Việt Nam cần chấn chỉnh tình trạng truyền bá chính trị từ sân bóng đá
Phạm Lê Vương Các
6-12-2018
Việt Nam đang có tình trạng cổ động viên bóng đá khi đến sân vận động hay mang theo ảnh Cụ Hồ, Cụ Giáp hay cờ búa liềm của Đảng Cộng sản VN để cổ động cho đội nhà trong các trận đấu quốc tế, đã gây ra một số tranh cãi. Bài viết này sẽ xem xét liệu hành vi này có phù hợp với luật lệ quy định trong hoạt động bóng đá hay không.
Theo Quy định của FIFA về An toàn và An ninh của Sân vận động, tại khoản 1 điều 60 nêu rõ: “Việc thúc đẩy hoặc quảng bá các thông điệp chính trị hoặc tôn giáo hoặc có bất kỳ hành động chính trị hoặc tôn giáo nào khác, bên trong hoặc trong vùng lân cận của sân vận động, dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều bị nghiêm cấm trước, trong và sau trận đấu.”
Quy định này rõ ràng cho thấy việc cổ động viên mang hình ảnh những nhân vật chính trị hay biểu tượng đảng phái chính trị vào sân vận động nhằm cổ vũ bóng đá là cấu thành một hành động chính trị trong sân vận động, nó là một hành động bị nghiêm cấm theo quy định của FIFA.
Hành động chính trị này dù vô tình hay cố ý cũng đã tạo ra một hành động tuyên truyền chính trị đến từ sân vận động.
Dù tình trạng này diễn ra khá thường xuyên trong các trận bóng đá quốc tế tại Việt Nam, nhưng Ban tổ chức sân vận động cũng như Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam dường như không nhận thức đầy đủ quy định này để có hành động ngăn chặn kịp thời.
Đài truyền hình quốc gia khi sản xuất các trận đấu quốc tế tại Việt Nam cũng lạm dụng, thường xuyên hướng máy quay đến các cổ động viên mang tranh ảnh của những nhân vật chính trị không liên quan gì đến giải đấu.
Trong vấn đề này, nếu FIFA nhận được các báo cáo về tình trạng “hành động chính trị” trên sân vận động Việt Nam không bị ngăn chặn mà còn ngầm khuyến kích, truyền bá cho nó, thì Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam sẽ phải gặp nhiều rắc rối.
FIFA có các chế tài xử lý mạnh mẽ đối với các thành viên vi phạm quy định, từ phạt tiền, trừ điểm, cho đến cấm tổ chức, cấm thi đấu.
Hy vọng Liên đoàn bóng đá Việt Nam cần chấn chỉnh tình trạng này trước khi gặp rắc rối, cũng như cần nhanh chóng dịch văn kiện pháp lý của FIFA về các Quy định An toàn và An ninh của Sân vận động để phổ biến đến các hội cổ động viên và những người có trách nhiệm trên sân vận động.
Xem tài liệu chính thức tại: https://resources.fifa.com/mm/document/tournament/competition/51/53/98/safetyregulations_e.pdf
Phạm Lê Vương Các
6-12-2018
Việt Nam đang có tình trạng cổ động viên bóng đá khi đến sân vận động hay mang theo ảnh Cụ Hồ, Cụ Giáp hay cờ búa liềm của Đảng Cộng sản VN để cổ động cho đội nhà trong các trận đấu quốc tế, đã gây ra một số tranh cãi. Bài viết này sẽ xem xét liệu hành vi này có phù hợp với luật lệ quy định trong hoạt động bóng đá hay không.
Theo Quy định của FIFA về An toàn và An ninh của Sân vận động, tại khoản 1 điều 60 nêu rõ: “Việc thúc đẩy hoặc quảng bá các thông điệp chính trị hoặc tôn giáo hoặc có bất kỳ hành động chính trị hoặc tôn giáo nào khác, bên trong hoặc trong vùng lân cận của sân vận động, dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều bị nghiêm cấm trước, trong và sau trận đấu.”
Quy định này rõ ràng cho thấy việc cổ động viên mang hình ảnh những nhân vật chính trị hay biểu tượng đảng phái chính trị vào sân vận động nhằm cổ vũ bóng đá là cấu thành một hành động chính trị trong sân vận động, nó là một hành động bị nghiêm cấm theo quy định của FIFA.
Hành động chính trị này dù vô tình hay cố ý cũng đã tạo ra một hành động tuyên truyền chính trị đến từ sân vận động.
Dù tình trạng này diễn ra khá thường xuyên trong các trận bóng đá quốc tế tại Việt Nam, nhưng Ban tổ chức sân vận động cũng như Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam dường như không nhận thức đầy đủ quy định này để có hành động ngăn chặn kịp thời.
