Luân Lê
ĐÀO TẠO TIẾN SỸ CÓ QUAN TRỌNG?
Việt Nam không làm bất cứ cái gì một cách đồng bộ. Tiến lên xã hội chủ nghĩa mà không có một nền kinh tế đủ mạnh và nền tảng một nền văn hoá vững chắc, nhưng vẫn tách khỏi thế giới để miệt mài đi tìm trong cái bụng đói và đôi chân nặng chì.
Trong vấn đề giáo dục, rõ ràng việc tăng lương cho giáo viên cũng là một giải pháp, nhưng nó không quan trọng bằng việc thực hiện cùng lúc với các yêu cầu thay đổi khác - đó là chương trình đào tạo và cách học, cụ thể hơn là phải chấm dứt tình trạng chính trị hoá nền giáo dục và vì thế dẫn đến việc cả người dạy và người học đều bị áp đặt cũng như trói buộc về tư tưởng bởi hệ thống cầm quyền. Vậy tăng lương mà chưa độc lập khỏi chính quyền thì chỉ tăng thêm tình trạng tham nhũng trong giáo dục. Cũng như ngành toà án, họ là đại diện cho cả một nền công lý của quốc gia, nếu xét về tầm mức quan trọng thì cũng là hàng đầu, nên họ lại tiếp tục đòi tăng lương cao nhất trong hệ thống công quyền thì sao? Nhưng tăng lương rồi có giải quyết được vấn đề “công lý như chiêc gậy của kẻ mù loà” hay không? Vì khi hệ thống tư pháp chưa độc lập khỏi việc nằm dưới quyền kiểm soát về mặt chính trị của đảng, thì khi tăng lương, chắc chắn chưa tới mức để họ có thể giảm lòng tham, thì với cơ chế như trên thì họ sẽ phán quyết minh triết và khách quan bằng cách nào khi họ còn phụ thuộc vào một thực thể chính trị khác?
Tăng lương chỉ là giải pháp bề mặt mà không phải là biện pháp gốc rễ vấn đề đang tồn tại trong giáo dục.
Mới đây còn có ý kiến của giáo sư Châu Ngô về vấn đề nên tăng cường đào tạo tiến sỹ trong nước mà giảm đào tạo tiến sỹ ở nước ngoài trong gói đào tạo 9.000 tiến sỹ đang được đề xuất thông qua với ngân sách 14.000 tỷ đồng. Tôi cho rằng việc dịch chuyển mật độ tiến sỹ từ nước ngoài về trong nước là tiếp tục gây ra tình trạng lạm phát và khủng hoảng trình độ tiến sỹ.
Vì hai lẽ:
ĐÀO TẠO TIẾN SỸ CÓ QUAN TRỌNG?
Việt Nam không làm bất cứ cái gì một cách đồng bộ. Tiến lên xã hội chủ nghĩa mà không có một nền kinh tế đủ mạnh và nền tảng một nền văn hoá vững chắc, nhưng vẫn tách khỏi thế giới để miệt mài đi tìm trong cái bụng đói và đôi chân nặng chì.
Trong vấn đề giáo dục, rõ ràng việc tăng lương cho giáo viên cũng là một giải pháp, nhưng nó không quan trọng bằng việc thực hiện cùng lúc với các yêu cầu thay đổi khác - đó là chương trình đào tạo và cách học, cụ thể hơn là phải chấm dứt tình trạng chính trị hoá nền giáo dục và vì thế dẫn đến việc cả người dạy và người học đều bị áp đặt cũng như trói buộc về tư tưởng bởi hệ thống cầm quyền. Vậy tăng lương mà chưa độc lập khỏi chính quyền thì chỉ tăng thêm tình trạng tham nhũng trong giáo dục. Cũng như ngành toà án, họ là đại diện cho cả một nền công lý của quốc gia, nếu xét về tầm mức quan trọng thì cũng là hàng đầu, nên họ lại tiếp tục đòi tăng lương cao nhất trong hệ thống công quyền thì sao? Nhưng tăng lương rồi có giải quyết được vấn đề “công lý như chiêc gậy của kẻ mù loà” hay không? Vì khi hệ thống tư pháp chưa độc lập khỏi việc nằm dưới quyền kiểm soát về mặt chính trị của đảng, thì khi tăng lương, chắc chắn chưa tới mức để họ có thể giảm lòng tham, thì với cơ chế như trên thì họ sẽ phán quyết minh triết và khách quan bằng cách nào khi họ còn phụ thuộc vào một thực thể chính trị khác?
