Huyền Trân dưới nền resort
Trần Tuấn
Tiền Phong
Trần Tuấn
Tiền Phong
TP - Nàng Huyền Trân công chúa không còn ngủ trong rừng nữa, mà sẽ nằm dưới nền…resort! Trong khu dự án resort, biệt thự, căn hộ, khách sạn 5 sao, quán bar… rộng mênh mông đã “nuốt” trọn cả vịnh Nam Ô tuyệt đẹp hướng về phía Hải Vân quan lịch sử này.
Mảnh đất lừng danh, nơi những người Việt đầu tiên mở xứ Đàng Trong vượt Ải Vân khai phá lập làng. Nơi hiện diện dày đặc di tích lịch sử, văn hóa, với những lăng Ông, miếu Bà Liễu Hạnh, miếu Âm hồn, mộ tiền hiền… linh thiêng của người Chăm và người Việt từ nhiều thế kỷ trước. Và đặc biệt là dấu tích miếu thờ Huyền Trân Công chúa. Người từ 700 năm trước đã đem thân nữ nhi vượt ngàn dặm nước non “Mượn màu son phấn, đem xuân thì đền nợ Ô Ly” đổi lấy Ô Châu, Ô Rý mênh mông cho Đại Việt.
Những bô lão Nam Ô giờ vẫn kể rằng, Huyền Trân sau khi được tướng Trần Khắc Chung ra tay giải cứu khỏi giàn hỏa thiêu nơi thành Đồ Bàn, đoàn thuyền vượt thoát về đến đây đã buộc phải nghỉ lại lẩn trốn một thời gian trước khi đi tiếp về Thăng Long. Bởi tiết biển tháng 10 đang động mạnh. Tưởng nhớ công lao mở cõi của bà, dân làng từ xa xưa đã dựng lên miếu thờ vọng tại mỏm Hạc…
Giờ thì mỏm Hạc nơi ghềnh đá Nam Ô quanh năm sóng xô, trong vắt mây trời và rêu xanh phơi mình giữa bình minh, hoàng hôn ấy đang được cắt ra thành những lô biệt thự đang được ra bán ầm ào. Mảnh đất, miền đất thấm đẫm niềm uyên nguyên lịch sử chất chứa đầy máu xương và nước mắt ông cha ấy giờ đang được tính bằng mét, bằng lô với tiền tỷ…
Và ngay chính vuông đất nhỏ đang thờ phụng linh hồn Huyền Trân - người đã hy sinh đời mình để mở rộng đất đai, cương thổ cho đất nước, nay sẽ được những con buôn tính theo kích thước nào, ngã giá bao nhiêu tiền?!
Phận số Huyền Trân nào khác gì người lính Mỹ đầu tiên nằm lại đất này từ hàng trăm năm trước, nay cũng bị “đè nghiến” dưới nền resort Sơn Trà! Cũng ngày này tròn 1 năm trước, tôi đã viết bài “Ngôi mộ 172 năm nằm dưới resort Sơn Trà”. Ngôi mộ ấy là dấu tích lịch sử vô giá, gắn liền với sự xuất hiện của chiến hạm USS Constitution, là chiến hạm đầu tiên và lừng danh nhất trong lịch sử hải quân Hoa Kỳ. Chính phát đại bác đầu tiên đã từ chiến hạm này dội xuống vịnh Sơn Trà vào ngày 10/5/1845. Chứ không phải đợi đến sáng ngày 1/9/1858 với phát súng được cho là “đầu tiên” của liên quân xâm lược Pháp…
Nay lịch sử lại cộng thêm 1 tuổi nữa, với người lính và sự kiện không thể quên ấy. Còn tôi, cũng lại ngậm ngùi viết tiếp về một khối tâm linh lớn lao trong lịch sử nước nhà tiếp tục bị chôn vùi dưới nền những resort “ma ám”.
Sơn Trà, thành Điện Hải,… đã báo ứng những kẻ tham tàn bán đứng thiên nhiên và lịch sử ra sao, hẳn không cần nhắc lại.
Những ngày này, Đà Nẵng đang “đau đầu” với cái nhà hàng và bến du thuyền to lù lù xây trên mặt sông Hàn án ngữ phía trước mặt thành Điện Hải. Khi chỉ còn mấy ngày nữa di tích này sẽ được trao Bằng di tích quốc gia đặc biệt. Một chiến lũy kỳ vĩ tiêu biểu bậc nhất cho công cuộc trường kỳ chống xâm lăng của cha ông ta còn lưu lại một cách đặc biệt đến ngày nay. Nhưng người ta đã ứng xử với di tích ấy thế nào, có lẽ cũng không cần nhắc lại.
“Chiều chiều mây phủ Hải Vân/ Chim kêu gành đá gẫm thân lại buồn”. Câu ca dao ấy người làng Nam Ô bảo rằng nói về thân phận nàng Huyền Trân. Hơn 700 năm rồi, vẫn truân chuyên, đớn đau cùng phận đất, phận nước…
Mảnh đất lừng danh, nơi những người Việt đầu tiên mở xứ Đàng Trong vượt Ải Vân khai phá lập làng. Nơi hiện diện dày đặc di tích lịch sử, văn hóa, với những lăng Ông, miếu Bà Liễu Hạnh, miếu Âm hồn, mộ tiền hiền… linh thiêng của người Chăm và người Việt từ nhiều thế kỷ trước. Và đặc biệt là dấu tích miếu thờ Huyền Trân Công chúa. Người từ 700 năm trước đã đem thân nữ nhi vượt ngàn dặm nước non “Mượn màu son phấn, đem xuân thì đền nợ Ô Ly” đổi lấy Ô Châu, Ô Rý mênh mông cho Đại Việt.
