Đỗ Ngọc Thống
THƯ DẶN CON
Hà Nội 27-09-2018
Hôm nay ba ngồi xem truyền hình trực tiếp đám tang tiễn đưa chủ tịch nước về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê ông. Xem xong thấy buồn quá và viết thư cho con.
Ba có người bạn là Bộ trưởng, lúc chiều ba nói với ông ấy: “anh đã chuẩn bị để sau này nếu ra đi thì về chỗ nào chưa?”. Ông ấy cười và bảo “lo gì”. Ba nói: “không lo sao được, hôm nay anh không thấy trong đám tang chủ tịch nước, vị lãnh đạo nào chẳng “trông người mà ngẫm đến ta”. Tôi chắc vị nào cũng đã nghĩ: sau này tang lễ của mình sẽ được tổ chức thế nào? Nằm ở đâu? Trong khuôn viên bao nhiêu mét vuông? Nghi lễ thế nào, có được tổ chức cấp quốc gia? Liệu có mấy ngàn người bỏ hết công việc đến dự không? Nếu về quê thì sẽ có bao nhiêu xe pháo, bao nhiêu quan chức lãnh đạo từ TW đến các địa phương cũng bỏ hết mọi công việc để đến dự tang lễ của mình? Liệu có hàng ngàn người dân đổ ra đứng hai bên đường khi xe đi qua, rồi lại có người không biết thật hay không còn đỏ hoe cả mắt? Và nếu họ đến dự đông thế thì lấy chỗ nào mà chứa hết? Cho nên dứt khoát phải chọn cho được mảnh đất như sân vận động quốc gia, đường xá phải khang trang rộng rãi, xe cộ vào ra phải thông thoáng thì mới ổn… Nghe thế, ông bạn ba không nói gì nhưng thấy không cười nữa.
Hiện nay ba vẫn mạnh khỏe, nhưng nếu sau này ba mất thì thế nào nhỉ? Tất nhiên ba chỉ là người dân bình thường; làm sao so sánh được với các công thần, những người đứng đầu đất nước. Cho nên nếu ba ra đi thì dứt khoát là điện táng nhé. Làm thế sẽ rất vệ sinh, nhanh gọn, đỡ vất vả cho con cháu, ít phiền hà đến mọi người và lại được tiếng là làm theo lời dặn của Bác Hồ. Ba cứ nghĩ dù là ai thì cũng chỉ là công dân, phải công bằng trước pháp luật; là đảng viên, làm cán bộ lãnh đạo càng to, càng phải gương mẫu hơn.
Ba cũng đã chuẩn bị cho mình mấy mét vuông đất ở vùng đồi tại quê nhà. Trên mảnh đất ấy có ông nội mà các con phải gọi là cố và bố mẹ của ba, tức ông bà của các con. Ba chỉ cần 3 mét vuông thôi, cần hàng ngàn mét để làm gì, mà có muốn cũng không được. Đất ba chọn cũng chỉ là đất đồi sỏi đá, không phải đất cấy trồng được lúa ngô gì, nên cũng chẳng lãng phí hay phát sinh tranh chấp. Cuối cùng ba rất băn khoăn, không biết nguyên thủ các quốc gia phát triển như nước Đức mà con đang sống, khi họ mất thì sẽ được tổ chức thế nào? Nước họ giàu thế nhưng liệu họ tổ chức tang lễ quốc gia có tốn kém thế không hay họ còn làm to hơn nước mình? Vì như người ta hay nói “phú quý sinh lễ nghĩa”. Nhưng ba đoán họ chẳng làm thế đâu, vì họ sống rất lí trí, luôn nghĩ: chết là hết thôi, tốn kém thế làm gì và làm thế lại tạo nên một tiền lệ xấu. Không biết thế có đúng không, nhưng ba đã nghĩ thế.
THƯ DẶN CON
Hà Nội 27-09-2018
Hôm nay ba ngồi xem truyền hình trực tiếp đám tang tiễn đưa chủ tịch nước về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê ông. Xem xong thấy buồn quá và viết thư cho con.
Ba có người bạn là Bộ trưởng, lúc chiều ba nói với ông ấy: “anh đã chuẩn bị để sau này nếu ra đi thì về chỗ nào chưa?”. Ông ấy cười và bảo “lo gì”. Ba nói: “không lo sao được, hôm nay anh không thấy trong đám tang chủ tịch nước, vị lãnh đạo nào chẳng “trông người mà ngẫm đến ta”. Tôi chắc vị nào cũng đã nghĩ: sau này tang lễ của mình sẽ được tổ chức thế nào? Nằm ở đâu? Trong khuôn viên bao nhiêu mét vuông? Nghi lễ thế nào, có được tổ chức cấp quốc gia? Liệu có mấy ngàn người bỏ hết công việc đến dự không? Nếu về quê thì sẽ có bao nhiêu xe pháo, bao nhiêu quan chức lãnh đạo từ TW đến các địa phương cũng bỏ hết mọi công việc để đến dự tang lễ của mình? Liệu có hàng ngàn người dân đổ ra đứng hai bên đường khi xe đi qua, rồi lại có người không biết thật hay không còn đỏ hoe cả mắt? Và nếu họ đến dự đông thế thì lấy chỗ nào mà chứa hết? Cho nên dứt khoát phải chọn cho được mảnh đất như sân vận động quốc gia, đường xá phải khang trang rộng rãi, xe cộ vào ra phải thông thoáng thì mới ổn… Nghe thế, ông bạn ba không nói gì nhưng thấy không cười nữa.