Tăng lương chỉ là giải pháp bề mặt mà không phải là biện pháp gốc rễ vấn đề đang tồn tại trong giáo dục.
Mới đây còn có ý kiến của giáo sư Châu Ngô về vấn đề nên tăng cường đào tạo tiến sỹ trong nước mà giảm đào tạo tiến sỹ ở nước ngoài trong gói đào tạo 9.000 tiến sỹ đang được đề xuất thông qua với ngân sách 14.000 tỷ đồng. Tôi cho rằng việc dịch chuyển mật độ tiến sỹ từ nước ngoài về trong nước là tiếp tục gây ra tình trạng lạm phát và khủng hoảng trình độ tiến sỹ.
Vì hai lẽ:
Một là, như giáo sư Hoàng Xuân Phú đã nhận định - không thể để tình trạng một hội đồng phong giáo sư, phó giáo sư và xét chấm luận án tiến sỹ lại là những người không có công bố quốc tế ISI/SCOPUS - tức người trình độ kém lại bình xét người học thật và học giỏi. Đây là một thực trạng vì trình độ tiến sỹ trong nước còn một khoảng cách quá xa vời so với tiến sỹ theo chuẩn các quốc gia phát triển. Vì vậy chuẩn tiến sỹ, giáo sư chưa đạt thì có đủ tiêu chuẩn để đào tạo tiến sỹ hay không?
Hai là, việc đào tạo tiến sỹ trong nước trong suốt mấy chục năm qua đã tạo ra sự khủng hoảng thừa và dễ dãi đến mức không thể chấp nhận được về chất lượng. Và hiện nay có hơn một nửa số tiến sỹ, giáo sư không giảng dạy, nghiên cứu mà công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp - tức là cán bộ, công chức, viên chức hoặc một số thì cũng chẳng làm gì cả. Và chủ yếu số này là tiến sỹ trong nước, có cả đi nước ngoài bổ túc về bằng cấp nhằm leo cao. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu lại tiếp tục đổ tiền vào việc đào tạo tiến sỹ trong nước với tình trạng tệ hại và quy cách đào tạo hiện tại? Nhật Bản thua xa chúng ta về số tiến sỹ (kém gấp 5 lần) nhưng số phát minh, sáng chế đến Mỹ và Đức còn không bằng.
Thêm nữa, rồi lực lượng các tiến sỹ đó sẽ làm gì, làm ở đâu và với môi trường (cả về lương bổng, điều kiện công tác, nghiên cứu) nào? Vì hiện tại việc đào tạo tiến sỹ chủ yếu là lĩnh vực để đáp ứng công tác quản lý xã hội, làm quan chức, hoặc để vào biên chế chứ không có môi trường chuyên nghiệp, chuyên môn để làm việc. Thế thì đào tạo trong nước hay đào tạo ở nước ngoài mà cái cần nhất là môi trường “sống” cho những chuyên gia này phát huy thì lại không có? Việc học tây, học ta chưa cần xem xét đến khi mà cái vấn đề căn bản của giáo dục và quyết định đến giáo dục chưa được giải quyết - đó là vấn đề thể chế chính trị - vì nó đã áp đặt lên toàn bộ hệ thống giáo dục ý chí của nhà cầm quyền, được phép hay không được phép làm gì, cần bao nhiêu và cần những ai, với trình độ nào, để dạy gì và truyền đạt những gì, hoàn toàn do quyền lực hệ thống áp đặt vào.
Mà ngay cả cho đến hiện giờ, những tiến sỹ được đào tạo bài bản ở nước ngoài đã giúp đất nước thay đổi được gì, và họ ở đâu khi mà giáo dục ngày càng tệ, văn hoá ngày càng suy thoái và đất nước ngày càng tụt hậu? Học tây, học ta mà cuối cùng là không thay đổi được gì, vì ngay cả lên tiếng trước các bất công và thực trạng đất nước, chính trong lĩnh vực của họ trước, còn không làm được. Vậy tiến sỹ ở tây hay ở ta thì quan trọng? Người Nga vẫn có những nhà trí thức thực sự trong nước mà không cần học ở nước ngoài, ngược lại, chúng ta dù có đi học ở nước ngoài rồi cũng lại mất tăm mất tích khi về nước, hoặc là họ tìm cách ở lại quốc gia khác làm việc và cống hiến chứ không trở lại quê hương. Nhiều người trở về thì thất bại hoặc bất mãn, bất lực trước sự trì trệ của xã hội.
