Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội:
Phủ Thành Chương có thể bảo tồn được
Dân trí
Dân trí
Thứ tư, 05/12/2018 - 12:00
Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội cho biết, muốn biết giá trị thực sự của Việt phủ Thành Chương trên địa bàn huyện Sóc Sơn thì cần phải lập hội đồng thẩm định.
Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội cho biết, muốn biết giá trị thực sự của Việt phủ Thành Chương trên địa bàn huyện Sóc Sơn thì cần phải lập hội đồng thẩm định.
>> Bí thư Sóc Sơn: Phá phủ Thành Chương rất phí, nhà Mỹ Linh phải dỡ một phần
>> Sở sẽ đập nát Việt Phủ Thành Chương để trồng cây rừng?
Sáng ngày 5/12, trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội khóa XV, ông Tô Văn Động nhận định, dưới góc độ “địa chỉ” thì Việt phủ Thành Chương đã thu hút du khách trong và ngoài nước trong nhiều năm qua đến tham quan.
“Viêt phủ Thành Chương cũng có sản phẩm mang tính truyền thống dân tộc và có thể bảo tồn được”, ông Tô Văn Động nêu quan điểm.
Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội
Tuy nhiên, theo ông Động, Việt phủ Thành Chương có giá trị ra sao, ở cấp độ nào thì cần phải có hội đồng đánh giá mới chính xác. “Nếu nhìn cảm tính thì không nói được gì, vì vấn đề văn hóa rất khó”, ông Động chia sẻ.
Việt phủ Thành Chương là một trong những công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc sở hữu của họa sĩ Thành Chương. Ông Phạm Xuân Phương – Bí thư huyện Sóc Sơn cho biết, công trình này không nằm trên đất rừng, mà thuộc đất nông nghiệp.
Theo ông Phương nếu phá Việt phủ Thành Chương thì rất lãng phí bởi đây là công trình có giá trị văn hóa, ít nơi có được. Và cũng nhờ có Việt phủ Thành Chương mà du khách trong và ngoài nước biết đến huyện Sóc Sơn nhiều hơn.
Việt phủ Thành Chương từ lâu đã là điểm tham quan quen thuộc của nhiều du khách
trong và người nước. (Ảnh: vietnampackagetravel)
Ông Phương cho biết, huyện Sóc Sơn vẫn đang chờ kết luận thanh tra toàn diện của Thanh tra TP về quản lý đất rừng trên địa bàn huyện. Khi có kết luận, huyện Sóc Sơn sẽ thực hiện nghiêm.
Tuy nhiên, ông Phương nêu mong muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất của phủ Thành Chương.
Quang Phong
________________
“Biệt thự 20 tầng” của ông bí thư
Lao Động
05/12/2018 | 16:47
Nếu chỉ đưa vào một chiếc máy xúc thì chỉ vài tiếng là xong, là tan hoang hết, là quá đơn giản. Ông bí thư huyện Sóc Sơn dù nhận lãnh gạch đá “đủ xây nhà 20 tầng”, nhưng ít ra ông cũng đã bảo vệ một suy nghĩ rất tình rằng: “Phá công trình Việt phủ Thành Chương đi rất phí là đúng, bởi mình không thể vô cảm, phải có sự nhìn nhận”.
Cách đây vài hôm, Việt phủ Thành Chương được nhà văn Nguyễn Văn Thọ kể lại từ cái “cội”: vùng đất cằn cỗi không cây nào mọc được, không dân nào canh tác nổi, chỉ toàn đá sỏi.
Rồi với biết bao tiền của và tâm huyết, bền bỉ suốt cả chục năm, một quần thể di sản được dựng lên với “ăm ắp hồn quê xứ Việt”.
Có lẽ vì thế có thể chia sẻ với Bí thư huyện Sóc Sơn Phạm Xuân Phương (ảnh) khi ông nói “phá là rất phí”. Không chỉ vì cái sự “cực kỳ hiếm”, sự “duy nhất”, mà ở đây còn là sự cân đo, là thái độ.
Lập tức quan điểm của ông đã nhận “gạch đá” đủ xây nhà 20 tầng! Bởi cách dễ nhất mà nhiều người sẽ lựa chọn trong trường hợp này: Chém gió thật mạnh, hô thật to - nương theo dư luận - rồi đâu lại vào đó, như đã từng - không chỉ ở Sóc Sơn.
Song dù gì thì cũng phải tuân thủ luật pháp. Với trường hợp này xin nghiêm túc đặt ra một câu hỏi: “Phá để được gì?”.
Và câu trả lời thật ra là rất rõ ràng: Cái được là duy trì trật tự xây dựng! Duy trì kỷ cương phép nước.
Nếu như một vị tướng không thể nhân danh sao vạch để xây biệt thự trong rừng cấm, nếu một quan chức không thể lấy cái ghế để đảm bảo ngôi biệt phủ trái phép, thì một nghệ sĩ cũng không thể nhân danh văn hóa để xây trái phép trên đất rừng.
Đó không chỉ là lẽ công bằng cho dân, mà đó còn là kỷ cương, phép nước.
Rồi với biết bao tiền của và tâm huyết, bền bỉ suốt cả chục năm, một quần thể di sản được dựng lên với “ăm ắp hồn quê xứ Việt”.
