Khu lưu niệm Tố Hữu: Một tố cáo lóe sáng!
Trân Văn
VOA
VOA
04/12/2018
Tin Việt Nam sẽ chi 28 tỉ, trong đó một phần là ngân sách trung ương, một phần là ngân sách địa phương và một phần là những nguồn huy động hợp pháp khác để xây dựng “Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu” (1) chẳng khác gì một tố cáo!..
***
Việt Nam đang chìm trong biển nợ nần cả cũ lẫn mới. Trong một báo cáo về nợ nần quốc gia, Kiểm toán Nhà nước dự trù, năm nay, Việt Nam sẽ phải vay 195.000 tỉ đồng để hệ thống công quyền bù đắp bội chi, 146.770 tỉ đồng để trả nợ gốc và 40.000 tỉ đồng khác để cho vay lại. Kiểm toán Nhà nước ước đoán, đến cuối năm nay, nợ nần của Việt Nam sẽ xấp xỉ 63,9% GDP.
Tuy hệ thống công quyền khẳng định nợ nần chưa vượt ngưỡng an toàn theo tiêu chí của Việt Nam nhưng Ngân hàng Thế giới (WB) không lạc quan như vậy vì Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia dẫn đầu về tỉ lệ tăng trưởng của nợ nần (2). Rủi ro đang gia tăng khi trong vòng ba năm tới, chính quyền Việt Nam phải trả 50% tổng số nợ đã vay từ các nguồn trong nước.
Chẳng phải chỉ có WB cảnh báo về tính bền vững của tài khóa. Năm ngoái, sau khi thu thập số liệu, ông Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia thống kê của Liên Hiệp Quốc, công bố tính toán của ông, theo đó, tính đến hết 2016, nợ nần (bao gồm cả nợ của chính quyền lẫn nợ của khối doanh nghiệp nhà nước mà chính quyền phải trả thay nếu những doanh nghiệp này mất khả năng trả nợ) chung của Việt Nam xấp xỉ 431 tỉ Mỹ kim, tương đương 210% GDP. Kinh tế không những khó phát triển mà còn đối diện nguy cơ khủng hoảng (3).
Giảm chi thường xuyên (chi để duy trì hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền), kiểm soát chặt chẽ chuyện vay và sử dụng tiền vay, hạn chế tối đa những khoản đầu tư vô bổ, sớm kết thúc tình trạng tăng trưởng… nợ nần luôn luôn vượt xa tăng trưởng kinh tế, đã được các chuyên gia trong và ngoài Việt Nam, các tổ chức tài chính quốc tế xem là giải pháp duy nhất để tránh kinh tế - tài chính quốc gia sụp đổ.
Tuy nhiên trên thực tế, biên chế vẫn thế, thậm chí không những không giảm mà còn tăng. Đầu tư cho các công trình vô bổ như cổng chào, tượng đài, khu lưu niệm, quảng trường,… vẫn tiếp tục được phê duyệt. Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng nỗ lực hỏi vay cả ngoài lẫn trong nước. Nội lực của các nguồn thu, đặc biệt là nội lực của khối doanh nghiệp tư nhân suy giảm nhưng thuế, phí vẫn tăng. Chi thường xuyên nay đã xấp xỉ 70% tổng chi. Chi cho phát triển (đầu tư để gia tăng nguồn thu) vẫn giảm
***
Tuần trước, nhiều người Việt than “nhục” khi Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam gửi thư cho cả chính quyền TP.HCM lẫn chính phủ Việt Nam cảnh báo, sẽ dừng thi công tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên vì phía Việt Nam “chậm thanh toán” khoản tiền chừng 100 triệu Mỹ kim cho các nhà thầu của Nhật.
Chi phí đầu tư tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đã tăng từ 17.000 tỉ lên 47.000 tỉ. Nhật từng phê duyệt cho Việt Nam vay 42.000 tỉ (88,4%), Việt Nam phải chi thêm 11,6% vốn đối ứng (khoảng 5.000 tỉ). Bởi chính quyền TP.HCM không thể tự cân đối được khoản vốn đối ứng nên cậy tới chính phủ. Chính phủ thì khẳng định là có tiền nhưng phải chờ Quốc hội biểu quyết.
