Một ví dụ về chữ viết hiện tại và chữ viết cải tiến theo đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền
Khi 'Tiếng Việt' được viết thành 'Tiếq Việt'
Thanh Niên Online
Chúng ta nghĩ sao nếu chữ
'luật giáo dục' phải viết là 'luật záo zụk', 'nhà nước' là 'n’à nướk'…
Nhưng đó là cách viết cải tiến mà PGS-TS Bùi Hiền đề xuất trong một cuốn
sách mới xuất bản gần đây. Điều này gây ra nhiều tranh luận không chỉ
trong giới chuyên môn mà cả những người đang sử dụng tiếng Việt.
Đó là cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển (tập
1) dày 2.200 trang, do nhà xuất bản Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ
học toàn quốc được tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn hồi tháng 9. Trong
rất nhiều bài viết của các nhà ngôn ngữ học, có bài “Chữ quốc ngữ và hội
nhập quốc tế” của tác giả Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng
Việt gây nhiều tranh cãi.
PGS-TS
Bùi Hiền (Nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện
trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) cho biết:
“Từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ
quốc ngữ bắt buộc ở cấp tiểu học, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ
quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện,
dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư…”.
Những bất hợp lý mà PGS Bùi Hiền đưa ra, đó là hiện tại, chúng ta
sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C – Q –
K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh
đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng
cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).
“Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc
chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu
nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như
trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này
mang lại”, tác giả Bùi Hiền chia sẻ.
Từ đó, PGS Hiền kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một
phương án tối ưu trình nhà nước. Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi
Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn
6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi
âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng
chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin
như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện
có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C,
Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm
“nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời
dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
PGS-TS Bùi Hiền cho biết: “Đề xuất của tôi có nhiều nhà ngôn ngữ họ
thấy hợp lý vì chữ viết mới có một nguyên tắc thống nhất. Nhưng cũng có
nhiều ý kiến phản bác vì cho rằng nếu cải tiến vậy sẽ phức tạp, có
nhiều hệ lụy. Ví dụ kho tư liệu đồ sộ cũ chuyển sang chữ viết mới thì sẽ
xử lý như thế nào. Và để thay đổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian: thay
đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách giáo khoa cũng phải
thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ viết trên máy tính…
Phải thay đổi từng bước một. Nhưng chỉ cần mất 1-2 năm là quen dần”.
Bù lại, theo PGS Hiền, cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được
chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập không
nhất quán trước đây gây khó khăn cho người dùng (dẫn mắc lỗi chính tả),
giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy
tắc, dễ nhớ. Ngoài ra, còn tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư
trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy, trên máy tính.
Sẽ mất đi sự tinh tế trong cách viết, đọc và phát âm của tiếng Việt
Chia sẻ về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, PGS-TS Nguyễn Hữu Hoành,
Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, vấn đề này đã được
các nhà ngôn ngữ học trao đổi, đề cập rất nhiều trong những năm qua chứ
không riêng gì đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền.
“Tuy nhiên, không thể thay đổi được và cũng không nên thay đổi, vì
chữ viết liên quan đến văn hóa, lịch sử và rất nhiều vấn đề khác. Ngay
cả tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến có nhiều chữ đọc và viết bất hợp lý
mà cũng không ai nghĩ đến việc cải tiến. Đến nay, trải qua nhiều thế kỷ,
tiếng Việt đã định hình và chữ quốc ngữ đã tồn tại cả thế kỷ với kho tư
liệu đồ sộ từ lúc hình thành đến bây giờ”, PGS-TS Nguyễn Hữu Hoành nhìn
nhận.
GS-TS Bùi Khánh Thế (chuyên ngành ngôn ngữ học, Phó Chủ tịch Hội
đồng khoa học và đào tạo Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM ), cũng cho
rằng, từ năm 1997, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM đã tổ
chức hội thảo Chữ quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của tiếng
Việt, với 32 bài viết từ các chuyên gia ngôn ngữ. Từ đó đến nay cũng có
rất nhiều hội thảo, chuyên đề đề cập tới việc nên giữ hay cải tiến.
