Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

ĐÁM TANG PHAN KHÔI

Ông bà Phan Khôi. Ảnh: Tư liệu

Đám tang Phan Khôi

Minh Diện

Quan tài cha tôi đặt trên chiếc xe song mã màu đen. Đó là loại quan tài xấu nhất được mua phân phối giá hai đồng bảy hào năm xu. Sáu mảnh gỗ tạp, bào qua loa, vênh vẹo đóng đinh qua loa, không sơn phết,tấm thiên, tấm địa và bốn góc đều hở. Trên nóc quan tài chỉ có ba nén nhang cắm vào quả trứng luộc để trong chén cơm. Không nến, không hoa. Không có một vòng hoa, một bông hoa nào trong đám tang cha tôi. Ngoài con ngựa già kéo xe, chỉ có 10 người đưa đám, kể cả hai nhân viên dịch vụ mai táng và người đánh xe ngựa. Người bạn, người đồng nghiệp duy nhất của cha tôi là nhà thơ Yến Lan, còn lại là người trong gia đình. Chúng tôi bấu víu vào nhau, đẩy chiếc xe ngựa lăn bánh chậm chạp ra khỏi con hẻm, đi về hướng cửa Đông. Người hàng phố đứng nhìn đám tang vội vã quay đi. Không ai dám tới dự và đưa cha tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng. Họ đều sợ liên lụy . Lúc cha tôi còn sống họ sợ đã đành, giờ cha tôi đã chết mà họ vẫn sợ.

Chiều mùa Đông gió mưa hun hút, lạnh tê tái. Chiếc xe ngựa mầu đem và một dúm người mẩu đen vón vào nhau líu rứu ra hướng cửa Đông. Mẹ tôi bảo dừng lại một phút cho cha tôi chào Hà Nội một lần cuối. Mẹ tôi và chúng tôi thay mặt cha tôi quỳ xuống lạy ba lạy. Tôi nhớ những ngày mới về tiếp quản Thủ Đô, cha tôi thường dẫn chúng tôi đi thăm năm cửa ô và ba sáu phố phường Hà Nội, kể cho chúng tôi nghe về cụ ngoại tôi, Tổng đốc Hoàng Diệu.. 

Ông Phan An vừa lom khom chậm rãi bước đi trong con hẻm phố Thuốc Bắc (Hà Nội) vừa kể về đám tang của cha mình, nhà báo, nhà văn Phan Khôi. Ông cứ nhắc đi nhắc lại, giọng nói như nấc lên: 

- Không có đám tang nào ảm đạm như đám tang cha tôi! Không có đám tang nào buồn thảm, thê lương như đám tang cha tôi! 

Một lần nữa Phan An lại từ Đà Nẵng ra Hà Nội, tìm về căn nhà số 73 hẻm phố này, nơi cha ông đã sống những ngày cuối cùng. Ông tìm về quá khứ, tìm về nỗi đau xót mà gần hết cuộc đời vẫn chưa thể nguôi ngoai được. 

Cụ Phan Khôi sinh ngày 6-10-1887 tức 20-8 năm Đinh Hợi, ở làng Bảo An, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Ông nội cụ là Phan Nhu, thân phụ là Phan Trần đều là bậc trí thức nổi tiếng. Mẹ cụ là Hoàng Thị Lê con gái của Tổng đốc Hà Nội, Hoàng Diệu, người đã chỉ huy quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Khi Hà Thành thất thủ, ông tự vẫn ở Võ Miếu ngày 25-4-1882 , quyết không để rơi vào tay giặc . Chú ruột Phan Khôi là Phan Dinh cha của nhà cách mạng Phan Thanh và Phan Bôi, tức Huỳnh Hữu Nam ,nguyên Bộ trưởng bộ nội vụ chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Phan Khôi có người em gái là mẹ vợ cùa nhà văn Vũ Ngọc Phan và tướng Nguyễn Sơn. Với một gia thế như vậy nên Phan Khôi được học hành tử tế, và với bản chất thông minh nên cụ là một người đa tài, và với tài năng vượt trội , cụ là một người mạnh mẽ, bộc trực không chịu cúi luồn.
 
Trích từ bài: "Sao lại tâm hồn vong bản" của nhà báo Minh Diện.
 

8 nhận xét :

  1. Cụ Phan Khôi xuất thân gia đình giòng dõi và yêu nước, cụ vốn khinh thường loài vô lại, suốt ngày cứ bắt người ta treo hình của mình lên mà xưng tụng nên cụ viết bài báo Ông Bình Vôi, cụ cho rằng cái loại người ấy càng sống càng tồi.
    Không hiểu ông Hồ có ganh ghét với cụ hay không mà nỡ đối xử với một một bậc trí thức thanh cao và tao nhã tệ đến thế!

    Trả lờiXóa
  2. Kể ra thì so với Phan Khôi thì ông Hồ bất hạnh hơn nhiều, ông Hồ có người cha chẳng ra gì, suốt ngày rượu chè be bét rồi lại giết người thì chắc hẳn ông Hồ chẳng được dạy dỗ tử tế đến nơi đến chốn. Chính vì vậy mà ông Hồ đã bắn bà Nguyễn Thị Năm, ân nhân của ông Hồ, ấy là do tính cách của ông Hồ cũng có ảnh hưởng của di truyền!

    Trả lờiXóa
  3. Trí thức không Phùng thời.

    Trả lờiXóa
  4. Vào thời đại "Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ" thì càng học giỏi, càng đa tài càng hỏng.

    Trả lờiXóa
  5. Xin được thắp nén nhang nguyện cầu vong hồn cụ được siêu thoát, phù hộ độ trì cho đất nước Việt nam, phanh thây bọn 'cường hào' cs. Cám ơn Minh Diện cho những câu chuyện đầy xúc động, xót xa. người viết đành nghĩ tới số phận để tìm sự an ủi. hy vọng từ đây, những độc giả như tui sẽ được nghe nhiều câu chuyện sống có giá trị trong suốt cuộc đời cụ và gia đình để mỗi khi tên cụ được xướng lên thì tụi tôi không chỉ nghĩ tới ngày tang lễ của cụ mà còn có cả những hình ảnh giá trị về cuộc đời cụ. cám ơn.

    Trả lờiXóa
  6. Thân xác cụ Phan Khôi không còn chứ Tinh Thần Phan Khôi còn mãi ! Các thế hệ sau vẫn ngưỡng mộ Cụ !

    Trả lờiXóa
  7. Bậc quân tử đã làm việc nghĩa không màng danh lợi, luận anh hùng chẳng kể thắng thua !!!

    Trả lờiXóa
  8. "Tôi nhớ những ngày mới về tiếp quản Thủ Đô, cha tôi thường dẫn chúng tôi đi thăm năm cửa ô và ba sáu phố phường Hà Nội, kể cho chúng tôi nghe về cụ ngoại tôi, Tổng đốc Hoàng Diệu.. "
    -Xót xa!

    Trả lờiXóa