Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc. Ảnh: NhQL.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc
LUẬT SƯ BÀO CHỮA CHO "TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ"
Cách đây hơn 10 năm, để tìm được luật sư đứng ra đảm nhận bào chữa cho những người bị xử lý về các tội danh theo Điều 79, Điều 88 và Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999, là một việc không dễ. Thậm chí đã có nhiều vụ án không có luật sư hoặc chỉ có luật sư do Tòa án chỉ định, với lối bào chữa “không mất lòng ai”, nên “vô thưởng, vô phạt” (!). Những luật sư nào “dám” đứng ra bào chữa theo yêu cầu của thân nhân các bị cáo đặc biệt này là những luật sư đi tiên phong, chấp nhận thử thách và gánh chịu nhiều hệ lụy, nhưng cũng chính nhờ họ mà những giá trị cốt lõi của nghề luật sư tranh tụng ở Việt Nam đã được tạo dựng và duy trì.
Những năm gần đây, xuất hiện nhiều luật sư đứng ra đảm nhận bào chữa cho các bị cáo trong các “vụ án nhạy cảm về chính trị”, trong đó có sự tham gia dấn thân của một số luật sư trẻ tuổi, với tâm huyết đáng trân trọng và bản lãnh nghề nghiệp ngày càng được khẳng định.
Tuy nhiên, nhìn tổng quan thì luật sư tham gia bào chữa cho các tù nhân chính trị vẫn là con số ít ỏi trong đội ngũ đã lên tới số vạn của luật sư Việt Nam. Đây là điều đáng để giới luật sư suy nghĩ và cần có lời giải cho nan đề này!
Phải chăng giới luật sư ở Việt Nam có xu hướng xa rời các vấn đề chính sự của đất nước?
Phải chăng luật sư lo sợ bị phiền hà từ phía cơ quan an ninh khi tham gia tố tụng trong các “vụ án nhạy cảm về chính trị”?
Phải chăng luật sư chỉ muốn an phận thủ thường, không muốn “vây” vào các vụ án có màu sắc chính trị, không mang lại thu nhập mà hao tốn quá nhiều tâm sức và chịu nhiều áp lực?
Phải chăng luật sư e ngại khi tham gia tố tụng các “vụ án nhạy cảm về chính trị” thì sẽ bị mất đi khách hàng từ khối các doanh nghiệp, giới nhà giàu, bị mất thiện cảm với các cơ quan tiến hành tố tụng và những người không thích “dính” tới chính trị?
Hay là luật sư chỉ thích dành thời gian để tranh thủ “mần ăn”…???
Chính vì sự thờ ơ hoặc né tránh của nhiều luật sư, càng làm cho các luật sư tham gia bào chữa cho các tù nhân chính trị bị gia tăng áp lực, phải gánh vác nhiều vụ án có cùng tính chất, thay vì được chia sẻ cho nhiều đồng nghiệp cùng tham gia.
Ở một khía cạnh khác, khi các “vụ án nhạy cảm về chính trị” ngày càng dày, thì đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và bản lãnh chính trị của các luật sư bào chữa phải được nâng cao, mới có thể thích ứng và đáp ứng với công việc nghề nghiệp khó khăn này.
Phát biểu tham luận tại Đại hội đại biểu Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, Luật sư Đặng Trọng Dũng, vị luật sư cao niên, một trong các luật sư tiên phong bào chữa cho các tù nhân chính trị, lên tiếng kêu gọi Đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư cần thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm bảo vệ và bồi dưỡng cho các “luật sư nhân quyền” với nội dung đề xuất xác đáng. Thế nhưng, ngoài sự chú tâm, thán phục của một ít luật sư có mặt, còn lại thì lời kêu gọi ấy bị lọt thõm giữa không gian tranh giành chức quyền tại đại hội và sự thờ ơ, né tránh của những người có trách nhiệm của tổ chức đại diện cho giới luật sư.
Cho nên, tiếc thay, vấn đề đặt ra vẫn là nan đề chưa có lời giải.
Sài Gòn, Mùng 8 tháng Giêng năm Mậu Tuất.
Luật sư TRỊNH VĨNH PHÚC.
