Nguyễn Hồng Kiên
8 - 12 -2018
Bác Ha-Duong Tuong và nhiều Bạn bè khác muốn nhà cháu NÓI KỸ HƠN ý kiến cá nhân, về cái biệt phủ xâm phạm rừng phòng hộ, lại đang được một số người cho rằng "phá đi là có lỗi với văn hóa chứ không phải đáng tiếc"
8 - 12 -2018
Bác Ha-Duong Tuong và nhiều Bạn bè khác muốn nhà cháu NÓI KỸ HƠN ý kiến cá nhân, về cái biệt phủ xâm phạm rừng phòng hộ, lại đang được một số người cho rằng "phá đi là có lỗi với văn hóa chứ không phải đáng tiếc"
Vầng, nhà cháu có CÒM trên tường nhà FBker Vu Hai Tran rằng: "Nhà cháu sẵn sàng trao đổi với Bất Cứ Ai về CÁI GỌI LÀ "giá trị văn hóa" của cái phủ này".
Tiếc là chả thấy ai còm lại.
Hồi còn chơi cờ-lốc, nhà cháu cũng đã có 1 entry GÓP Ý VỀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ở đó để anh Chương và bạn Ngô Hương (nhà cháu có được quen) nếu lưu ý thì cần phải Thay đổi. (Cái cờ-lốc "Gốc Sậy" bị phá, nhà cháu bị mất rất nhiều entry có tính chất Tư liệu, Khảo cổ học... ).
Bấy giờ, nhà cháu chân thành góp ý, trên tinh thần tôn trọng "1 tác phẩm trình diễn sắp đặt- installation art của 1 cá nhân làm nghề Sáng tác, nên không nói nhiều về sự Đúng-Sai, mà lưu ý những điểm RẤT SÁI về Văn hóa Cổ truyền, về Tâm linh... nên/cần/phải được BỎ đi.
+ Ví dụ: chó đá là Thần Gác cửa/Bảo hộ của từng nhà, từng xóm... chả nên Sưu tầm về thả thành đàn như thế kia. Đến chó thật mà mua về rồi thả chung còn Rách Chuyện chứ đừng nói...
Chó đá ở Việt Phủ Thành Chương.
.
.
Chó đá ở Việt Phủ Thành Chương. Ảnh: VOV.
(Gần đây, quan bí của huyện sở tại lại nhận định: "Tại đây có những con chó đá có tuổi đời mấy trăm năm. Những bộ sưu tầm của ông cực kỳ hiếm, ở Việt Nam chỉ còn duy nhất ở đó chứ không còn nhiều. “ (https://laodong.vn/…/noi-pha-phu-thanh-chuong-la-phi-bi-thu…) + Ví dụ: Chả nên đục lại hai tượng Chó (đặt phía ngoài cổng), hai tượng Quan hầu dắt ngựa (đặt phía trong cổng) cho dù đó là làm lại theo các tác phẩm Rất ĐẸP của nghệ thuật điêu khắc đá thế kỷ 17-18. Nhưng đó là các tượng Ở LĂNG MỘ.
Chính nhà cháu đi qua các tượng ở cổng phủ còn thấy sởn gai ốc...
Sau này, chỉ thấy hai Ông CHÓ được thay bằng 2 Ông VOI (vưỡn là dạng voi chầu ở đền thờ, lăng mộ).
+ Ví dụ: Là khu nhà nghỉ cuối tuần, mua lại mấy cái nhà cũ về dựng lại cũng hay, nhưng mất mất cảnh quan không gian thì... nhà ở làng, ở rừng (nhà sàn) thành nhà Phố mất rồi.
...
Sáng giờ, nhà cháu cố truy tìm xem bạn bè có ai còn lưu hộ entry ấy không, nhưng không thấy để hầu cả làng.
VẬY
Chỉ xin nói về công trình đầu tiên: cái CỔNG.
Có nhẽ có bác biết, có bác chửa biết cái cổng vào "Biệt/Việt phủ Thành Chương" đã được làm theo nguyên mẫu cổng làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang) .