Nói về đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền, giáo sư Bùi Khánh Thế cho biết:
“Có một số bất hợp lý, chẳng hạn ký tự q lại thay thế cho chữ ng, z
thay gi, c thay tr, ch… Chưa kể làm vậy sẽ mất đi sự tinh tế trong cách
viết, đọc và phát âm của tiếng Việt. Từ lúc hình thành cho đến nay,
tiếng Việt có nhiều âm thay đổi nhưng chữ viết vẫn giữ nguyên. Đó chính
là sự bền vững cần có, chỉ những gì bất hợp lý mới mất đi”.
Theo GS-TS Bùi Khánh Thế, càng đổi mới thì càng bị rối. Đó là chưa
kể, sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí để thay đổi.
Vì thế, đối với chữ quốc ngữ, nên tìm cách chú ý khắc phục những cái
khó, hơn là cải tiến.
Một ví dụ PGS-TS Bùi Hiền đưa ra được viết bằng 2 kiểu chữ hiện thời và cải tiế LUẬT GIÁO DỤC
|
|
Mỹ Quyên
Ông này dớ dẩn, suốt ngày ngồi nghĩ vớ vẩn, tuỳ hứng rồi lại cải tiến với cải lùi. Ông bảo tiểng Việt sử dụng đến hai chữ cái để biểu đạt âm vị gì gì đó rồi đưa ra thí dụ như "mách" rồi ông bảo khó khăn cho người nước ngoài! Ối giời! Nước ngoài thiếu gì chữ tương tự, thí dụ như: match, catch, reach.........thôi, vớ vẩn quá ông ơi!
Trả lờiXóaChân lý không bao giờ thuộc về thiểu số. Nhưng không có những thiểu số dám phát minh ra cái mới thì chẳng bao giờ có chân lý để số đông đi theo. Tôi tôn trọng những gì ông Bùi Hiền đã làm! Chúc ông luôn khỏe, sống AN NHIÊN.
XóaĐề xuất của ông PGS-TS này quá hay và độc đáo . Tương lai có thêm 9.000 ông TS thì chắc chắn sẽ có được những đề xuất còn kiệt xuất hơn nữa . Mong thay !
Trả lờiXóaNHÌN MẶT TAY NÀY BIẾT NGAY HẮN SẼ CHO RA SẢN PHẨM GÌ. THẰNG ĐIÊN KHÙNG, TÔI MÀ GẶP LÃO NÀY SẼ TẶNG NGAY CHO MẤY TRÁI TRỨNG...THỐI.
Trả lờiXóaThằng này nó điên nặng rồi!
Trả lờiXóaThằng này nó điên nặng rồi!
Trả lờiXóaPhải cho chú em này đi giám định sức khỏe tâm thần xem sao ?
Trả lờiXóaĐiên thật rồi, hãy nghĩ việc khác có lợi cho dân đi đừng làm khổ dân nữa hỡi các GS,TS. Thời những năm 80 đã phát động cải cách chữ viết của ông Phạm Văn Đồng, cải tiến cải lùi rồi lại quay về chữ viết cũ thế là hỏng cả một thế hệ sinh từ 75-80 mươi về chữ viết.
Trả lờiXóaHiện thời GD đang đưa ta từng bước về đồ đá (mà có lẽ đồ đểu), với mấy lần cải cách và thêm ý kiến của GS BH thì ta nhanh chóng về đồ đất sét nay mai. Ông GS này nhìn ngoài đầu là Sư, chắc trong đầu là Ráo.
Trả lờiXóaCải cách GD: trong SGK tiểu học do GS Thuyết chủ biên đã đưa cả kiến thức đang giảng dạy cho HV bậc cao học những năm 90 vào môn Từ ngữ tiếng Việt cho HS lớp 2/3 học trong thập niên vừa rồi (phần từ láy, đồng âm ...), lẫn lộn Âm – Dương (tháng 1 còn gọi là tháng Giêng, ngày 15 còn gọi là Rằm…nhưng không sao, do từ điển nó thế chứ “tôi” biết gì đâu. Được cái sách in hàng năm chỉ làm nghèo phụ huynh, chứ chủ biên nhận % bản quyền không thiếu 1 cấc.
