Nữ tiến sĩ Hoàng Thị Nga. Ảnh tư liệu.
Theo hồi ký của GS Đào Văn Tiến
Khoa học & Phát triển
29/12/2018 07:30
Người hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Khoa học của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là nữ tiến sĩ khoa học Hoàng Thị Nga. Bà đỗ tiến sĩ vật lý tại trường Đại học Sorbonne (Paris).
Khi nhậm chức (cuối năm 1945), bà khoảng 40 tuổi, người đẫy đà, mặt trái xoan trắng trẻo, mắt một mí, môi mỏng và trông hơi giống phụ nữ Nhật. Bà thường mặc bộ đồ tay-ơ, áo vét, váy ngắn màu xám, chân đi giày cao gót, tôi nhớ mang máng là bà để tóc xoăn dài, rẽ giữa và uốn thành hai mảnh vỏ trai úp sau đầu. Khi được tin bà về trường Đại học đã có nhiều bàn tán trong giới sinh viên vì họ đã quen với các thầy giáo Pháp ở trường đại học trước kia – không có thầy giáo Việt Nam ở trường Đại học. Ngay cả thầy Nguyễn Mạnh Tường, đã đỗ tiến sĩ luật khoa, cũng không được nhận vào dạy cho khoa Luật. Nay có giáo viên người Việt mà lại là nữ, đứng trên bục Đại học giảng bài bằng tiếng Việt, quả là một hiện tượng hiếm có.
Tại buổi khai giảng của trường, bài diễn văn khai mạc của bà ở đại giảng đường đã thu hút đông đảo sinh viên các ngành. Họ đứng chật ních cả hành lang vì tò mò muốn xem và muốn nghe vị nữ tiến sĩ đầu tiên của nước ta giảng bài… Hơn nữa bà còn được dư luận tuyên truyền là “cứng đầu, cứng cổ” dám kiện Chính phủ Pháp về tội thất tín. Ở Paris giới chức Pháp đã hứa cho bà về dạy ở trường đại học nhưng khi về nước, giới chức Đông Dương lại chỉ cho bà dạy ở trường trung học. Bà đã xin trở lại Pháp và kiện chính phủ về tội thất tín, đòi bồi thường mọi chi phí di chuyển… Mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn đối với bà sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Hôm tôi lên lớp giờ đầu tiên, bà theo tập tục của trường đại học thời Pháp, dẫn tôi vào lớp và nói “Tôi xin giới thiệu với các bạn thầy Đào, người phụ trách giảng môn sinh học đại cương của niên khóa này”. Hôm sau, tôi hỏi bà tại sao ở Đại học Đông Dương tôi không thấy hiệu trưởng giới thiệu thầy giáo mới? Bà cười: “Ở thuộc địa lâu, họ đã quên mất nghi thức truyền thống đó, có lẽ vì không coi trọng sinh viên”. Có một hôm, bà hỏi tôi: “Ông Đào có thể giải thích cho tôi hiện tượng này không?” rồi bà chậm rãi trình bày như sau:
“Hôm nọ, có một người bạn dắt tôi tới nhà thầy bói Kế ở Khâm Thiên, nổi tiếng là đoán đúng tiền vận, hậu vận của con người. Ông ta hỏi ngày sinh, tháng đẻ rồi bấm ngón tay, lẩm bẩm. Ông ngẫm nghĩ một lúc rồi nói “Lần đầu tiên trong đời, tôi gặp một lá số thế này, rất khó đoán. Đương sự phải là người đỗ đạt cao, cử nhân tiến sĩ, nếu là nam giới thì không lạ, nhưng lại là nữ giới, thế mới kỳ…”. Tôi để ý thì thấy thầy bói Kế mù mắt, chắc chắn không nhìn thấy tôi mà cũng không nghe thấy tiếng tôi – chỉ có nguyên người bạn tôi nói, tôi chỉ ngồi dự thính… Rồi ông thầy tiếp tục nói đương sự có số đi xa…” Bà nói tiếp “Ở Pháp, tôi có biết nhiều thầy tướng mặt, tướng tay, nhưng thầy xem phải là thầy rất giỏi về tâm lý, vừa đoán vừa thăm dò phản ứng của khách. Còn đây, thầy xem là người mù chỉ dựa vào mấy con số mà đoán, thật là lạ”. Tôi trả lời “Đây là tử vi, một chuyên khoa về tướng số đặc trưng của phương Đông. Tôi cũng không hiểu gì nhiều, nhưng xác xuất của nó có vẻ cũng đúng tới 60% - chắc nó phải dựa trên một số qui luật tự nhiên mà hiện nay khoa học chưa rõ”. Trình độ hiểu tử vi lúc đó không cho phép tôi nói gì thêm, tôi chỉ khuyên “Bà ở nhà có điều kiện thì tìm hiểu thêm về nền văn hóa phương Đông, các khoa học huyền bí cổ truyền, chắc sẽ phát hiện nhiều điều thú vị”.