Mặc dù đã được mô-li-phê, ghép thêm 2 cổng nhỏ 2 bên, nhưng cái cổng Biệt/Việt phủ vẫn Lênh khênh, Gầy guộc... chứ không Thân mật, Ấm áp... như cổng làng Thổ Hà.
Nguyên nhân là SAI TỶ LỆ !
Từ chiều cao vòm cổng, diện tích các mảng tường xây gạch trần hay đặt gạch rỗng... đến kích thước của 2 trụ biểu hai bên... mối thứ sai 1 ly... thành ra đi 1 dặm.
Rõ ràng những người phục dựng chưa/không THẤM được cái CHẤT VĂN HÓA VIỆT.
Nhiều bác, nếu không để ảnh hai cái cổng gần nhau, thì chắc sẽ bảo... Cũng đẹp đấy chứ 😃;)
Nhà cháu thì thấy khó hiểu khi một họa sỹ tài danh lại CHỊU ĐƯỢC một bản copy vừa Sai, vừa Xấu đến vậy.
Cuối cùng, chỉ xin BÁO CÁO là cổng làng Cổ, Xịn... CHỈ CÓ DUY NHẤT 1 LỐI VÀO CHO CẢ LÀNG !
Bác nào chửa tin, mà lại ít VỀ LÀNG như nhà cháu, cứ hỏi bác Gúc bằng 03 chữ "cổng làng cổ" rồi bấm Images !
À mà vâng, đây là cổng Phủ nên phải có lối cho chủ, lối cho gia nhân...
Vậy là rõ rồi:Đi sao chép cũng không xong thì sao gọi là "Văn hóa" nhỉ? Những ông "Văn nô" và"Trí rởm" mở mồm đi chứ!!!
Trả lờiXóaCông trình chắp chắp vá vá , có nét lai căng. Vậy mà cho rằng văn hóa cổ , hồn cốt Việt ... kể hơi quá lời . Có thể nhiều người đến xem ( kể cả người nước ngoài ) chẳng qua vì nó lạ , là điểm du lịch có người dắt đến , chứ chắc đâu là họ chủ động đến để tìm hiểu ...lịch sử đời sống văn hóa người Việt xưa.
XóaHỏi bác Dương Trung Quốc ấy !
XóaĐúng là phải cấp thêm đất cho " Việt phủ ..." như có ông sử gia đề xuất thì đàn chó đá mới đủ chỗ nô đùa . Không biết cái nghệ thuật sắp đặt này ( tương tự như hàng quan văn võ xếp hàng ở lăng ...tại Huế ) thể hiện văn hóa người Việt ở chỗ chi mô ?
Trả lờiXóaRõ thật là : Lỗ mũi mười tám gánh lông . Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho .
Tuyệt !
Trả lờiXóaQuá đúng! Thank Tiến Sỹ!
Trả lờiXóaNhiều lú luận thì nói kiểu nào cũng ổn. Giữ hồn cốt, vóc dáng, tôn trọng công năng. Người Việt cao dần, ô tô xe máy ra vào, vật dụng cũng không bé... Đình chùa nay phục dựng đều cao hơn xưa vì nền móng, vật liệu, thiết kế... đủ tin cậy. Không dùng tiền chùa, làm được thế cũng là quý. Bác học Anxtanh bị thầy giáo và người cùng lứa bảo là hâm!. Mọi thứ ít cầu lợi thì dễ dung.
Trả lờiXóa(1) Bác nào chửa tin, mà lại ít VỀ LÀNG như nhà cháu, cứ hỏi bác Gúc bằng 03 chữ "cổng làng cổ" rồi bấm Images !
Trả lờiXóa------------------
Gúc chắc là gúc gờ.
(2) Đúng là phải cấp thêm đất cho " Việt phủ ..." như có ông sử gia đề xuất thì đàn chó đá mới đủ chỗ nô đùa .
------------------
ông sử gia đề xuất, chắc là ông sử gia Dương Trung Quốc?
Đúng là trong Việt phủ TC nhiều người có cảm giác lai căng, khoe mẽ, trưng đồ ăn cắp mua được từ các đền chùa miếu mạo! Cảm ơn TS Kiên đã phân tích cho chúng tôi nhận ra nguyên nhân của cảm giác kia trước những đồ vật và sự xếp đặt có vẻ ngoài văn hóa song thực chất là phản văn hóa đó!