Có lẽ vì thế có thể chia sẻ với Bí thư huyện Sóc Sơn Phạm Xuân Phương (ảnh) khi ông nói “phá là rất phí”. Không chỉ vì cái sự “cực kỳ hiếm”, sự “duy nhất”, mà ở đây còn là sự cân đo, là thái độ.
Lập tức quan điểm của ông đã nhận “gạch đá” đủ xây nhà 20 tầng! Bởi cách dễ nhất mà nhiều người sẽ lựa chọn trong trường hợp này: Chém gió thật mạnh, hô thật to - nương theo dư luận - rồi đâu lại vào đó, như đã từng - không chỉ ở Sóc Sơn.
Song dù gì thì cũng phải tuân thủ luật pháp. Với trường hợp này xin nghiêm túc đặt ra một câu hỏi: “Phá để được gì?”.
Và câu trả lời thật ra là rất rõ ràng: Cái được là duy trì trật tự xây dựng! Duy trì kỷ cương phép nước.
Nếu như một vị tướng không thể nhân danh sao vạch để xây biệt thự trong rừng cấm, nếu một quan chức không thể lấy cái ghế để đảm bảo ngôi biệt phủ trái phép, thì một nghệ sĩ cũng không thể nhân danh văn hóa để xây trái phép trên đất rừng.
Đó không chỉ là lẽ công bằng cho dân, mà đó còn là kỷ cương, phép nước.
Anh Đào
Chỉ có thể tính tới bảo tồn nếu là công trình công (sở hữu Nhà nước). Còn bảo tồn dù sai phạm bình thường phải phá mà giữ bằng được và vẫn thuộc tư nhân thì nên dẹp, vì đến đời con của Họa sỹ khi đất đã được cấp sổ đỏ chính thức sẽ có thể bằng mọi cách chuyển đổi mục đích sử dụng – như xây quần thể dưỡng sinh kiếm lời – và lúc đó vẫn sẵn sàng có cả 1 nhóm lợi ích đồng ý – để rồi sau này lại lặp lại bài ca của NHÓM LỢI ÍCH HAY ĐỒNG PHẠM: KHÔNG THỂ ĐẬP QUẦN THỂ DƯỠNG SINH VÌ LÍ DO A, B, C …
Trả lờiXóaĐộc giả đồng tình với suy nghĩ của bác.
XóaChỗ này có đủ lí do để một công trình văn hóa của một Họa sĩ khả kính được chiếu cố tồn tại.
Trả lờiXóaChỗ kia có đủ lí do để một công trình nghỉ ngơi của một tướng quân khả cao được chiếu cố tồn tại.
Rồi đến một lúc nào đấy Hồ 7 mẫu trong 1 đêm mọc lên 1 tòa nhà chọc trời của 1 vị cao ngang trời,
và tất nhiên có kiện cáo,
và tất nhiên tòa nhà chọc trời đó có đủ lí được chiếu cố để tồn tại.
Nếu là công trình kiến trúc đẹp, có có giá trị về kinh tế, văn hoá, tâm linh. Nhà nước thể tịch thu sung công làm tài sản quốc gia, như vậy coi như cũng có giá trị răn đe những ai đang muốn biến của công thanh của riêng.
Trả lờiXóaCác bác có biết THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT là gì không ?
Trả lờiXóaĐúng sai cần minh bạch: không nằm trong rừng phòng hộ, thì có vi phạm luật xây dựng không. Không nên nói một chiều như Nguyễn Văn Thọ, hay vòng vo tam quốc như Tô Văn Động hay bí thư huyện ủy. Dù muốn dù không, cái đuôi lợi ích riêng vẫn sẽ lòi ra: Nguyễn Văn Thọ không dưới một lần khoe là bạn thân của Thành Chương, giám đốc sở và bí thư hẳn đã nhận được một phần "chạy tội" của họa sỹ "thức thời".Những vị cao to hơn cũng nhận như vậy, biệt phủ sẽ nghiễm nhiên tồn tại và các luật sẽ biến thành giẻ rách. Nếu Thành Chương sai, nhà nước có thể mua lại biệt phủ, chuyển về gần trung tâm thủ đô, cho du khách thuận tiện thưởng ngoại....Còn nhiều giải pháp hợp lý hợp tình khác nữa...
Trả lờiXóaTôi nghĩ để lại nơi này thì ít nhiều còn có lợi cho dân , cái nên đập là những mồ to mả đẹp của các đầy tớ dân trên cả nước , vì nó chỉ có lợi cho đảng , chứ dân là ông bà chủ không có lợi chút nào , mà còn còn mang họa cho dân.
Trả lờiXóaĐây không phải là :"nhân danh văn hóa để xây trái phép trên đất rừng", mà là "xây dựng công trình văn hóa trên đất rừng". Đập đi cũng có lý, nhưng đập đi thì vừa ngu vừa ác. Còn giữ lại thì như mn nói
Trả lờiXóaTheo tôi phải xét tới trách nhiệm của chính quyền địa phương. Họ có cho phép xây Việt phủ không. Ai cho phép thỉ xử người đó sao lại xử người xây dựng đã được phép. Người cấp phép là đại diện nhà nước kia mà.
Trả lờiXóaPhai xử kẻ đã để hoa sỹ Thành Chương xây dựng phủ, Nêu phải phá bỏ thi kẻ đã để ông Chương xây dựng phai đền bu thiệt hại cho ông Chương!
Trả lờiXóa"Đập đi thì vừa ngu vừa ác" - tôi đồng ý vs bạn này!
Trả lờiXóa