'Người phụ nữ ném giày' đã đóng phạt 750.000 đồng
Tuổi trẻ
23/10/2018 15:41
TTO - Chiều 23-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Thùy Dương cho biết bà đã đến Công an phường Bình Trưng Tây (Q.2, TP.HCM) làm thủ tục nộp phạt và nhận lại tang vật là chiếc giày mà bà Dương đã ném tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 20-10.
Như Tuổi Trẻ đã thông tin, trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn ĐBQH TP.HCM, bà Dương đã cầm giày của mình ném. Ngay sau đó, Công an phường Bình Trưng Tây ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thùy Dương.
Theo đó hành vi ném giày của bà Dương dù không trúng ai nhưng đã có hành vi vi phạm theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình".
Cụ thể, bà Dương bị phạt tiền từ 500.000 đồng -1 triệu đồng, đối với hành vi: "Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác". Cộng 500.000đ và 1 triệu đồng lại rồi chia hai, bà Dương bị xử phạt 750.000 đồng.
23/10/2018 15:41
TTO - Chiều 23-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Thùy Dương cho biết bà đã đến Công an phường Bình Trưng Tây (Q.2, TP.HCM) làm thủ tục nộp phạt và nhận lại tang vật là chiếc giày mà bà Dương đã ném tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 20-10.
Như Tuổi Trẻ đã thông tin, trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn ĐBQH TP.HCM, bà Dương đã cầm giày của mình ném. Ngay sau đó, Công an phường Bình Trưng Tây ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thùy Dương.
Theo đó hành vi ném giày của bà Dương dù không trúng ai nhưng đã có hành vi vi phạm theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình".
Cụ thể, bà Dương bị phạt tiền từ 500.000 đồng -1 triệu đồng, đối với hành vi: "Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác". Cộng 500.000đ và 1 triệu đồng lại rồi chia hai, bà Dương bị xử phạt 750.000 đồng.
TL
_____________
Cuộc đấu giá chiếc giày (dép) của Nguyễn Thị Thùy Dương vẫn đang tiếp tục.
Cuộc đấu giá chiếc giày (dép) của Nguyễn Thị Thùy Dương vẫn đang tiếp tục.
Hiện đã có người trả tới 25.000.000 đ (Hai mươi nhăm triệu) cho chiếc giày trên. Số tiền thu được sẽ trao lại cho cô Thùy Dương.
Tôi không có tiền để tham gia đấu giá, nhưng xin phép mọi người ,tôi đánh giá rất cao việc đấu giá báu vật này . Tôi cũng trộm nghĩ chiếc dép của người phụ nữ Việt nam anh hùng , lại được dùng vào dịp 20 tháng 10 sáng giá lắm .Mọi người ơi , phải bỏ giá hàng trăm triệu đi.
Trả lờiXóaTôi xin trả giá 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng).
XóaPhải ngăn chặn việc đấu giá giày ngay, kẻo nhiều bao tải giày đã và đang chuẩn bị quăng vào mặt quan chức VN !!!
XóaĐấu giá chiếc giầy sẽ đi vào lịch sử . Ý tưởng tuyệt vời !. Nên thêm chữ ký của Thùy Dương vào chiếc giầy để bảo đảm chính xác đó chính là chiếc giầy đã lao đi trúng đích và lập kỳ tích .
Trả lờiXóa- Nhìn hình, gọi là giày ổn không? Gọi là GUỐC được không?
Trả lờiXóa- Đây là chiếc guốc (giày, vật lạ) vô giá. Cùng với khẩu súng hoa cải Đoàn Văn Vươn và... sau này sẽ vào Bảo tàng lịch sử, sách giáo khoa.
- Phòng ngủ các chính khách sa lông, ôn quan... nên treo bức ảnh này hay chân dung ai đó?
Tùy theo cách gọi của từng địa phương . Ngoài Bắc , nhiều nơi loại này gọi là " dép " ; ( Giày thì bao gần kín bàn chân ) .