Được độ hai tháng sau khi khai trường, thì tôi không thấy bà đến trường làm việc nữa. Trước đó thường ngày bà đến rất đúng giờ vì nhà bà ở ngay phố Lý Thường Kiệt. Một số thầy giáo trong đó có tôi đã không hiểu tại sao? Ít lâu sau thì nghe tin bà đã rời Việt Nam về Pháp. Sau này, anh Phạm Mậu Quân, thầy giáo ở phòng Vật lý cùng bộ môn với bà có cho biết là anh có tới thăm bà thì được bà kể cho biết là một buổi sáng tới trường, bà bị một anh bộ đội giải phóng người Tày đứng gác cổng trường hỏi, chắc thấy bà quá dị dạng trong bộ Âu phục lạ mắt, “Ê, con me kia đi đâu?”, bà điềm tĩnh trả lời “Tôi là giám đốc trường Đại học Khoa học”. Anh này không chịu, hỏi tiếp “Giấy phép đâu?”, bà nói “Giấy phép tôi để ở nhà”. Anh này khoát tay súng “Không giấy phép, không được vào” và bà đã bỏ về nhà thẳng.
Tối hôm đó bà viết thư từ chức gửi lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên. Nghe nói, sau vài hôm Hồ Chủ Tịch có mời bà tới gặp Người và thuyết giải nhưng không có kết quả. Bà đã trở lại Pháp tiếp tục làm việc nghiên cứu ở phòng thí nghiệm vật lý Sorbonne. Sau khi biết chuyện này, chúng tôi cảm thấy đây quả là một phụ nữ Việt Nam “Cứng đầu, cứng cổ” danh bất hư truyền.
Theo hồi ký của GS Đào Văn Tiến
Bà bị một anh bộ đội giải phóng người Tày đứng gác cổng trường hỏi, chắc thấy bà quá dị dạng trong bộ Âu phục lạ mắt,
Trả lờiXóa“Ê, con me kia đi đâu?”,
bà điềm tĩnh trả lời
“Tôi là giám đốc trường Đại học Khoa học”.
Anh này không chịu, hỏi tiếp
“Giấy phép đâu?”,
bà nói
“Giấy phép tôi để ở nhà”.
Anh này khoát tay súng
“Không giấy phép, không được vào”
và bà đã bỏ về nhà thẳng.
-------------
Những 'anh bộ đội giải phóng' này rất được trọng dụng thời đó và cả về sau này nữa. Kiểu gần giống như trọng dụng con em lãnh ạo bây giờ.
Một quyết định đúng đắn. May cho bà khi quyết định trở về Pháp.Vì với tính cách của bà, nếu không bị xử trong cải cách ruộng đất thì cũng sẽ chịu chung số phận của các ông Trần Đức thảo, Nguyễn Mạnh Tường... mà thôi.
Trả lờiXóaDự cảm của người phụ nữ chính xác hơn nam giới ,nó đã cứu bà .
Trả lờiXóaVâng , đúng thế!
XóaBảo vệ quyền to hơn Giám đốc, một hình thức quản lý lạ đời
Trả lờiXóaNghe nói Hồ chủ tịch có mời bà đến gặp và thuyết giải nhưng không kết quả ...Bà đã có suy nghĩ nhậy cảm đúng đắn . Trí tuệ cao là ở chỗ ấy .
Trả lờiXóasuýt nữa thì bà lại bị lừa, may cho bà là người có bản lĩnh và không háo ranh.
Xóachắc bà có những tính toán và dự cảm của riêng bà
Trả lờiXóaThật xót xa cho dân Việt. Ông Hồ rất yêu nước, rất giỏi thuyết phục người, nhưng ông đã chọn nhầm đường đi nên nay dân Việt khốn khổ. Trách ai đây? Phải chăng đây là oan nghiệp mà dân Việt phải gánh
Trả lờiXóaBà Nga là con của cụ Hoàng Huân Trung, đồng sáng lập hội Khai trí Tiến Đức với cụ Phạm Quỳnh, là em Giáo Sư Hoàng Cơ Nghị, hiệu trưởng trường Bưởi Chu Văn An. Các em của bà đều thành đạt và có tiếng tăm như: Nha sĩ Hoàng Cơ Bình, nguyên sáng lập viên Việt Nam Hưng Quốc Đảng;Luật Sư Hoàng Cơ Thụy, nguyên đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Lào và là tác gỉa bộ Việt Sử Khảo Luận; Hoàng Cơ Minh, nguyên phó Đô đốc Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà; Hoàng Cơ Long, luật sư; Hoàng Cơ Định, tiến sĩ Hoá học, nguyên khoa trưởng khoa Hoá của trường Kỹ Thuật Phú Thọ Sài Gòn nay là trường đại học Bách Khoa; Hoàng Cơ Trường,nguyên bác sĩ quân Y Việt Nam Cộng Hoà...
Trả lờiXóaGia thế lừng lẫy.
Trả lờiXóa