Xét ở góc độ kinh tế, cảm giác “nhục” khi xảy ra chuyện nhà thầu Nhật ngưng thi công vì phía Việt Nam “chậm thanh toán” không quan trọng bằng thiệt hại do dự án metro Bến Thành – Suối Tiên “chậm tiến độ” (không hoàn thành đúng dự kiến). Thiệt hại cho công quỹ sẽ là những chục ngàn tỉ.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) từng công bố một nghiên cứu cảnh báo, mỗi dự án đầu tư “chậm tiến độ” sẽ làm chi phí đầu tư tăng thêm 17,6% trong năm đầu tiên (trong đó có 6,5% là do lạm phát và 11,1% là do dự án không tạo ra lợi ích). Nếu thời gian hoàn thành dự án chậm từ hai đến ba năm, chi phí sẽ tăng đến 50% do những tác động phát sinh từ thâm hụt tài chính (4). Nếu dựa vào tính toán của ADB để tính thì có thể ước đoán ngay thiệt hại từ “chậm thanh toán” cho các nhà thầu Nhật đang thi công tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên là bao nhiêu.
Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên khởi công từ 2010 và lẽ ra phải hoàn thành hồi 2015 nhưng vì thiển hiểu biết khi soạn – lập dự án, quản trị - điều hành tồi khi thực hiện, năm 2018 sắp hết nhưng tuyến metro này vẫn còn dở dang và không viên chức hữu trách nào từ trên xuống dưới có thể trả lời câu hỏi, bao giờ dự án metro Bến Thành – Suối Tiên hoàn tất. 17.000 tỉ vốn đầu tư theo dự kiến ban đầu đã tăng lên gấp ba, chắc chắn sẽ còn tăng nữa vì cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam hết sức chậm chạp trong việc xem xét – phê duyệt quyết định điều chỉnh đầu tư.
***
Bất kể công khố thiếu trước, hụt sau, nợ nần tăng phi mã, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn soạn – lập, phê duyệt hết dự án đầu tư này đến dự án đầu tư khác kiểu Khu lưu niệm Tố Hữu. Tại sao lại xây Khu lưu niệm Tố Hữu - nhân vật mà học sinh cấp hai, cấp ba đã thôi không còn phải tụng niệm các tác phẩm của ông ta suốt bảy năm trung học như thế hệ cha anh, nhân vật mà Xuân Sách từng thay mặt văn giới Việt Nam khái quát cả về tính cách lẫn khả năng:
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây!
- vào lúc này?
Xét về bản chất, câu hỏi tại sao chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế lại chọn xây dựng Khu lưu niệm Tố Hữu vào lúc này (?), cũng chẳng khác gì những câu hỏi mà công chúng các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và nhiều triệu người Việt khác nêu ra cách đây chưa lâu: Tại sao lại xây Khu tưởng niệm Fidel Castro ở Quảng Bình, rồi Công viên Fidel Castro ở Quảng Trị?
Đặt những quyết định đầu tư Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… bên cạnh dự án metro Bến Thành – Suối Tiên để cân phân lợi - hại cho tiến trình phát triển, sẽ có thêm một câu hỏi nữa: Tại sao hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương rất mau mắn, sáng tạo trong việc tìm cho ra tiền, kể cả bán công thổ nhằm bù vào khoản thiếu hụt do ngân sách không kham nổi để hoàn thành cho bằng được Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… nhưng lại rất chậm chạp trong việc xem xét – phê duyệt những dự án như tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên?
Chỉ có một câu trả lời: Soạn – lập, phê duyệt, thực hiện những Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… an toàn hơn vì chỉ có “ta với ta”, còn những dự án như tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên phiền toái hơn vì dính đến Nhật. Nhật chẳng đã từng làm cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và nhiều viên chức của “ta” vỡ mặt vì “cắn” lầm ODA đó sao?
-------------------------
Tin Việt Nam sẽ chi 28 tỉ, trong đó một phần là ngân sách trung ương, một phần là ngân sách địa phương và một phần là những nguồn huy động hợp pháp khác để xây dựng “Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu” (1) chẳng khác gì một tố cáo!..