Vậy nên, thời trước trong lịch sử mới có sự kiện Nhân văn giai phẩm là vì các trí thức, nhà hoạt động nghệ thuật và sinh viên yêu cầu và đề nghị các hoạt động của họ cần và phải được độc lập với chính quyền mà không bị hạn chế về tư tưởng, bởi nó cần được khách quan trong sự vận động tự nhiên và tự thân của nó.
Đào tạo tiến sỹ và tăng lương giáo viên, chưa biết có thay đổi được điều gì tích cực (phải nhiều năm nữa trong tương lai mới có thể thấy) hay không, nhưng trước mắt ngân khố quốc gia, vốn đang cạn kiệt, lại sẽ bị thâm thụt thêm nữa và rồi có nguy cơ tạo nên một dòng tham nhũng mới trong việc định cư biên chế.
Việc đào tạo tiến sĩ giúp đem lại lợi lộc cho những người xét duyệt học bổng nước ngoài và cũng đem lại tiền bạc cho những người xét duyệt hội đồng chấm luận án tiến sĩ trong nước. Đến lượt thí sinh phải bỏ ra thật nhiều tiền lo lót cho các thầy trong hội đồng và sau khi có tấm bằng tiến sĩ rồi, các tân tiến sĩ bắt đầu chạy chức, chạy ghế hòng lấy lại vốn bỏ ra trước kia và kiếm lãi! Cuối cùng thì bỏ mẹ thằng dân!
Trả lờiXóaCHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ
Trả lờiXóaNgoài việc đào tạo tiến sĩ, tiến sĩ dỏm chẳng có thể làm được việc gì cả
Đào tạo tiến sĩ là chức năng và nhiệm vụ của các tiến sĩ dỏm
To TS Xuân Diện,
Trả lờiXóaTôi muốn chất vấn Bộ trưởng bộ Dục về các vấn đề gửi nhưng đề tài không cần thiết đi nước ngoài làm nghiên cứu vừa tốn tiền vừa lãng phí thời gian và công sức. Tôi gửi kèm đây một loạt các nghiên cứu mà theo tôi không cần phải gửi đi nước ngoài vì không yêu cầu sử dụng máy móc hay các trang thiết bị mà Việt Nam không thể đáp ứng. Tôi gửi cho VNexpress nhưng họ không đăng, TS Diện có thể mở 1 entry nếu TS vui lòng.
Đây chỉ là liệt kê nhỏ của 2 trường loại nhỏ trong 3 năm qua. Nếu thống kê hết các đề tài của NCS du học bằng ngân sách trên toàn thề giới thời gian qua, con số 1000 chưa chắc đủ. Phương pháp chung của các nghiên cứu này là về VN lấy số liệu qua xử lý và viết. 100% họ ngồi nhà và không cần lên trường. Trong khi các nghiên cứu khoa học ứng dụng thì làm 10-14 tiếng 1 ngày trên phòng lab. Ra trường, họ cũng vênh váo bằng TS nước ngoài rồi đòi lương ca1o9, liệu có công bằng!?
Nhân đọc Dự thảo đề án đào tạo 9000 TS gần đây của Bộ Giáo dục tôi thấy cần cất lên tiếng nói của mình.
Tôi thử theo dõi trong trong các năm từ 2014 đến tháng 10 năm 2017 có 28 Luận án tai trường Đại Học công nghệ Queensland và 17 Luận án tại trường Griffith bang Queensland có liên quan đến các vấn đề tại Việt Nam mang ra nước ngoài làm nghiên cứu. Phần lớn các nhiên cứu sinh này đi bằng ngân sách của các đề án 322, 911, và 165. Đây có thể là lãng phí lớn ngân sách và ngoại tệ. Khi chúng ta gửi nhân lực đi nước ngoài đào tạo với mong muốn học được cái gì đó mà ta không có điều kiện, trang thiết bị và người hướng dẫn để làm. Khi học xong, họ không chỉ mang về tấm bằng của nước ngoài mà mang về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng sử dụng trang thiết bị và khả năng phát triển đề án nghiên cứu độc lập, xin được nguồn tài trợ để nghiên cứu.
Trong khi nhưng nghiên cứu này có điểm chung là về Việt Nam lấy số liệu, đem qua đây xử lý và viết. Phần lấy số liệu thực hiện tại VN, do nhân lực trong nước làm. Qua Úc chỉ có xử lý và viết. Họ không cần sự dụng bất kỳ máy móc, trang thiết bị gì mà trong nước không đáp ứng được phải đem ra nước ngoài mới làm được thì có nhất thiết phải gửi NCS ra nước ngoài để mỗi năm ngân sách phải gồng gánh 16.500 đô la sinh hoạt phí, 15.000 đô la học phí và các chi phí khác như vé máy bay, bảo hiểm,… cho mỗi NCS. Đó chỉ là thống kê trong vài năm tại 2 trường nhỏ của Úc. Nếu suy rộng ra hàng chục ngàn NCS trong các đề án 322, 911, và 165 mà chúng ta gửi đi khắp nơi trên thế giới trong chục năm qua sẽ thấy lãng phí kinh khủng.