Lại xuất hiện thêm một "PGS-tiến sỹ" bò nữa trứơc mắt bạn đọc . Nhà nước sắp phải mất thêm 12,000 tỷ nữa để đào tạo 9000 tiến sỹ như loại này.
Trả lờiXóaCãi tiến chữ Việt theo kiểu này ?
Trả lờiXóaCãi tiến cái quần què!
Nhìn tướng thấy trán cao,mắt sáng rõ ràng không phải người ngu.
Trả lờiXóaVậy chắc là ông Tiến sỹ này mắc bệnh thần kinh.
Càng ngày càng xuất hiện nhiều Ngáo.
Trả lờiXóaTrong ngôn ngữ chỉ có mội quy luật - đó là quy luật của người sử dụng
Trả lờiXóa(Martin Heidegger)
Người Hà Nội phát âm không phân biệt chữ "Trân châu" trong "trà sữa trân châu" với chữ "Chân trâu" trong "tiếng mõ thả theo nhịp chân trâu", nhưng không phải mọi vùng miền Việt Nam đều như vậy.
Trả lờiXóaTương tự, Hà Nội nói HOA và QUỲNH khác phụ âm đầu, nhưng người miền trong lại đọc là GOA và GUỲNH cùng phụ âm đầu.
Ngoài ra, nghiêm trọng hơn, tiếng Hà Nội không phân biệt được Tr & Ch, S & X, R & D và Gi, nhưng cũng đừng vì vậy mà bắt cả nước phải "nẫn nộn" theo.
Toàn thích làm nổi, chơi trội. Bao nhiêu cái ích nước lợi dân ko nghĩ, toàn nghĩ cái để thiên hạ chửi mình
Trả lờiXóaThêm một ông " ngáo chữ " . Không bị điên thì bị tâm thần .
Trả lờiXóaÔng này là người Zục Quảng Bình mà.
Trả lờiXóaÔng này chui ra từ cái "lò ấp tiến sĩ" nào vậy???
Trả lờiXóaLạy hồn,các ông nghĩ vớ vẩn cải tiến làm gì.Từ xưa dùng đã quen nên không cần thay đổi.Không một người Việt nam nào viết như ông nói.Ví dụ Cái cuốc chứ không ai viết Cái quốc hay Tổ quốc chứ không ai viết Tổ cuốc cả thưa ông .Các cháu lớp 1 cũng không viết sai như Bùi Hiển.Ngành giáo dục quá nhiều ung nhọt rồi,khỏi cần thêm.
Trả lờiXóaCó lẽ cái ông Hiền nào đó điên rồi , đưa gấp sang Trâu Quì thôi . Kiên nhẫn lắm mà cũng không đọc hết cái ní nuận của ông !
Trả lờiXóaLão này Bị Ngáo Đá à?
Trả lờiXóaVậy mà bộ GD&ĐT còn muốn tăng thêm 9.000 TS với kinh phí 12.000 tỷ, để dân tộc VN mau mất gốc. Tôi không thể hình dung hết giáo dục hiện nay, và hậu quả là đây. Sao không tước bằng cấp các ông ngu này nhĩ, để dân VN đang khổ cùng cực cũng vui lây mà lấy sức tiếp tục chiến đấu. Ôi GS, TS của VN tôi là đây sao?
Trả lờiXóaChỉnh sửa
Đọc bài này lại nhớ việc cải tiến chữ viết ở thập niên 70 của TK 20. Cho nhà em vái lạy các bác GS - TS loại này hãy để con em chúng tôi yên, đừng biến chúng thành thứ chuột bạch cho các vị thí nghiệm tào lao nữa.
Trả lờiXóaPGS. TS cúa trường sư phạm như thế này bảo sao nền giáo dục không xuống cấp.
Trả lờiXóaPGS-TS Bùi Hiền chế ra bộ ngôn ngữ khó hiểu hơn ngôn ngữ chat Yahoo.