XóaĐKP giảng viên một trường đại học ở TP.HCM ghi cảm tưởng trên FB của anh “Con gia đình cách mạng ném giày vào mặt cán bộ cách mạng là hồng phúc của dân tộc”.Đây là câu trả lời có ý nghĩa nhất (cũng là lời động viên "cảm động" nhất) với bà QT trong nhưng ngày này
Trả lờiXóaĐề nghị 250. 000.000 VNĐ!
Trả lờiXóaHình như chiếc giày này đã được hai bà Trưng đánh giặc ?
Trả lờiXóaMột việc làm kịp thời và có ý nghĩa .
Trả lờiXóaChiếc giày đó sau này sẽ trở thành vật vô giá khi đất nước chuyển qua chế độ dân chủ.
Trả lờiXóaNgày cô Dương ném giày có thể sẽ trở thành ngày phụ nữ Việt Nam,chứ không phải cái ngày thành lập một tổ chức nối dài của đảng như hiện nay.
Tôi cũng ủng hộ việc làm sáng tạo này!
Trả lờiXóaThùy Dương xứng đáng con cháu Bà Trưng, Bà Triệu. ủng hộ em
Trả lờiXóaTôi trả 30 triệu và đề nghị một chữ ký của chủ nhân trên đó để tăng thêm giá trị...
Trả lờiXóaTheo tôi, nên giữ chiếc giầy làm của chung, hoạc ai đấu giá thành công cũng nên giữ để sau này trưng bày trong triển lãm như là chứng tích lịch sử.
Trả lờiXóaVâng. Đúng là phải có chữ ký của Thùy Dương.
Trả lờiXóaMột việc thật ý nghĩa.
Trả lờiXóaChị Dương sẽ đi vào Lịch sử.
Chiếc Giày sẽ đi vào Lịch sử.
Cuộc Đấu giá sẽ đi vào Lịch sử.
và Người trúng 'số độc đắc' sẽ đi vào Lịch sử.
Chị Dương sẽ dùng số tiền đó để lại làm những việc có ý nghĩa
(như ủng hộ các tù nhân lương tâm đang an dưỡng trong các nhà tù)
và hành động đó lại cũng đi vào Lịch sử.
"bị phạt tiền từ 500.000 đồng -1 triệu đồng, đối với hành vi: "Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác"." Cô Minh Hạnh và một số anh chị em khác nghiên cứu nhé
Trả lờiXóaHình ảnh quá đẹp ; Trông giống như hình bà Trưng lẫm liệt ngự trên lưng voi , vung thanh bảo kiếm xông thẳng vào quân thù Hán tặc .
Trả lờiXóaTôi ước mơ ít năm nữa , ngày sinh của Thùy Dương người phụ nữ anh hùng ném giày ( dép ) sẽ được chọn là ngày phụ nữ Việt nam . Không chọn ngày xảy ra sự kiện , bởi vì nó trùng với ngày cũ chẳng có ý nghĩa gì .
Trả lờiXóaThật là tuyệt vời khi bạn nào đó đã đưa ra sáng kiến" đấu giá chiếc giày" của cô Thùy Dương mà tôi chỉ biết trên ảnh và, về sự kiện mạnh mẽ, đanh thép đáp trả chính quyền khi nỗi uất hận đã vượt quá giới hạn chịu đựng của người dân. Chiếc giày, đơn giản vậy nhưng nó đã thành vũ khí khi con người "không có một tấc sắt trong tay". Đúng như Cụ Hồ đã kêu gọi người dân khi căm thù uất hận thì "Có gì dùng nấy (nguyên văn: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì....". Chiếc giày đã trở thành vật chứng của lịch sử. Hãy giữ lại nó, bảo tồn nó để một ngày kia, "bảo tàng" của sự uất hận, không chỉ Thủ Thiêm, để con cháu ta được biết về sự kiện của không chỉ của Thùy Dương, do Thùy Dương mà là của con dân đất Việt thời tăm tối và tham nhũng tràn lan...
Trả lờiXóa