Theo cá nhân tôi, nếu những đề tài như thế này không nhất thiết gửi NCS đi toàn thời gian bên nước ngoài mà chỉ cần gửi dạng sandwich hoặc mời giáo sư hướng dẫn người nước ngoài công tác và thực hiện trong nước sẽ tiết kiệm ngân sách hơn rất nhiều.
Nhân dân chúng tôi có quyền đặc cấu hỏi ai đã duyệt chi và chấp nhận cho những đề tài không yêu cầu sử dụng trang thiết thị hiện đại mà trong nước chưa đáp ứng để gửi đi nước ngoài thực hiện?
1. Le, Lan Phuong (2017) Aligning specialist English language curriculum in higher education with development imperatives and workplace communication needs in Vietnam : a case study of the Vietnamese petroleum industry. PhD thesis, Queensland University of Technology.
Trả lờiXóa2. Le, Tien Hoang (2017) Human trafficking in Vietnam: Preventing crime and protecting victims through inter-agency cooperation. PhD thesis, Queensland University of Technology.
Le Thi Hai Ha (2017) Bullying roles and associations with mental health of adolescents in Vietnam: A short-term longitudinal study. PhD thesis, Queensland University of Technology.
3. Nguyen, Huong Van (2017) Making public-private partnerships in infrastructure successful in Vietnam: A need for a better procurement legal mechanism. PhD thesis, Queensland University of Technology.
4. Nguyen, Thi Chau Ngan (2017) Aligning English for Specific Purposes (ESP) curriculum with industry needs: Language practices for Vietnam's globalised workplaces. PhD thesis, Queensland University of Technology.
5. Vu, Thu Hang (2017) Equity issues in land acquisition: A source of delays in large construction projects in Vietnam. PhD thesis, Queensland University of Technology.
6. Dinh, Thi Thanh Nhan (2016) Promoting innovation and development by rethinking the role of copyright limitations and exceptions in Vietnam. PhD thesis, Queensland University of Technology.
7. Dinh, Thi Thuy Ha (2016) A Self-management program for people with heart failure in Hanoi, Vietnam : a cluster randomised controlled trial. PhD thesis, Queensland University of Technology.
8. Pham Anh, Tuan (2016) Monetary policies and the macroeconomic performance of Vietnam. PhD thesis, Queensland University of Technology.
9. Vu, Duc Cuong (2016) Analysing the welfare impact of trade liberalization on agriculture: A study of rice producers in Vietnam. PhD thesis, Queensland University of Technology.
10. Ho, Thi Nhat (2015) An exploratory investigation of the practice of assessment for learning in Vietnamese higher education: Three case studies of lecturers' practice. PhD thesis, Queensland University of Technology.
11. Hoang, Ngoc Tue (2015) EFL teachers' perceptions and experiences of blended learning in a Vietnamese university. Professional Doctorate thesis, Queensland University of Technology.
12. Luu, Phuc Hong (2015) Compliance with seafood safety standards within the Vietnamese finfish capture distribution chain. PhD thesis, Queensland University of Technology.
13. Ngo, Thu Huong (2015) An investigation into students' motivation to learn English in higher education in Vietnam. PhD thesis, Queensland University of Technology.
14. Nguyen, Phuong Nga (2015) Deltaic urbanism for living with flooding in Southern Vietnam. PhD thesis, Queensland University of Technology.
15. Nguyen, Thi Hoai Thu (2015) The Governance of human resources in the Vietnamese healthcare system: A critical analysis of maternity services. PhD thesis, Queensland University of Technology.
16. Nguyen, Trong Hong Phuc (2015) Effects of temperature and salinity on growth performance in cultured Tra catfish (Pangasianodon hypophthalmus) in Vietnam. PhD by Publication, Queensland University of Technology.
17. Nguyen Duc, Thanh (2015) The impact of the health insurance program on the near-poor in Vietnam. PhD thesis, Queensland University of Technology.
18. Pham, Thi Thu Ba (2015) Study burden, academic stress and mental health among high school students in Vietnam. PhD thesis, Queensland University of Technology.