Trả lờiXóaÔ. PGS -TS này có dám thì cứ viết sách, in sách và xuất bản theo cách viết của ông xem mấy người mua và đọc . Nếu có nhiều người đọc chắc nhiều người hưởng ứng tiếng Việt theo kiểu của ông . Bằng không thì ông tự ném nó vào sọt rác !
Trả lờiXóaTrước 75 ở Saigon có ông Nguiễn Ngu Í trên tạp chí Bách Khoa muốn viết tất cả chữ Y và I chỉ còn một chữ I mà không được ! Ngày nay trên Bộ SGK dường như cũng thích dùng I thay cho Y như Vật Lí, Tiến sĩ, Lí lẽ v.v. nhưng báo đài NN lại thích viết I thành Y như bác sỹ, tiến sỹ, liệt sỹ , chiến sỹ, Vật lý, lý luận , Quy nhơn ...
Tiếng Việt quả là một sinh ngữ !
Thứ này có thể dùng làm mật mã cho các loại tài liệu đóng dấu bí mật, tụi thế lực thù địch ngọng luôn hết đọc!
Trả lờiXóaTôi đề nghị đơn giản hơn nhé: viết theo kiểu Telex sẽ giảm bớt được dấu. Ví dụ: "Tooi ddeef nghij ddown gianr hown nhes"... :)
Trả lờiXóaÔi giáo dục Việt Nam, những thứ cần cải thì chả thấy đâu, toàn những đề nghị gây sốc, làm loạn xã hội. Chưa nói tới có hay hơn không, chỉ xét riêng vần đề chi phí để chuyển đổi toàn bộ giấy tờ hồ sơ của các cơ quan công quyền thôi thì ngân sách đã không chịu nổi rồi.
Cải tiến là đem lại lợi ích cho xã hội chứ không phải là làm cả xã hội điên loạn lên như đề nghị này.
lại sắp sửa CẢI CÁCH đây!có thế chúng mới có ăn.chỉ khổ cho đám trẻ con.
Trả lờiXóaThế mới biết phải cần thêm 9000 tiến sỹ theo đề án của Bộ Dục.
Trả lờiXóaÔng này với ông gì đó đề xuất lập Viện dạy đạo đức cho cán bộ hẳn là chuẩn bị xây nhà nhưng thiếu tiền mua gạch và đá đây mà. Phen này khỏi tốn tiền mà thừa vật liệu mới sướng các ông nhỉ.
Kiểu chữ này mà viết Nghị quyết thì hợp! He,he....
Trả lờiXóathêm 1 thằng khùng có học vị tiến sĩ
Trả lờiXóaNếu như ..? Nếu như người Dân mà nêu ý kiến cải cách, cải tổ, cải tiến, một vấn đề nào đó thì ối (KẺ) nhẩy ngược lên và bu vào nào là phản động , nào là chống phá nào là thành phần kích động chia rẽ vv nhưn tiếc thay đó lại là zao xuw nên toàn thấy họ im re .?
Trả lờiXóaChữ "Bùi" cải tiến theo ổng thì có thể dùng chữ "Cặt" thay thế!
Trả lờiXóaĐem mấy chục triệu người ra làm thí nghiệm, thích là thử, cái chết này còn đau đớn hơn cả chuyện ngôn ngữ. Xứ này hết chỗ nói.
Trả lờiXóaNguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm, bảo sao giáo dục VN trong những năm qua là vậy.
Trả lờiXóaMong sao "đảng và nhà nước" sử dụng ngay phát minh của tay Hiền để soạn thảo văn bản lưu hành nội bộ.
Trả lờiXóaLúc đó thì khỏi cần mọi chế độ bảo mật,chẳng bao giờ sợ lộ bí mật vì nếu chúng có lọt vào tay "các thế lực thù địch" thì làm đếch gì mà hiểu nổi.
Sướng nhé!
Có câu : danh sư xuất cao đồ.
Xin chúc mừng danh sư "đảng và nhà nước" vì đã xuất ra được tay Hiền.