***
Việt Nam đang chìm trong biển nợ nần cả cũ lẫn mới. Trong một báo cáo về nợ nần quốc gia, Kiểm toán Nhà nước dự trù, năm nay, Việt Nam sẽ phải vay 195.000 tỉ đồng để hệ thống công quyền bù đắp bội chi, 146.770 tỉ đồng để trả nợ gốc và 40.000 tỉ đồng khác để cho vay lại. Kiểm toán Nhà nước ước đoán, đến cuối năm nay, nợ nần của Việt Nam sẽ xấp xỉ 63,9% GDP.
Tuy hệ thống công quyền khẳng định nợ nần chưa vượt ngưỡng an toàn theo tiêu chí của Việt Nam nhưng Ngân hàng Thế giới (WB) không lạc quan như vậy vì Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia dẫn đầu về tỉ lệ tăng trưởng của nợ nần (2). Rủi ro đang gia tăng khi trong vòng ba năm tới, chính quyền Việt Nam phải trả 50% tổng số nợ đã vay từ các nguồn trong nước.
Chẳng phải chỉ có WB cảnh báo về tính bền vững của tài khóa. Năm ngoái, sau khi thu thập số liệu, ông Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia thống kê của Liên Hiệp Quốc, công bố tính toán của ông, theo đó, tính đến hết 2016, nợ nần (bao gồm cả nợ của chính quyền lẫn nợ của khối doanh nghiệp nhà nước mà chính quyền phải trả thay nếu những doanh nghiệp này mất khả năng trả nợ) chung của Việt Nam xấp xỉ 431 tỉ Mỹ kim, tương đương 210% GDP. Kinh tế không những khó phát triển mà còn đối diện nguy cơ khủng hoảng (3).
Giảm chi thường xuyên (chi để duy trì hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền), kiểm soát chặt chẽ chuyện vay và sử dụng tiền vay, hạn chế tối đa những khoản đầu tư vô bổ, sớm kết thúc tình trạng tăng trưởng… nợ nần luôn luôn vượt xa tăng trưởng kinh tế, đã được các chuyên gia trong và ngoài Việt Nam, các tổ chức tài chính quốc tế xem là giải pháp duy nhất để tránh kinh tế - tài chính quốc gia sụp đổ.
Tuy nhiên trên thực tế, biên chế vẫn thế, thậm chí không những không giảm mà còn tăng. Đầu tư cho các công trình vô bổ như cổng chào, tượng đài, khu lưu niệm, quảng trường,… vẫn tiếp tục được phê duyệt. Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng nỗ lực hỏi vay cả ngoài lẫn trong nước. Nội lực của các nguồn thu, đặc biệt là nội lực của khối doanh nghiệp tư nhân suy giảm nhưng thuế, phí vẫn tăng. Chi thường xuyên nay đã xấp xỉ 70% tổng chi. Chi cho phát triển (đầu tư để gia tăng nguồn thu) vẫn giảm
***
Tuần trước, nhiều người Việt than “nhục” khi Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam gửi thư cho cả chính quyền TP.HCM lẫn chính phủ Việt Nam cảnh báo, sẽ dừng thi công tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên vì phía Việt Nam “chậm thanh toán” khoản tiền chừng 100 triệu Mỹ kim cho các nhà thầu của Nhật.
Chi phí đầu tư tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đã tăng từ 17.000 tỉ lên 47.000 tỉ. Nhật từng phê duyệt cho Việt Nam vay 42.000 tỉ (88,4%), Việt Nam phải chi thêm 11,6% vốn đối ứng (khoảng 5.000 tỉ). Bởi chính quyền TP.HCM không thể tự cân đối được khoản vốn đối ứng nên cậy tới chính phủ. Chính phủ thì khẳng định là có tiền nhưng phải chờ Quốc hội biểu quyết.