Trả lờiXóaTuyệt vời. Thưa Tiến sỹ, tôi cũng có ý nghĩ ấy và cũng chưa bỏ tiền ra để mua vé vào cổng Biệt/Việt này mặc dù tôi rất hay Phượt bằng xe máy đi các nơi !
Trả lờiXóaSát nhất mưu, cứu vạn thử là đây.
Trả lờiXóaThế nào là thượng tôn pháp luật? Khẩu hiệu "sống và làm việc theo pháp luật" là thế nào? Khẩu hiệu có từ bao giờ, trước hay sau có biệt phủ TC?
Trả lờiXóaThế nào là pháp bất vị thân?
Trả lờiXóaỞ ta, ai cũng bị đẩy ra khỏi chỗ thực của mình. Cho nên, các giá trị đều giả hiệu. Cái Việt phủ này cũng thế. Cảm ơn bạn Nguyễn Hồng Kiên. Thật may, thời thế đã khác, nếu không, giữa đông đảo "văn hóa giả", bạn sẽ nhừ đòn...
Trả lờiXóaXử lý việc làm sai trái mà không theo đúng luật , không dứt khoát , tùy tiện thì chẳng khác gì trọng tài bóng đá " bẻ còi " .
Trả lờiXóaXin chào TS.
Trả lờiXóaVề cổng làng, tôi thì nghĩ hơi khác TS, đã là nhái cổng làng, không nên làm chuẩn vì vi phạm sở hữu trí tuệ, Có nét giống là được rồi. Thêm 2 con voi cũng có thâm ý nói về sự chết nếu người Việt không cảnh giác, văn hóa cổ cũng chỉ là bia mộ thôi.
Về tượng chó đứng chầu, tôi cho là TS chưa hiểu thâm ý mượn chuyện cổ nói chuyện đương đại của tác giả trừ phi nếu anh Thành Chương là đảng viên.
Mạn phép bình luận, xin được cộng đồng chỉ giáo.
Cái phủ Thành Chương là một mớ hổ lốn sưu tập hỗn tạp, không có dấu ấn và không gian sáng tạo của môt nghệ sỹ.
Trả lờiXóađúng quá, nhưng lấy làm buồn vì cái ông Dương Trung Quốc dốt nát mà hay tán thối .
XóaMình có đén một lần vì thấy một số người ca ngợi hết lời, rồi không đến nữa vì đó là một đống hổ lốn tạp phế lù. Nên dẹp đi.
Trả lờiXóasưu tầm cổ vật nhiều khi là mua hàng ăn cắp ở đình chùa
Trả lờiXóaCá nhân tôi cho rằng : giá trị của từng cổ vật được anh Thành Chương sưu tầm có thể rất quý nhưng cách bài trí phối hợp thì không ổn như tác giả bài viết trên và nhiều ý kiến đã phân tích.
Trả lờiXóaCái ông Bí nào đó cho rằng không nên phá dỡ Việt phủ Thành Chương vì mấy con chó đá cổ hay mấy cái nhà phục cổ...vv ...là không thuyết phục vì nếu dỡ bỏ di dời đến nơi khác thì tốn kém không thành vấn đề với anh Thành Chương vì anh ấy có nhiều tiền do tài năng vẽ tranh, và chả cần nhà nước bỏ tiền ra mua lại vì nó là bộ sưu tập của cá nhân nên Thành Chương có thể hét giá trên trời.
Vấn đề nên khẳng định là : Phải thượng tôn pháp luật, công trình xây dựng vi phạm cấp phép và xây trên đất rừng phòng hộ thì buộc phải dỡ bỏ. Tài sản cổ vật của Thành Chương hãy để anh ấy bảo quản ông bí không cần lo hộ.
có bạn nói ông Chương muốn hiến lại cho nhà nước công trình này. Tôi nghĩ có mấy con chó đá ngoài ra là chẳng có gì để gọi là di sản văn hóa cả.
Trả lờiXóa