Ông Hoàng Đức Bình (phải) và ông Nguyễn Nam Phong tại phiên tòa
LHQ kêu gọi VN
thả người 'liên quan phản đối Formosa'
BBC Việt ngữ
25.02.2018
Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 23/2 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người mà họ nói đã bị tù vì phản ứng thảm họa môi trường liên quan công ty Đài Loan Formosa.
Cụ thể, họ đề cập vụ xử các ông Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong đầu tháng Hai, ông Nguyễn Văn Hóa, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tháng 11/2017.
Đặc ủy về Nhân quyền và các chất thải nguy hại, Baskut Tuncak, nói trong thông cáo: "Việc bỏ tù các blogger và nhà hoạt động vì công tác hợp pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và sức khỏe, là không chấp nhận được."
"Chúng tôi kêu gọi giới chức thả ông Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong, bị bắt sau nỗ lực nâng cao nhận thức và bảo đảm trách nhiệm liên quan vụ xả thải của nhà máy thép Formosa."
Đặc ủy của LHQ về quyền tự do biểu đạt, David Kaye, nói rằng ông "quan ngại sâu sắc trước tình trạng gia tăng bắt bớ những nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo" ở Việt Nam.
Thông cáo ngày 23/2 của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền đề cập thêm trường hợp bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và ông Nguyễn Văn Hóa bị tù mà theo LHQ là do có hoạt động tường thuật về biểu tình chống Formosa.
Thông cáo nhắc lại rằng các chuyên gia LHQ trước đó cũng từng kêu gọi Việt Nam thả các blogger và nhà hoạt động trong các vụ khác liên quan Formosa.
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (còn được biết với tên Hoàng Bình) bị tuyên tổng cộng 14 năm tù vì vi phạm hai Điều 257, 258 Bộ luật Hình sự trong phiên tòa diễn ra hôm 6/2 tại thành phố Vinh.
Người cùng ra tòa với ông Bình là ông Nguyễn Nam Phong bị tuyên 2 năm tù về tội "Chống người thi hành công vụ" theo Điều 257.
Sự kiện cá chết xảy ra tại miền Trung Việt Nam từ tháng 4/2016, khiến nhiều ngư dân trong khu vực ảnh hưởng phải ngưng đánh bắt và không bán được hải sản.
Công ty Formosa Hà Tĩnh bị kết luận là đã xả thải xuống biển gây ra thảm họa môi trường này và đồng ý bồi thường 500 triệu đô la hồi tháng 5/2016.
Thảm họa cá chết hàng loạt đã làm dấy lên các cuộc biểu tình và tuần hành phản đối trong dân chúng tại nhiều nơi ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
BBC Việt ngữ
25.02.2018
Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 23/2 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người mà họ nói đã bị tù vì phản ứng thảm họa môi trường liên quan công ty Đài Loan Formosa.
Cụ thể, họ đề cập vụ xử các ông Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong đầu tháng Hai, ông Nguyễn Văn Hóa, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tháng 11/2017.
Đặc ủy về Nhân quyền và các chất thải nguy hại, Baskut Tuncak, nói trong thông cáo: "Việc bỏ tù các blogger và nhà hoạt động vì công tác hợp pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và sức khỏe, là không chấp nhận được."
"Chúng tôi kêu gọi giới chức thả ông Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong, bị bắt sau nỗ lực nâng cao nhận thức và bảo đảm trách nhiệm liên quan vụ xả thải của nhà máy thép Formosa."
Đặc ủy của LHQ về quyền tự do biểu đạt, David Kaye, nói rằng ông "quan ngại sâu sắc trước tình trạng gia tăng bắt bớ những nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo" ở Việt Nam.
Thông cáo ngày 23/2 của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền đề cập thêm trường hợp bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và ông Nguyễn Văn Hóa bị tù mà theo LHQ là do có hoạt động tường thuật về biểu tình chống Formosa.
Thông cáo nhắc lại rằng các chuyên gia LHQ trước đó cũng từng kêu gọi Việt Nam thả các blogger và nhà hoạt động trong các vụ khác liên quan Formosa.
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (còn được biết với tên Hoàng Bình) bị tuyên tổng cộng 14 năm tù vì vi phạm hai Điều 257, 258 Bộ luật Hình sự trong phiên tòa diễn ra hôm 6/2 tại thành phố Vinh.
Người cùng ra tòa với ông Bình là ông Nguyễn Nam Phong bị tuyên 2 năm tù về tội "Chống người thi hành công vụ" theo Điều 257.
Sự kiện cá chết xảy ra tại miền Trung Việt Nam từ tháng 4/2016, khiến nhiều ngư dân trong khu vực ảnh hưởng phải ngưng đánh bắt và không bán được hải sản.
Công ty Formosa Hà Tĩnh bị kết luận là đã xả thải xuống biển gây ra thảm họa môi trường này và đồng ý bồi thường 500 triệu đô la hồi tháng 5/2016.
Thảm họa cá chết hàng loạt đã làm dấy lên các cuộc biểu tình và tuần hành phản đối trong dân chúng tại nhiều nơi ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Tôi khẳng định LHQ không làm gì được ở chế độ CS VN
Trả lờiXóaFormosa đúng là hung thần, là quái vật , đã giết hại biết bao tấn cá, phá họa bao nhiêu dậm vuông môi trường biển Miền Trung VN cả trên bờ lẫn dưới nước . Nó lại có quyền lực sai khiến NCQ csVN bỏ tù bao con người VN với bản án đâu có nhẹ từ 9-10 đến 14-15 năm tù giam . Formosa ! Sao ngươi tàn ác thế . Formosa đạp trên sinh mạng VN !
Trả lờiXóaViệt Nam đâu có hành xử theo thông lệ quốc tế mà kêu gọi! Việt Nam là ốc đảo cô lập!
Trả lờiXóaThực chất đứng sau Formosa là ai , kẻ đó tác động thế nào đến chính quyền VN? Các phiên tòa xử tù những người phản đối Formosa nhằm mục đích gì , phục vụ ai??.. Kẻ gây ra thảm họa ô nhiễm chất độc đã bị nhận dạng và thủ phạm đã thú nhận chính là ông chủ nhà máy Formosa. Hành động phản đối của người dân là chính đáng , hợp pháp . Lẽ ra Chính quyền cần ủng hộ và đáp ứng yêu cầu hỗ trợ thiệt hại của người dân và khắc phục ô nhiễm biển . Nhưng hành động cứng rắn và khắc nghiệt của chính quyền càng đẩy sự bức xúc đến người dân đến chỗ manh động. Tác hại của việc xử tù những người đấu tranh chống Formosa là khôn lường với sự bất ổn của XH trong tương lai.
Trả lờiXóaĐề nghị LHQ tuyên bố cấm vận VN thì may ra nó có chuyển biến được phần nào.Còn lên tiếng phản đối thì cũng bằng thừa vì đằng sau nó còn có ông bạn vàng nâng đỡ.Không ăn thua
Trả lờiXóa