Xét ở góc độ kinh tế, cảm giác “nhục” khi xảy ra chuyện nhà thầu Nhật ngưng thi công vì phía Việt Nam “chậm thanh toán” không quan trọng bằng thiệt hại do dự án metro Bến Thành – Suối Tiên “chậm tiến độ” (không hoàn thành đúng dự kiến). Thiệt hại cho công quỹ sẽ là những chục ngàn tỉ.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) từng công bố một nghiên cứu cảnh báo, mỗi dự án đầu tư “chậm tiến độ” sẽ làm chi phí đầu tư tăng thêm 17,6% trong năm đầu tiên (trong đó có 6,5% là do lạm phát và 11,1% là do dự án không tạo ra lợi ích). Nếu thời gian hoàn thành dự án chậm từ hai đến ba năm, chi phí sẽ tăng đến 50% do những tác động phát sinh từ thâm hụt tài chính (4). Nếu dựa vào tính toán của ADB để tính thì có thể ước đoán ngay thiệt hại từ “chậm thanh toán” cho các nhà thầu Nhật đang thi công tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên là bao nhiêu.
Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên khởi công từ 2010 và lẽ ra phải hoàn thành hồi 2015 nhưng vì thiển hiểu biết khi soạn – lập dự án, quản trị - điều hành tồi khi thực hiện, năm 2018 sắp hết nhưng tuyến metro này vẫn còn dở dang và không viên chức hữu trách nào từ trên xuống dưới có thể trả lời câu hỏi, bao giờ dự án metro Bến Thành – Suối Tiên hoàn tất. 17.000 tỉ vốn đầu tư theo dự kiến ban đầu đã tăng lên gấp ba, chắc chắn sẽ còn tăng nữa vì cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam hết sức chậm chạp trong việc xem xét – phê duyệt quyết định điều chỉnh đầu tư.
***
Bất kể công khố thiếu trước, hụt sau, nợ nần tăng phi mã, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn soạn – lập, phê duyệt hết dự án đầu tư này đến dự án đầu tư khác kiểu Khu lưu niệm Tố Hữu. Tại sao lại xây Khu lưu niệm Tố Hữu - nhân vật mà học sinh cấp hai, cấp ba đã thôi không còn phải tụng niệm các tác phẩm của ông ta suốt bảy năm trung học như thế hệ cha anh, nhân vật mà Xuân Sách từng thay mặt văn giới Việt Nam khái quát cả về tính cách lẫn khả năng:
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây!
- vào lúc này?
Xét về bản chất, câu hỏi tại sao chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế lại chọn xây dựng Khu lưu niệm Tố Hữu vào lúc này (?), cũng chẳng khác gì những câu hỏi mà công chúng các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và nhiều triệu người Việt khác nêu ra cách đây chưa lâu: Tại sao lại xây Khu tưởng niệm Fidel Castro ở Quảng Bình, rồi Công viên Fidel Castro ở Quảng Trị?
Đặt những quyết định đầu tư Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… bên cạnh dự án metro Bến Thành – Suối Tiên để cân phân lợi - hại cho tiến trình phát triển, sẽ có thêm một câu hỏi nữa: Tại sao hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương rất mau mắn, sáng tạo trong việc tìm cho ra tiền, kể cả bán công thổ nhằm bù vào khoản thiếu hụt do ngân sách không kham nổi để hoàn thành cho bằng được Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… nhưng lại rất chậm chạp trong việc xem xét – phê duyệt những dự án như tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên?
Chỉ có một câu trả lời: Soạn – lập, phê duyệt, thực hiện những Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… an toàn hơn vì chỉ có “ta với ta”, còn những dự án như tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên phiền toái hơn vì dính đến Nhật. Nhật chẳng đã từng làm cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và nhiều viên chức của “ta” vỡ mặt vì “cắn” lầm ODA đó sao?
-------------------------
Chú thích
(1)http://daidoanket.vn/van-hoa/khoi-cong-khu-luu-niem-nha-tho-to-huu-vao-nam-2019-tintuc423512
(2)https://vov.vn/kinh-te/chi-tra-no-tang-nhanh-hon-tang-truong-de-doa-ben-vung-tai-khoa-761056.vov
(3) https://www.thesaigontimes.vn/156693/No-tra-no-va-khung-hoang.html
(4) http://baodansinh.vn/du-an-dau-tu-cong-diep-khuc-doi-von-cham-tien-do-d81577.html
Đơn giản thôi mà: được toàn quyền xoay xở, biết chắc không dân nào làm gì được mình, thực chi một, bỏ túi riêng hai, ba, năm, bảy....Hỡi ôi Việt Nam...
Trả lờiXóa