Lâu nay dư luận cứ kêu ca ,đất nước có nhiều tiến sĩ nhưng không có công trình nghiên cứu nào cả.Thì đây một công trình nghiên cứu tim óc,rất hoành tráng của ngài giáo sư tiến sĩ.Thôi từ nay xin các ngài GSTS đừng nghiên cứu,đừng cải tiến,đừng ý kiến...cứ ăn ngon ngủ yên cho thiên hạ nhờ
Trả lờiXóaÔng giáo sư này không còn việc gì làm nữa hay sao , mà đi nghiên cứu cái vô bổ , nói là cải tiến nhưng nó không có một tí gì là khoa học nó chỉ làm cho rối rên ,hơn nữa tiếng việt rất phong phú bây giờ lại muốn cho nó què cụt hả ?
Trả lờiXóaAnh thượng thư Nhạ muốn ra lò nhiều ông PHỖNG như Bùi Hiền để có thêm nhiều đệ tử nhằm tiếp sức cho việc moi tiền dân của ông đây, mười hai ngàn tỷ hơi ít ông ạ, cố lên, đề nghị nhiều nữa vào, tiến sĩ thế mới là trí thức chứ. Bộ Giáo dục nhiều người ngoài hành tinh quá.
Trả lờiXóaPhó Hiệu trưởng của một trường sư phạm bậc nhất hà thành cơ đấy. Nghiên cứu 20 năm và vẫn chưa hoàn thành. Liệu thời gian còn lại của đời ông ấy có hoàn thành không và sợ không kịp nên công bố qua kỷ yếu này. Về mặt cơ học, vốn từ sẽ nghèo đi (châu và trâu = câu, chả và trả = cả)
Trả lờiXóaVô lý nhất q mà đánh vần ng và ngh thì quá bó tay, bó gối.
Đỉnh cao trí tuệ...mà. Sửa cả hệ ngôn ngữ la tinh đi cho thế giới hội nhập.
Trả lờiXóaÔng này làm đến chức Phó hiệu trưởng trường đại học thì chắc là tiến sỹ thật rồi , không phải của giả ; Ông tâm huyết với " học thuật " , ham sáng tạo , rất đáng trân trọng . Thế nhưng ;
Trả lờiXóaCứ đảo qua các bệnh viện tâm thần sẽ thấy , người bệnh nhiều ông tài cao học rộng tự dưng ... phát bệnh tâm thần , toàn là những ông ham nghiên cứu , thích sáng tạo cả ; Sản phẩm nghiên cứu của các vị ấy thường quá mức sáng tạo trở thành ...điên rồ ( Tỷ như lao vào chế động cơ vĩnh cửu vậy ). Đáng tiếc thay !
Liệu vị phó khả kính này có nằm trong số đó ?
Khổ quá dân Việt ta ơi,bao giờ cho tiệt cái giống hoang tưởng vĩ cuồng,những công trình làm ra hạt lúa củ khoai bằng nước người để xuất khẩu thì khiêm tốn,những thứ điên rồ,dở dại sao lắm thế,mà lại xuất ra từcái đầu của ông có hàm vị nghe đã vãi tè vì vĩ đại,tôi đại diện kẻ ít học chắp hai tay vái ông ba vạn chín nghìn phát,mong ông tha cho con cháu đừng vì sự nổi danh mà ông hành hạ con trẻ các cháu không có tội đâu.Lạy ông tha cho,làm phúc một lần.
Trả lờiXóaHồi còn thiếu niên có lần tôi vào số 5D Hàm Long, Hà Nội xem triển lãm về việc thành lập đảng. Triển lãm có trưng bầy một số văn bản từ thời 1930 của đảng cổ động cho phong trào cách mạng. Có một bản đánh máy viết như thế này: Hiện nay phong trào kộng sản lên kao. Tại văn bản đó nhiều chữ có phụ âm đầu là "c" được viết bằng chữ "k", tên nước Nhật Bản viết là Nhật Bổn. Lúc đó tôi mới hiểu tại sao Hồ Chủ tịch viết "Đường kách mệnh" mà không phải là "Đường cách mạng". Đơn giản ở thời đó người ta viết như thế, sau này cải tiến dần nên "kách mệnh" mới thành "cách mạng". Có những chữ thời đó còn lưu giữ đến tận ngày nay, ví dụ hiện vẫn viết Bắc Kạn chứ ít viết Bắc Cạn. Những từ của ngày hôm nay đã trải qua sàng lọc của thời gian sao cho thuận tiện, dễ dùng với số đông người dùng tiếng Việt, đang rất ổn định. Cải tiến của ông BH thật sự làm những người như tôi khiếp đảm, không biết ông định dẫn trẻ em nước ta đi đâu. Nếu có chút thì giờ ông hãy vào thư viện Quốc gia, đọc lại một số từ điển và sách của các giáo sĩ phương Tây viết từ thời kỳ đang bắt đầu la-tinh hóa tiếng Việt để hiểu vì sao tiếng Việt lại phát triển theo hướng hiện nay rồi hãy nghĩ đên chuyện "cải lùi" về chỗ vô minh.