LUẬT SƯ BÀO CHỮA CHO "TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ"
Cách đây hơn 10 năm, để tìm được luật sư đứng ra đảm nhận bào chữa cho những người bị xử lý về các tội danh theo Điều 79, Điều 88 và Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999, là một việc không dễ. Thậm chí đã có nhiều vụ án không có luật sư hoặc chỉ có luật sư do Tòa án chỉ định, với lối bào chữa “không mất lòng ai”, nên “vô thưởng, vô phạt” (!). Những luật sư nào “dám” đứng ra bào chữa theo yêu cầu của thân nhân các bị cáo đặc biệt này là những luật sư đi tiên phong, chấp nhận thử thách và gánh chịu nhiều hệ lụy, nhưng cũng chính nhờ họ mà những giá trị cốt lõi của nghề luật sư tranh tụng ở Việt Nam đã được tạo dựng và duy trì.
Những năm gần đây, xuất hiện nhiều luật sư đứng ra đảm nhận bào chữa cho các bị cáo trong các “vụ án nhạy cảm về chính trị”, trong đó có sự tham gia dấn thân của một số luật sư trẻ tuổi, với tâm huyết đáng trân trọng và bản lãnh nghề nghiệp ngày càng được khẳng định.
Tuy nhiên, nhìn tổng quan thì luật sư tham gia bào chữa cho các tù nhân chính trị vẫn là con số ít ỏi trong đội ngũ đã lên tới số vạn của luật sư Việt Nam. Đây là điều đáng để giới luật sư suy nghĩ và cần có lời giải cho nan đề này!
Phải chăng giới luật sư ở Việt Nam có xu hướng xa rời các vấn đề chính sự của đất nước?
Phải chăng luật sư lo sợ bị phiền hà từ phía cơ quan an ninh khi tham gia tố tụng trong các “vụ án nhạy cảm về chính trị”?
Phải chăng luật sư chỉ muốn an phận thủ thường, không muốn “vây” vào các vụ án có màu sắc chính trị, không mang lại thu nhập mà hao tốn quá nhiều tâm sức và chịu nhiều áp lực?
Phải chăng luật sư e ngại khi tham gia tố tụng các “vụ án nhạy cảm về chính trị” thì sẽ bị mất đi khách hàng từ khối các doanh nghiệp, giới nhà giàu, bị mất thiện cảm với các cơ quan tiến hành tố tụng và những người không thích “dính” tới chính trị?
Hay là luật sư chỉ thích dành thời gian để tranh thủ “mần ăn”…???
Chính vì sự thờ ơ hoặc né tránh của nhiều luật sư, càng làm cho các luật sư tham gia bào chữa cho các tù nhân chính trị bị gia tăng áp lực, phải gánh vác nhiều vụ án có cùng tính chất, thay vì được chia sẻ cho nhiều đồng nghiệp cùng tham gia.
Ở một khía cạnh khác, khi các “vụ án nhạy cảm về chính trị” ngày càng dày, thì đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và bản lãnh chính trị của các luật sư bào chữa phải được nâng cao, mới có thể thích ứng và đáp ứng với công việc nghề nghiệp khó khăn này.
Phát biểu tham luận tại Đại hội đại biểu Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, Luật sư Đặng Trọng Dũng, vị luật sư cao niên, một trong các luật sư tiên phong bào chữa cho các tù nhân chính trị, lên tiếng kêu gọi Đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư cần thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm bảo vệ và bồi dưỡng cho các “luật sư nhân quyền” với nội dung đề xuất xác đáng. Thế nhưng, ngoài sự chú tâm, thán phục của một ít luật sư có mặt, còn lại thì lời kêu gọi ấy bị lọt thõm giữa không gian tranh giành chức quyền tại đại hội và sự thờ ơ, né tránh của những người có trách nhiệm của tổ chức đại diện cho giới luật sư.
Cho nên, tiếc thay, vấn đề đặt ra vẫn là nan đề chưa có lời giải.
Sài Gòn, Mùng 8 tháng Giêng năm Mậu Tuất.
Luật sư TRỊNH VĨNH PHÚC.
Luật sư Trịnh-Vĩnh-Phúc nói rất đúng. Nhiều người có tâm huyết cũng đã nói như vậy. Và từ trước đến nay thực tế vẫn như vậy. Chẳng có gì thay đổi.