Hiện nay ba vẫn mạnh khỏe, nhưng nếu sau này ba mất thì thế nào nhỉ? Tất nhiên ba chỉ là người dân bình thường; làm sao so sánh được với các công thần, những người đứng đầu đất nước. Cho nên nếu ba ra đi thì dứt khoát là điện táng nhé. Làm thế sẽ rất vệ sinh, nhanh gọn, đỡ vất vả cho con cháu, ít phiền hà đến mọi người và lại được tiếng là làm theo lời dặn của Bác Hồ. Ba cứ nghĩ dù là ai thì cũng chỉ là công dân, phải công bằng trước pháp luật; là đảng viên, làm cán bộ lãnh đạo càng to, càng phải gương mẫu hơn.
Ba cũng đã chuẩn bị cho mình mấy mét vuông đất ở vùng đồi tại quê nhà. Trên mảnh đất ấy có ông nội mà các con phải gọi là cố và bố mẹ của ba, tức ông bà của các con. Ba chỉ cần 3 mét vuông thôi, cần hàng ngàn mét để làm gì, mà có muốn cũng không được. Đất ba chọn cũng chỉ là đất đồi sỏi đá, không phải đất cấy trồng được lúa ngô gì, nên cũng chẳng lãng phí hay phát sinh tranh chấp. Cuối cùng ba rất băn khoăn, không biết nguyên thủ các quốc gia phát triển như nước Đức mà con đang sống, khi họ mất thì sẽ được tổ chức thế nào? Nước họ giàu thế nhưng liệu họ tổ chức tang lễ quốc gia có tốn kém thế không hay họ còn làm to hơn nước mình? Vì như người ta hay nói “phú quý sinh lễ nghĩa”. Nhưng ba đoán họ chẳng làm thế đâu, vì họ sống rất lí trí, luôn nghĩ: chết là hết thôi, tốn kém thế làm gì và làm thế lại tạo nên một tiền lệ xấu. Không biết thế có đúng không, nhưng ba đã nghĩ thế.
Tạm biệt nhé và nhớ lời ba dặn đấy.
Ba T.
P/S: không phải 3 x đâu nhé.😉
Nhìn cái đám tang đủ biết bọn cầm quyền mang tư tưởng thế nào về dân về nước. Báo chí xu nịnh đủ kiểu "Trời khóc tiễn đưa", "Dân đội mưa đón cố chủ tịch", "Dân đỏ mắt khóc", "Xe tang uy nghi",... đọc muốn lộn mửa mấy lần !
Trả lờiXóaChuẩn bị được mấy m2 là quá tốt rồi, sợ mai kia đám thảo dân ta không đủ tiền mua mấy m2 để nằm yên.
Trả lờiXóaTôi có một ông bác họ . Khi đến 60 tuổi , theo tục lệ của nhiều người miền Bắc, ông sắm sẵn cho mình một cỗ áo quan . Nhưng sự đời lại lắm cái trớ trêu . Mới sắm áo quan được vài tháng, con trai lớn của ông qua đời tuổi mới ngoài 30. Vợ chống mới ra riêng, kinh tế gia đình eo hẹp, ông phải lấy cỗ áo của mình để mai táng người con ! Mãn tang xong người con, thấy mình mỗi ngày già yếu , ông lại sắm cho mình một cỗ áo quan khác . Thật không ngờ, 2 năm sau anh con trai kế anh nó lại qua đời vỉ TNGT . Anh này mới cưới vợ , ông lại phải dùng cỗ áo quan của mình để lo hậu sự cho con . Lo xong đám tang cho con, ông buồn rầu , chẳng thiết gì nữa , rồi đổ bệnh và chết . Bây giờ, kinh tế gia đình kiệt quệ, ông chắng còn con trai để lo và khóc thương , bà vợ
Trả lờiXóanghèo phải đi vay mượn để lo đám tang cho chồng !
"Phú quý sinh lể nghĩa", tiền của đất đai của nước của dân tôi nghĩ cần phê phán các quan to làm lăng tẩm còn hơn cả thời phong kiến đế quốc mà Việt minh ra sức đánh đổ...
XóaCựu thủ tướng Đức Helmut Kohl là cha đẻ của nước đức thống nhất và một liên minh châu Âu như ngày hôm nay. Ông qua đời, cả châu Âu để tang. Đám tang đơn giản mà trang trọng, thi hài ông được an táng tại một góc nhà thờ Speyer bên bờ sông Rhine, bên cạnh các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử châu Âu, nằm gần Ludwigshafen là nơi ông sinh ra.Đơn giản không có đám tang hoành tráng, không có mộ phần to lớn. Chỉ có sự nghiệp của ông là được nước Đức, châu Âu và cả thế giới ghi nhận.
Trả lờiXóaNgười VN ta thật kỳ lạ! Lúc sống không chăm chỉ làm việc tu thân tích đức. Chỉ chăm chăm nghĩ kế mánh mung đánh quả chạy chọt đủ kiểu để làm giàu cho bản thân đã đành , cho vợ cho con đã đành, lại lo cả cho họ hàng hàng hốc. rồi lo cho lúc chết đặt ở đâu bao nhiêu m2 ...mãn nguyện lắm ! Thì ra làm người VN cực khổ trên đống tiền !
Trả lờiXóaPhải lẽ lắm, thưa bác Đỗ Ngọc Thống. Con bác hẳn nghe bác rồi. Hy vọng một đôi nhân vật chóp bu biết đến và thấm được bài này. Như bài của Vũ Hữu Sự. Chúc bác lan tỏa sâu rộng lương tri đáng trân trọng của bác và những người như bác...
Trả lờiXóa