HOÀNG ĐẾ PHẢI THOÁI VỊ VÔ ĐIỀU KIỆN, BẰNG KHÔNG SẼ BỊ CÁCH MẠNG XỬ LÝ!
Bùi Quang Minh
Bùi Quang Minh
Nhà nào cũng nhộn nhịp may cờ, dán cờ, viết khẩu hiệu; các đoàn thanh niên nam nữ mang gậy gộc, giáo mác bắt đầu từ nông thôn kéo vào thành phố (Huế); thanh niên tiền tuyến, bảo an binh và cả lính hộ Thành đều đã ngả theo cách mạng. Huế là một thành phố, nhiều người đeo bài ngà nhất trong toàn cõi Việt Nam, mà từ ngày 22 tháng 8 tuyệt đối không thấy một người nào đeo bài ngà đi ngoài phố nữa.
Trong khi đó thì từ chiều hôm trước, 21 tháng 8, cờ vàng của nhà vua đã bị hạ. Công tác này do một nhóm sinh viên thân Việt Minh nằm vùng trong Trường Thanh niên Tiền tuyến cầm đầu bởi Đặng Văn Việt, sau này là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Trung Bộ. Ông kể lại: "Tôi lên gặp chỉ huy truyền lệnh: "Hạ cờ cũ - Treo cờ mới". Có lẽ uy thế Việt Minh quá mạnh, không gặp một phản ứng nhỏ nào. Vì đằng sau chúng tôi là hàng vạn nhân dân Thừa Thiên Huế, bừng bừng khí thế như một ngọn sóng thần đang chuẩn bị xông lên lật đổ chế độ quân chủ, lập nên nền Cộng hòa Việt Nam... Lúc ấy là giờ mùi (khoảng 14 giờ). Ất Dậu tức 21-801945 trước 2 hôm ngày giành chính quyền ở Huế (23-8-1945).
Đến gần trưa cùng ngày, nhà vua Bảo Đại nhận được tối hậu thư của Việt Minh đòi ông phải trả lại chính quyền cho nhân dân và hứa sẽ bảo đảm tính mạng, tài sản cho hoàng gia với các điều kiện như sau:
Thứ nhất: Nhà vua phải giao lại cho chính quyền cách mạng đội lính khố vàng, với tất cả trang bị, vũ khí, đạn dược.
Thứ hai: Nhà vua phải báo cho Nhật biết là triều đình đã trao tất cả quyền bính cho Chính quyền cách mạng rồi.
Thứ ba: Nhà vua phải điện ra lệnh cho tất cả các tỉnh trưởng là phải giao chính quyền cho cách mạng tức là cho Việt Minh.
Cuối cùng là nhà vua phải trả lời trước 13 giờ 30 phút ngày 23 tháng 8 năm 1945 và cử ông Phạm Khắc Hòe làm liên lạc giữa nhà vua và chính quyền cách mạng.
Bức thư được ghi là của "Thành bộ Việt Minh tỉnh Nguyễn Tri Phương" nhưng không có người ký tên.
12 giờ 25 phút, nhà vua đích thân chủ tọa cuộc họp chính phủ trả lời tối hậu thư của Việt Minh, góp ý cho chiếu thoái vị và chính phủ tuyên bố ngưng hoạt động. Về phía chính phủ có sự hiện diện của Thủ tướng Trần Trọng Kim, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ nội vụ Trần Đình Nam, Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo, Bộ trưởng Tiếp tế Nguyễn Hữu Thí.
Thì đã "xử lý" Phạm Quỳnh đấy thôi. Ngay ở Huế!
Trả lờiXóaĐúng là một cuộc cướp chính quyền.
Trả lờiXóaTưởng rằng VM lật đổ ngai vàng Bảo Đại, Dân VN sẽ lên làm chủ . Không phải vậy . Một ngai vàng khác dựng lên cho một ông hoàng mới !
Trả lờiXóa