Trả lờiXóaSự thật ai cũng biết, từ khi cách mạng vô sản khởi xướng (sắt máu) “vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian . .” tràn từ Liên-xô, Trung-quốc sang Việt-nam thì Việt-nam không cần luật nữa. Thời kháng chiến chống Pháp, rồi cả sau 1954, một nhân tài trẻ tuổi, tiến sĩ luật khoa cả văn chương Nguyễn-Mạnh-Tường được học ở Pháp về, muốn đưa luật pháp Viêt Nam mới manh nha trong thời thuộc địa tiếp cận với luật pháp văn minh thế giới. Kết quả, ông đã bị đấu tố, vùi dập tàn tạ. Không những ông Nguyễn-Mạnh-Tường mà nhiều nhân tài trí thức thực thụ khác thời đó được đào tạo có kiến thức uyên thâm ở Pháp về nước cũng chung số phận như ông.
Một chị nông dân thật thà, chân lấm tay bùn, đi chân đất, không biết đã hết mù chữ chưa, ngồi chủ tọa phiên tòa ở quê tôi tuyên bố xử bắn 2 địa chủ đầu đội trời đi chân đất, ăn cơm độn. Cách mạng cần gì luật. Nói đến hai tiếng, hai từ “luật khoa”, người ta liên tưởng đến bọn tư bản, mà dính vào tư bản là phản động. Người ta cho biết, ông Lê Duẩn đã có lần nói, Việt-nam không cần đại học luật. Sau này không biết các ông nghĩ sao đó lại rặn đẻ ra trường đại học pháp lí. Có lẽ não trạng của những người tự ti, mặc cảm, tự ái, bảo thủ, dốt lại sĩ diện muốn làm ra vẻ ta cũng có con đường riêng để học luật riêng của ta, chả cần luật của ai. Luật của ta bảo vệ chính quyền ta, bảo vệ quyền lợi của ta, bảo vệ đảng ta.
Luật sư Trinh-Vĩnh-Phúc nói, vấn đề đặt ra là nan đề chưa có lời giải.
Thưa luật sư, thưa các bạn. Theo chủ trương hiện nay của đảng cs VN là, “cần ổn định chính trị để phát triển”. Chừng nào câu thần chú để ru mọi người ngủ yên như thế này còn đó, thì mãi mãi sẽ không bao giờ có lời giải cho vấn đề.
Ở các nước Dân Chủ , LS bào chữa cho các tù nhân chính trị thường làm cho các LS nổi tiếng . Vì không phải Luật sư nào cũng đủ tài và bản lãnh để bào chữa cho các tù nhân chính trị, nhất là các tù nhân nổi tiếng . LS Loseby bào chữa cho tù nhân HCM là một trường hợp điển hình !
Trả lờiXóaDưới các chế độ độc tài như chế đô Cs, việc bào chữa cho các tù nhân chính trị là rất khó. Vì luật pháp các nước độc tài hạn chế không cho phép các LS được tranh cãi tại tòa cách công khai về những hoạt động của các tù nhân chính trị. Nó đụng chạm tới thể chế, tới HP và tới lí thuyết chính trị ! Những LS bào chữa cho các tù nhân chính trị thường là những luật sư đầy can đảm . Tính mạng của họ bị đe dọa mà không được bảo vệ !
Ngày xưa Xuân Diệu bảo"Cơm áo không đùa với khách thơ",bây giờ thì "gông cùm không đùa với luật sư"!
Trả lờiXóaTrong không khí và môi trường của nền tư pháp cực đoan, một chiều do Chính quyền khống chế thì nghề Luật sư, đặc biệt LS bào chữa cho các vụ án chính trị càng khó khăn chồng chất.
Trả lờiXóaHiện tượng này là một trong những minh chứng và cũng là thước đo cho dân chủ, nhân quyền ở nước ta.
Trả lờiXóaCộng đồng cần ủng hộ những LS dũng cảm, bảo vệ công lý, bảo vệ những người giám dấn thân cho cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội! Khi không ai giám lên tiếng thì chính quyền làm giặc!
Trả lờiXóa