Việc mình làm được thì đừng để người khác.
Chúng ta hãy coi đây là một phương châm sống không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà cả trong việc hành xử đối với người khác và giáo dục cho những đứa trẻ.
Không phải vì bởi đã có những người dọn rác nên chúng ta có thể xả rác bừa bãi và vô tội vạ để mặc cho những công nhân đó phải cực nhọc dọn dẹp những thứ hổ lốn do chúng ta vung ném ra.
Người Nhật, đi đâu, mỗi cá nhân đều có một túi đựng rác nhỏ gọn và tiện lợi để đựng rác của chính mình nhằm tránh việc phải vứt chúng một cách tuỳ tiện vào đâu đó. Họ coi việc đó là bổn phận và tráhc nhiệm của chính mình trước với môi trường và những người xung quanh. Và do vậy mà đất nước họ trở nên sạch đến mức mà cá có thể sống được ở trong các cống rãnh chứa nước thải sinh hoạt và sản xuất.
Việc mình làm được thì đừng để người khác.
Hãy lấy đó làm phương châm để tự mình ý thức mọi hành động của mình và để giáo dục những đứa trẻ trở nên văn minh với cùng một nhận thức như thế. Điều đó không chỉ tốt cho bản thân mà còn hữu ích cho cả những người khác và cho cả môi trường sống. Chính chúng ta sẽ thôi tuỳ tiện trong việc xả thải, và tự thấy có trách nhiệm để cân nhắc trước khi thực hiện những hành động kiểu đó.
Ở nhiều quốc gia châu Âu, họ quy định mỗi gia đình phải phân loại rác ngay tại tư gia với từng loại, nhóm rõ ràng, nếu không sẽ bị xử phạt rất nặng. Ví dụ nhóm rác hữu cơ có thể phân huỷ và không thể phân huỷ, nhóm vô cơ không thể phân huỷ và có thể tái chế...vì vậy, việc ra nơi công cộng và xả thải bừa bãi chính là việc xâm hại vào trật tự quản lý hành chính về môi trường. Những người thu gom rác vừa vất vả, lại vừa khó thể nào xử lý được việc phân loại các loại rác được người dân thải ra khắp nơi như thế.
Từ việc đó, có thể đưa đến một triết lý giáo dục dành cho những đứa trẻ, đó là muốn tự lập, tự chủ và tự tin để từ đó trở nên tự do thì “việc gì làm được thì đừng để người khác”. Chúng ta sẽ có một thế hệ văn minh và độc lập, có thể tái thiết lại được đất nước đang rơi vào những suy đồi và tha hoá mọi mặt ngày hôm nay và giai đoạn lịch sử khốc hại này.
Chúng ta không thể thay đổi được lịch sử, nhưng chúng ta có thể tạo ra lịch sử và có thể quyết định được nó tồn tại theo cách nào. Và chúng ta, vào một lúc nào đó, có thể sẽ hối tiếc về lịch sử khi nhìn lại, nhưng chính vì thế đừng để điều hối tiếc đó xảy ra mới là điều tốt đẹp hơn cả.
Chúng ta hãy coi đây là một phương châm sống không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà cả trong việc hành xử đối với người khác và giáo dục cho những đứa trẻ.
Không phải vì bởi đã có những người dọn rác nên chúng ta có thể xả rác bừa bãi và vô tội vạ để mặc cho những công nhân đó phải cực nhọc dọn dẹp những thứ hổ lốn do chúng ta vung ném ra.
Người Nhật, đi đâu, mỗi cá nhân đều có một túi đựng rác nhỏ gọn và tiện lợi để đựng rác của chính mình nhằm tránh việc phải vứt chúng một cách tuỳ tiện vào đâu đó. Họ coi việc đó là bổn phận và tráhc nhiệm của chính mình trước với môi trường và những người xung quanh. Và do vậy mà đất nước họ trở nên sạch đến mức mà cá có thể sống được ở trong các cống rãnh chứa nước thải sinh hoạt và sản xuất.
Việc mình làm được thì đừng để người khác.
Hãy lấy đó làm phương châm để tự mình ý thức mọi hành động của mình và để giáo dục những đứa trẻ trở nên văn minh với cùng một nhận thức như thế. Điều đó không chỉ tốt cho bản thân mà còn hữu ích cho cả những người khác và cho cả môi trường sống. Chính chúng ta sẽ thôi tuỳ tiện trong việc xả thải, và tự thấy có trách nhiệm để cân nhắc trước khi thực hiện những hành động kiểu đó.