Trả lờiXóaGià rồi mà không giữ tiếng thơm làm nhục lây con cháu...
Trả lờiXóaCác vị tiền bối sáng tạo ra chữ quốc ngữ đã mất rất nhiều công sức căn cứ vào cách phát âm trên phạm vi cả nước để làm ra và hoàn thiện chữ viết ngày nay. Nhưng ông PGS-TS này chỉ căn cứ vào tiếng Hà Nội (vốn không phân biệt được các chữ tr-ch, s-x, d-r, gi-d) để áp đặt tư duy kiểu phát xít và không kém phần ngu ngốc, phản khoa học. Ngoài ra y còn vi phạm chính nguyên tắc do y đặt ra: “mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt” (của và quả vốn đọc rất khác nhau lại đều được viết là kủa). Tôi tin rằng tối kiến của y sẽ nhanh chóng chết yểu thôi.
Trả lờiXóaCải cách tiếng Việt thành công là em thành người mù chữ!
Trả lờiXóaViết chữ như đề xuất của tay này nom như chữ của thổ dân ấy
Trả lờiXóaChữ la tinh cải tiến rồi cải lùi, loằng ngoằng quá. Đợi đấy, sẽ có hội đồng các ông, bà GS.TS nọ đề xuất đưa lại chữ Trung Quốc ra làm chữ Quốc ngữ bắt toàn dân phải học để "giao lưu văn hóa" với Trung Quốc. Giờ làm gì cũng bắt chước Trung Quốc như khuôn đúc, thì chữ viết cũng giống Trung Quốc cho dễ chơi. Hê hê, các bác thấy ý kiến này có điên không chứ!
Trả lờiXóaLâu lâu có người nghiên cứu cải tiến chữ viết cũng là đáng quý. Nên tiếp tục nghiên cứu cho hoàn thiện rồi hãy nói tiếp. Hiện nay có lẽ chưa hợp lý lắm, vẫn còn nhiều bất cập. Chữ viết hiện tại cơ bản đã gần hoàn thiện chưa cần thiết phải thay đổi gì cho rối rắm.
Trả lờiXóaThấy chữ cổ của Ai Cập cũng có nhiều hình tượng đấy, có ai rãnh bê về Việt Hóa thay thế cho một số kí tự đi cũng có thể thành đề tài Tiến sỹ đấy. Hay lai ghép chữ Thái,... với chữ Việt để ra một đề tài làm khổ con dân nếu thay thế chữ viết. Thiếu gì cách.
Cải cách tiếng việt thành công là em trở thành nguời mù chữ !!!
Trả lờiXóaNặc danh16:28 25 tháng 11, 2017
Trả lờiXóaThứ này có thể dùng làm mật mã cho các loại tài liệu đóng dấu bí mật, tụi thế lực thù địch ngọng luôn hết đọc! Ý kiến nầy thật sáng suốt.
Tôi rất đòng tình với ông BH vì rất ý này rất sáng suốt. Nhưng trước tiên hãy mời tất cả các tiến sĩ đã có và dự kiến , cùng ông Bộ trưởng Nhạ đi học trước, nếu aihọc và viết ko thông thì phải trả lại bằng Tiến sĩ cũ. Được ko ?
Trả lờiXóaThằng điên này là một con tốt thí. Bọn TG nó đưa ra để dư luận xao lãng các vấn đề quan trọng khác mà thôi.
Trả lờiXóa