Đài truyền hình quốc gia khi sản xuất các trận đấu quốc tế tại Việt Nam cũng lạm dụng, thường xuyên hướng máy quay đến các cổ động viên mang tranh ảnh của những nhân vật chính trị không liên quan gì đến giải đấu.
Trong vấn đề này, nếu FIFA nhận được các báo cáo về tình trạng “hành động chính trị” trên sân vận động Việt Nam không bị ngăn chặn mà còn ngầm khuyến kích, truyền bá cho nó, thì Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam sẽ phải gặp nhiều rắc rối.
FIFA có các chế tài xử lý mạnh mẽ đối với các thành viên vi phạm quy định, từ phạt tiền, trừ điểm, cho đến cấm tổ chức, cấm thi đấu.
Hy vọng Liên đoàn bóng đá Việt Nam cần chấn chỉnh tình trạng này trước khi gặp rắc rối, cũng như cần nhanh chóng dịch văn kiện pháp lý của FIFA về các Quy định An toàn và An ninh của Sân vận động để phổ biến đến các hội cổ động viên và những người có trách nhiệm trên sân vận động.
Xem tài liệu chính thức tại: https://resources.fifa.com/mm/document/tournament/competition/51/53/98/safetyregulations_e.pdf
Ôi ! quê hương tôi không giống ai .
Trả lờiXóaTheo Quy định của FIFA về An toàn và An ninh của Sân vận động, tại khoản 1 điều 60 nêu rõ: “Việc thúc đẩy hoặc quảng bá các thông điệp chính trị hoặc tôn giáo hoặc có bất kỳ hành động chính trị hoặc tôn giáo nào khác, bên trong hoặc trong vùng lân cận của sân vận động, dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều bị nghiêm cấm trước, trong và sau trận đấu.”
Trả lờiXóa-------------------
Ui, thật vậy sao?
Việt Nam mấy ai biết những cái cấm đó của FIFA.
Cứ tưởng, bóng đá hay bất kì cái gì, cúp này cúp kia có được là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt tài tài của đảng ta. Mà đảng ta là ai, là bác Hồ kính yêu, vậy phải có ảnh bác, có cờ đỏ sao vàng, . . . để động viên khích lệ chứ.
Việt Nam vô địch, Việt Nam vô địch, Việt Nam vô địch.
Nếu tôi nhớ không nhầm , có lần sau trận thắng đá banh , người Thái cũng ăn mừng bằng rước hình ảnh Quốc vương của họ nhưng chỉ khác là Ngài không dơ nắm đấm .
Trả lờiXóaYêu mến tôn sùng một ai đó thì đâu phải là chính trị. Đó là quyền tự do của con người, ông Các ạ
Trả lờiXóaCĐV đội Liên Xô có bao giờ trưng hình Lenin, Stalin không? Mặc dù hồi đó họ tôn sùng các nhà độc tài này.
XóaTôi cũng thấy giơ hình mấy ông đó trông rất phản cảm, thấy sự tuyên truyền rất thô bỉ.
Trả lờiXóaTôi thấy đội Philippines đá còn tệ hơn đội bóng khoa của tôi hồi những năm 1990 (ĐHTH). Có gì mà tự hào?
Trả lờiXóaĐông Nam Á được coi là vũng sình (vùng trũng thấp nhất) của bóng đá thế giới. Nhạt phèo.
Cử quốc ca có là hành vi mang tính chính trị không?
Trả lờiXóaVà nếu tôi yêu thích một lãnh tụ nào đó và cầm theo ảnh lãnh tụ đó đi xem thì có hoàn toàn là chính trị không? Hay vì tôi trân trọng đóng góp văn hóa, nhân cách, đạo đức của họ.
Và hơn nữa, làm sao phân xuất được cái gì gọi là "việc thúc đẩy"?.
Có cấm được các cầu thủ vào đảng phái hay tham gia hệ thống chính trị không? Khi bản thân họ trên sân, có nguy cơ quảng bá cho một khuynh hướng chính trị nào đó. Ai cấm người ta nghĩ, cầu thủ đó đang thuộc tổ chức chính trị của tôi. Quản lý đến ý nghĩ à?
Nói phét nó vừa vừa, những năm 1990, tôi đá cho đội ĐHTH đây. Thường thôi, cả đội may ra có Tuyến và Thuần là biết dừng quả bóng cho gọn thôi. Ngay đội tuyển quốc gia, kỹ thuật cơ bản còn rất lởm khởm, xem lại băng những trận xưa đi.
Trả lờiXóaCòn ai mà chẳng bắt đầu từ những vũng sình mà đi lên. Không qua sân qua ngõ làm sao mà ra đường. Được vui há gì không vui mà phí đời giai đi.