19. Phan, Ngoc Thach (2015) Approaches to curriculum development in Vietnamese higher education: A case study. Professional Doctorate thesis, Queensland University of Technology.
22. Tran, Quynh Anh (2015) Factors associated with mental health of medical students in Vietnam: A national study. PhD thesis, Queensland University of Technology.
Trả lờiXóa23. Tran, Thi Duyen (2015) An exploratory study of the current assessment practices for improving the learning of English as a foreign language (EFL) in two Vietnamese universities.PhD thesis, Queensland University of Technology.
24. Tran, Thi Tuyet Hanh (2015) Environmental health risk assessment of dioxin in foods and the sustainability of public health interventions at severe dioxin hot spots in Vietnam.PhD by Publication, Queensland University of Technology.
25. Truong, Quang Trung (2015) The quality of life and caregiving burden among caregivers of people with dementia in Hanoi, Bac Ninh and Hai Phong, Vietnam. PhD thesis, Queensland University of Technology.
26. Le, Phung Tan (2014) Evaluation of public hospital performance in Khanh Hoa Province : Vietnam in connection with patient and staff satisfaction surveys. PhD thesis, Queensland University of Technology.
27. Nguyen, Quynh Anh (2014) Economic evaluation of adolescent reproductive health education interventions in Chilinh, Vietnam. PhD thesis, Queensland University of Technology.
28. Tran, Thuy Khanh Linh (2014) Fever management in children : Vietnamese parents' and paediatric nurses' knowledge, beliefs and practices. PhD thesis, Queensland University of Technology.
https://griffith.summon.serialssolutions.com/#!/search?ho=t&fvf=ContentType,Dissertation,f&l=en-AU&q=(AuthorCombined:(griffith%20university))&sort=PublicationDate:desc
1. Tertiary hospitality education in Vietnam: an exploratory study by Le, Anh Hai, Griffith University, 2017
2. Factors contributing to successful public private partnerships (PPPs) in road infrastructure development in Vietnam: stakeholder’s perspective.. by Nguyen, Do Trung, Griffith University, 2017
3. How teachers support students' mastery gaol orientations in Vietnamese classrooms: the significance of relatedness by Tran, Ngoc Xuan, Griffith University, 2016
4. Essays on Vietnam’s exchange rate policy by Bui, Duy Hung, Griffith University, 2016
5. An analysis of climate change adaptation in the agricultural sector of the Red River Delta, Viet Nam by Trinh, Thi Thanh Binh, Griffith University, 2016
6. Three empirical essays on the efficiency of Vietnamese banks
by Nguyen, Thanh Thien Pham, Griffith University, 2016
7. The ethnopragmatics of Vietnamese: an investigation into the cultural logic of interactions focussing on the speech act... by Vo, Thi Lien Huong, Griffith University, 2016
8. Female sex workers and STI/HIV in Ba Ria – Vung Tau Province, Vietnam: transmission, knowledge, attitudes and... by Nguyen, Tri, Griffith University, 2016
9. Does microfinance really help reduce poverty?: new evidence from Vietnam by Duong, An Hoai, Griffith University, 2016
10. Foreign banks in Vietnam: performance and impact on domestic banks by Dinh, Lien Thi, Griffith University, 2015
11. Factors influencing the research productivity of academics at the Research-Oriented University in Vietnam by Nguyen, Quy Huu, Griffith University, 2015
12. Differences between Vietnamese and Western protected area visitors in Viet Nam: evidence from Cat Tien National... by Do, Huong Hue, Griffith University, 2014
13. Electronic customs in Vietnam: a case study of electronic government in a transitional developing economy by Dam, Toai Son, Griffith University, 2014
14. Community-based tourism and development in the periphery/semi-periphery interface of Viet Nam by Le, Tuan-Anh, Griffith University, 2014
15. An inquiry into the impact of the mother tongue on Vietnamese adult EFL learners’ speech intelligibility with... by Dang, Tien Ngoc Dung, Griffith University, 2014
16. Environmental aspects of sustainable development in Central Vietnam: awareness and preferences of key stakeholders by Dinh, Cuong Quang, Griffith University, 2014
17. Effects of trade liberalisation on poverty in Vietnam by Le, Minh Son, Griffith University, 2014
Nên ưu tiên gửi đi nước ngoài NCS có những đề tài nghiên cứu về khoa học kỹ thuật , phục vụ sản xuất ,làm ra của cải . Giảm bớt những đề tài về Kh xã hội ngôn ngữ , nhân văn , du lịch ...
Trả lờiXóa