Những bô lão Nam Ô giờ vẫn kể rằng, Huyền Trân sau khi được tướng Trần Khắc Chung ra tay giải cứu khỏi giàn hỏa thiêu nơi thành Đồ Bàn, đoàn thuyền vượt thoát về đến đây đã buộc phải nghỉ lại lẩn trốn một thời gian trước khi đi tiếp về Thăng Long. Bởi tiết biển tháng 10 đang động mạnh. Tưởng nhớ công lao mở cõi của bà, dân làng từ xa xưa đã dựng lên miếu thờ vọng tại mỏm Hạc…
Giờ thì mỏm Hạc nơi ghềnh đá Nam Ô quanh năm sóng xô, trong vắt mây trời và rêu xanh phơi mình giữa bình minh, hoàng hôn ấy đang được cắt ra thành những lô biệt thự đang được ra bán ầm ào. Mảnh đất, miền đất thấm đẫm niềm uyên nguyên lịch sử chất chứa đầy máu xương và nước mắt ông cha ấy giờ đang được tính bằng mét, bằng lô với tiền tỷ…
Và ngay chính vuông đất nhỏ đang thờ phụng linh hồn Huyền Trân - người đã hy sinh đời mình để mở rộng đất đai, cương thổ cho đất nước, nay sẽ được những con buôn tính theo kích thước nào, ngã giá bao nhiêu tiền?!
Phận số Huyền Trân nào khác gì người lính Mỹ đầu tiên nằm lại đất này từ hàng trăm năm trước, nay cũng bị “đè nghiến” dưới nền resort Sơn Trà! Cũng ngày này tròn 1 năm trước, tôi đã viết bài “Ngôi mộ 172 năm nằm dưới resort Sơn Trà”. Ngôi mộ ấy là dấu tích lịch sử vô giá, gắn liền với sự xuất hiện của chiến hạm USS Constitution, là chiến hạm đầu tiên và lừng danh nhất trong lịch sử hải quân Hoa Kỳ. Chính phát đại bác đầu tiên đã từ chiến hạm này dội xuống vịnh Sơn Trà vào ngày 10/5/1845. Chứ không phải đợi đến sáng ngày 1/9/1858 với phát súng được cho là “đầu tiên” của liên quân xâm lược Pháp…
Nay lịch sử lại cộng thêm 1 tuổi nữa, với người lính và sự kiện không thể quên ấy. Còn tôi, cũng lại ngậm ngùi viết tiếp về một khối tâm linh lớn lao trong lịch sử nước nhà tiếp tục bị chôn vùi dưới nền những resort “ma ám”.
Sơn Trà, thành Điện Hải,… đã báo ứng những kẻ tham tàn bán đứng thiên nhiên và lịch sử ra sao, hẳn không cần nhắc lại.
Những ngày này, Đà Nẵng đang “đau đầu” với cái nhà hàng và bến du thuyền to lù lù xây trên mặt sông Hàn án ngữ phía trước mặt thành Điện Hải. Khi chỉ còn mấy ngày nữa di tích này sẽ được trao Bằng di tích quốc gia đặc biệt. Một chiến lũy kỳ vĩ tiêu biểu bậc nhất cho công cuộc trường kỳ chống xâm lăng của cha ông ta còn lưu lại một cách đặc biệt đến ngày nay. Nhưng người ta đã ứng xử với di tích ấy thế nào, có lẽ cũng không cần nhắc lại.
“Chiều chiều mây phủ Hải Vân/ Chim kêu gành đá gẫm thân lại buồn”. Câu ca dao ấy người làng Nam Ô bảo rằng nói về thân phận nàng Huyền Trân. Hơn 700 năm rồi, vẫn truân chuyên, đớn đau cùng phận đất, phận nước…
Trần Tuấn
Đến mồ mả ông bà tổ tiên chúng, nếu bán được thì chúng cũng sẵn sàng bán không ngần ngại. Có tiền thì ngu gì không làm?
Trả lờiXóaSở hữu là của toàn dân.
Trả lờiXóaQuyền quyết định là của cán bộ cộng sản.
Những chuyện này đâu có quan trọng bằng việc "giành ghế, giữ ghế".
Trả lờiXóaBọn này vĩnh viễn khai tử Bà Công Chúa Huyền Trân ! Bọn nó dòng dõi quân xâm lược , không phải dòng dõi VN , không phải hậu duệ của những người đi mở nước mà là bọn bán nước, chà đạp lịch sử !
Trả lờiXóanhư người nào đó đã nói rằng đà nẵng trở thành con buôn đất từ lâu rồi cái nào bán được thì sẽ bán từ từ rồi sẽ đến lượt
Trả lờiXóa