Ở nhiều quốc gia châu Âu, họ quy định mỗi gia đình phải phân loại rác ngay tại tư gia với từng loại, nhóm rõ ràng, nếu không sẽ bị xử phạt rất nặng. Ví dụ nhóm rác hữu cơ có thể phân huỷ và không thể phân huỷ, nhóm vô cơ không thể phân huỷ và có thể tái chế...vì vậy, việc ra nơi công cộng và xả thải bừa bãi chính là việc xâm hại vào trật tự quản lý hành chính về môi trường. Những người thu gom rác vừa vất vả, lại vừa khó thể nào xử lý được việc phân loại các loại rác được người dân thải ra khắp nơi như thế.
Từ việc đó, có thể đưa đến một triết lý giáo dục dành cho những đứa trẻ, đó là muốn tự lập, tự chủ và tự tin để từ đó trở nên tự do thì “việc gì làm được thì đừng để người khác”. Chúng ta sẽ có một thế hệ văn minh và độc lập, có thể tái thiết lại được đất nước đang rơi vào những suy đồi và tha hoá mọi mặt ngày hôm nay và giai đoạn lịch sử khốc hại này.
Chúng ta không thể thay đổi được lịch sử, nhưng chúng ta có thể tạo ra lịch sử và có thể quyết định được nó tồn tại theo cách nào. Và chúng ta, vào một lúc nào đó, có thể sẽ hối tiếc về lịch sử khi nhìn lại, nhưng chính vì thế đừng để điều hối tiếc đó xảy ra mới là điều tốt đẹp hơn cả.
Chúng tôi ở làng quê, từ xưa, đường làng ngõ xóm có các quy ước chặt chẽ, các gia đình không vứt rác ra lối ngõ chung, những nơi thờ tự lại càng phải giữ sạch sẽ. Mỗi nhà có hố riêng ở góc vườn để ủ rác, vứt rác, đốt rác. Ngõ nào bẩn, người ta nói là "bẩn như cái chợ". Chợ là thị tứ, thị thành đó các bạn ạ. Thế mà có mấy ông mấy bà mang danh "nghiên cứu văn hóa" cứ nói mà không nghĩ rằng, đó là thói quen tiểu nông????.
Trả lờiXóaNước Đức (châu Âu) KHÔNG phạt những gia đình không phân loại rác.
Trả lờiXóaMà là giá tiền xử lý rác (giá dịch vụ). Nếu gia đình chịu khó phân loại rác thì giá dịch vụ sẽ THẤP (so với) giá dịch vụ đổ rác hẩu lốn.
Muôn lần cảm ơn Luật sư Luân Lê. Anh viết rất hay,nhẹ nhàng về một Niềm Đau của dân Việt mình. Nhưng cũng chẳng trách được dân..., thưa Anh
Trả lờiXóaĐọc bài báo VIỆC MÌNH LÀM ĐƯỢC ĐỪNG ĐỂ NGƯỜI KHÁC của tác giả Lê Luân thấy đúng quá và xưa nay cũng đã có rất nhiều bài báo có tính xây dựng rất hay, rất nhẹ nhàng về những việc này hoặc việc khác nhưng mình thấy chẳng nhằm nhò gì. Nó như “ghẻ ruồi”. Mình không phải là hạng người chuyên “phá đám” tìm cách bới móc chỉ trích, nhìn cái gì cũng xấu, lại càng không phải là “thế lực thù địch” hay bị “thế lực thù địch” xúi giục lợi dụng, mà mình thấy ở xứ ta đức trị cũng không phải, pháp trị cũng không phải mà là đảng trị mới sinh ra đủ thứ, sinh ra trăm mối tơ vò. Ăn thực phẩm bẩn này, giết nhau bằng chất độc trong thực phẩm rõ rành rành như ban ngày này, hàng gian hàng giả này, ô nhiễm môi trường này, tham nhũng, hối lộ để nuôi nhau để được việc này. Mình nói quá lời hay không ? Cả một xã hội sống trong môi trường tham nhũng. Trên bảo dưới không nghe, mạnh cấp nào cấp đó làm, làm việc nước nhưng một tay lo vun vén cá nhân phe nhóm thì thử hỏi còn hơi sức đâu để ý việc khác.
Trả lờiXóaỞ xứ ta, nói thì hay nghĩa là có lý luận mà làm thì như . . .
Đi ra nước ngoài thấy bộ mặt xã hội của bọn tư bản giãy chết mà thèm kể cả vệ sinh đường phố .
Cảm ơn tác giả Lê Luân.
Câu cuối khiến chúng tôi bật cười. Chúng ta thay đổi được lịch sử chứ, bác Lê Luân. Mấu chốt là Con Người được tôn trọng, ai cũng thế, không có kẻ tự cho mình có quyền ăn trên ngồi trốc. Cứ làm to to một chút là đòi hỏi được phục dịch. Lòng tự trọng thế là mất rồi. Từ đó mới nảy ra đủ chuyện rắc rối, xả rác bừa bãi như bác nêu chỉ là một phần triệu hay phần tỷ...
Trả lờiXóa