưng nhân dân vẫn đang là con tin cho các khoản nợ, cho những công trình thua lỗ, cho những thiết bị hư hỏng, cho những nhà máy đang nằm đắp chiếu.
Tôi dẫn câu chuyện sân vận động Mỹ Đình để thấy rằng ngay cả một công trình không phải là vốn vay của Trung Quốc nhưng Trung Quốc vẫn dễ dàng gây sức ép để giành lấy, huống hồ là một dự án Trung Quốc sẵn sàng bỏ tiền ra cho nợ như cao tốc Bắc Nam.
Và còn điều này nữa. Chúng ta ký Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ từ đã hơn hai chục năm, gia nhập WTO hơn chục năm nay, nhưng nhất định không tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO, vì cớ gì ? Không tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ, có nghĩa là vẫn giữ sự tùy tiện chỉ định thầu vô tội vạ, vẫn không chịu khép lại cái kênh tham nhũng khổng lồ thông qua chị định thầu. Mãi đến khi tham gia Hiệp định CPTPP mới buộc phải chấp nhận quy định mua sắm chính phủ của Hiệp định này trong phạm vi hẹp. Ai đã chỉ đạo trì hoãn việc đó ?
HOÀNG HẢI VÂN
Hoàng Hải Vân
18 tháng 3 lúc 16:36 ·
Là người viết nhiều bài phản đối quyết liệt việc giao cho nhà thầu Trung Quốc làm sân vận động quốc gia Mỹ Đình đăng trên báo Thanh Niên từ gần 20 năm trước, nói thật là đến bây giờ tôi vẫn còn cay cú. Chính phủ (thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư và ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng) đã quyết định chọn nhà thầu Trung Quốc trong khi phương án thiết kế của nhà thầu này được đánh giá là kém nhất. Trong số các công ty tham gia dự thầu, qua các vòng thẩm định, các hội đồng chuyên môn đều chọn nhà thầu Philipp Holzmann của Đức, nhưng cuối cùng thì Thủ tướng lại quyết định chọn nhà thầu HISG của Trung Quốc với lý do nhà thầu này bỏ thầu rẻ hơn chút xíu so với nhà thầu Đức, bằng một thủ thuật sử dụng vật liệu giá rẻ ai cũng thấy, để khi thi công thì đội giá lên.
Mặc dù ông Phan Văn Khải là vị Thủ tướng có công lao đáng ngưỡng mộ trong thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới đất nước, nhưng quyết định này là một dấu trừ dành cho ông. Có lẽ ông đã bị sức ép khó cưỡng. Trong chuyện này ông chỉ có một cái được là đã không bịt miệng báo chí phản đối mình.Tôi còn nhớ, báo Thanh Niên đã phản ứng gay gắt đến mức giật 1 cái tít ở trang 1 “Chính phủ lập hội đồng thẩm định để làm bù nhìn !”, ông vẫn làm ngơ không phản ứng gì.
Tôi dẫn câu chuyện này để cảnh báo rằng, việc Tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc đã làm việc với Bộ Giao thông đề nghị được làm đường cao tốc Bắc Nam, mặc dù Bộ này tuyên bố dự án này sẽ được đấu thầu quốc tế, nhưng với “tiền sự” nói trên thì khả năng giao cho Trung Quốc là rất có thể.
Nhưng Mỹ Đình là chuyện nhỏ. Một loạt các dự án sau đó,lớn hơn nhiều, ngứa mắt nhất là dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, chỉ 13 km, vốn ban đầu hơn 500 triệu đô la nay đội lên gần 1 tỷ đô la sau 9 năm vẫn chưa làm xong.
Vay ODA của Trung Quốc để làm những dự án như thế, bị áp đặt nhà thầu tư vấn Trung Quốc, nhà thầu thi công Trung Quốc, tàu phải mua của Trung Quốc, các thiết bị chủ yếu phải mua của Trung Quốc. Nói là vay ưu đãi nhưng chỉ tính riêng vốn đội lên từ việc chỉ định thầu và áp đặt mua thiết bị đã vượt xa nhiều lần so với vay thương mại. Chấp nhận sự áp đặt như vậy chẳng khác gì chấp nhận vay nặng lãi, đối với cá nhân thì đưa cái thòng lọng cho xã hội đen siết cổ, còn đối với quốc gia thì đưa một phần chủ quyền vào cái thòng lọng của nước cho vay. Mà đâu phải chỉ mỗi một dự án Cát Linh – Hà Đông. Đẩy gánh nặng vay nặng lãi lên đầu con cháu, đưa chủ quyền quốc gia vào thòng lọng của Trung Quốc, ai là tội đồ đây ? Nói vay ưu đãi chỉ là lừa đảo, là bên cho vay và bên vay hùa nhau lừa đảo dân ta.
Không riêng gì ODA từ Trung Quốc, ODA từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay bất kỳ nước nào mà áp đặt chỉ định thầu và áp đặt mua sắm thiết bị, đều là vay ưu đãi lừa đảo, mất chủ quyền, nhưng Trung Quốc là nặng nhất.
Đường cao tốc Bắc Nam sẽ là tuyến đường huyết mạch quan trọng nhất của đất nước, không chỉ về kinh tế mà còn về quốc phòng. Nếu đại công trình này giao cho Trung Quốc, đất nước sẽ rơi vào đại họa. Đây không chỉ là cái bẫy nợ nần hàng chục tỷ đô la đè nặng nhiều thế hệ, đây còn là cái thòng lọng thít chặt chủ quyền đất nước không thể thoát ra được trong khi chủ quyền biển đảo đang bị Trung Quốc đe dọa hàng ngày.
Ai là những người đi đêm với Trung Quốc xúi bẩy các nhà lãnh đạo biến nhân dân thành con tin của đám xã hội đen cho vay nặng lãi ? Ai ở Bộ Giao thông, ai ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ai ở Bộ Tài chính làm nội gián ? Ai ở bên cạnh các nhà lãnh đạo làm thầy dùi ? Nhà lãnh đạo nào phải chịu trách nhiệm ? Đó là chuyện đã qua, nhưng nhân dân vẫn đang là con tin cho các khoản nợ, cho những công trình thua lỗ, cho những thiết bị hư hỏng, cho những nhà máy đang nằm đắp chiếu.
Tôi dẫn câu chuyện sân vận động Mỹ Đình để thấy rằng ngay cả một công trình không phải là vốn vay của Trung Quốc nhưng Trung Quốc vẫn dễ dàng gây sức ép để giành lấy, huống hồ là một dự án Trung Quốc sẵn sàng bỏ tiền ra cho nợ như cao tốc Bắc Nam.
Và còn điều này nữa. Chúng ta ký Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ từ đã hơn hai chục năm, gia nhập WTO hơn chục năm nay, nhưng nhất định không tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO, vì cớ gì ? Không tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ, có nghĩa là vẫn giữ sự tùy tiện chỉ định thầu vô tội vạ, vẫn không chịu khép lại cái kênh tham nhũng khổng lồ thông qua chị định thầu. Mãi đến khi tham gia Hiệp định CPTPP mới buộc phải chấp nhận quy định mua sắm chính phủ của Hiệp định này trong phạm vi hẹp. Ai đã chỉ đạo trì hoãn việc đó ?
HOÀNG HẢI VÂN
Tôi thích sự phân tích rõ ràng. Những câu hỏi đặt ra không hiểu có ai trả lời được không?
Trả lờiXóaHay lắm. Cảm ơn nhà báo Hoàng hải Vân.
Trả lờiXóaNhững câu hỏi này,đảng và chính phủ phải trả lời rõ ràng trước nhân dân.
Trả lờiXóa