Mai Nam Thắng
XEM CLIP CÔ GÁI QUẬT TÊN CƯỚP,
XEM CLIP CÔ GÁI QUẬT TÊN CƯỚP,
NGHĨ VỀ 2 Ý KIẾN CỦA Đ/C VÕ VĂN THƯỞNG
Trên mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip ghi lại khoảnh khắc tên cướp bị một cô gái quật ngã rồi dùng chiêu thức võ thuật khóa chặt làm tên này phải bật khóc van xin khiến nhiều người xem thích thú và thán phục.
Xem đoạn clip này, tôi chợt nghĩ tới 2 ý kiến mới đây của đ/c Võ Văn Thưởng, UV Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TW:
1/ Với tiêu đề “Báo chí chính thống không 'bất lực' trước mạng xã hội”, báo Tiền Phong cho biết ngày 18-11-2018, khi đến thăm và phát biểu tại bản báo, đ/c Võ Văn Thưởng nêu câu hỏi: “Liệu mỗi một tờ báo, hay tòa soạn báo, PV chuyên nghiệp đều bất lực, bó tay trước mạng xã hội mà mình không thể nào theo kịp không? Hay là mình chưa tìm ra cách gì đúng đắn trong điều kiện mạng xã hội phát triển như hiện nay?”.
2 ý kiến trên đây được đăng trên 2 tờ báo chính thống của Nhà nước. Với tinh thần đối thoại xây dựng, dân chủ và công khai mà Đảng ta đang khuyến khích, tôi xin trao đổi như sau:
1/ Mạng XH là một thành tựu của khoa học công nghệ, một kênh thông tin hữu ích, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Hiện nay có rất nhiều nguyên thủ các quốc gia trên thế giới và nhiều lãnh đạo cấp cao nước ta có tài khoản mạng XH để tương tác với công chúng, nắm bắt thông tin, điều chỉnh chính sách... Thực tế ở nước ta thời gian qua, một số chủ trương, quyết sách lớn cũng đã được điều chỉnh sau khi tiếp thu dư luận nhân dân trên mạng XH.
Tuy nhiên mạng XH có những mặt trái, hạn chế, nhược điểm... cần được quản lý, định hướng, ngăn chặn, xử lý, thậm chí là xử phạt theo qui định của pháp luật. Nhưng không vì thế mà đem báo chí chính thống của Đảng và nhà nước làm lực lượng đối lập với mạng XH; đặt vấn đề là “bất lực, bó tay” hay phải chiến thắng, phải quật ngã giống như cô gái quật và đánh tên cướp trong đoạn clip kia.
2/ Ngày nay ai cũng biết, tham nhũng là quốc nạn phá tàn phá hại đất nước và chỉ những người có chức, có quyền mới tham nhũng được. Đối tượng của ngành GD&ĐT là HS, SV, toàn một lũ tiêu tiền cha mẹ thì tham nhũng được cái gì mà phòng và chống? Mà phải giáo dục và quán triệt? Có chăng, chúng ta giáo dục cho các em không tiếp tay cho tham nhũng vặt bằng những hành vi chạy chọt, mua điểm, hối lộ thầy cô... Cao hơn, nhà trường phải giáo dục cho các em tinh thần dũng cảm đấu tranh với cái xấu, cái ác; không thờ ơ vô cảm với những hành vi tham nhũng; sẵn sàng đấu tranh, tố cáo tham nhũng như cô gái bất chấp nguy hiểm, dũng cảm lao vào quật ngã tên cướp kia. Mà những nội dung đó thì đã được tích hợp trong các môn Văn, Sử, Đạo đức, Chính trị, Giáo dục công dân... rồi; cần gì một chương trình phòng chống tham nhũng nữa?
Nói dại, nếu chẳng may lần này Bộ GD&ĐT chấp hành ngay và luôn chỉ thị của đ/c Võ Văn Thưởng, thì chắc chắn cái ba lô sách vở của HS các cấp sẽ oằn hơn. Và mục tiêu giảm tải chương trình giáo dục mà Nghị quyết TW về Chiến lược Cải cách Giáo dục đề ra, sẽ bị vô hiệu hóa. Phỏng ạ?
MAI NAM THẮNG ký tên
Mình rất tán đồng suy nghĩ của bạn MAI NAM THẮNG. Và rất buồn, vô cùng buồn vô cùng chán nản với đẳng cấp, nhân thức, trình dộ hiểu biết ,tư duy của một ông trong nhóm "vua tập thể" của đất nước. Tại sao Viêt Nam lại là "Đất nước không chịu phát triển"? Đây là một trong những bằng chứng rành rành.
Trả lờiXóaCó lẽ, ông Mai Nam Thắng (tác giả bài này) có chỗ hiểu chưa đúng.
Trả lờiXóa- Ô Võ Văn Thưởng nói báo chí Quốc Doanh phải làm thế nào THEO KỊP mạng xã hội (đang phát triển mạnh). Không thấy ông Thưởng chỉ thị báo chí phải "quật ngã" mạng xã hội
- Đưa nội dung chống tham nhũng vào chương trình học (môn Giáo Dục Công Dân) để các cháu được "miễn dịch" nghĩa là khi lớn lên thành công dân, các cháu sẽ không tham nhũng và sẽ chống tham nhũng.
Xin hiểu cho đúng.
Ôi, trình với độ.
Trả lờiXóaXin hãy giáo dục bọn người lớn đang giữ những chức vụ cao trong guồng máy nhà nước từ bỏ thủ đoạn cướp bóc đi, đối với học trò liên quan gì đến tham nhũng mà đưa vào chương trình giáo dục?
Trả lờiXóa