Lê Văn Luân
“DOANH NHÂN KHÔNG PHẢI NHỮNG NHÀ ĐẠO ĐỨC”
Nào đồ uống bẩn Tân Hiệp Phát, nước chấm hoá học Masan, sữa tươi pha bột nhập từ Trung Quốc, vải lụa giả Khaisilk, thuốc giả VNPharma, tài chính đen OceanBank, phân bón giả Thuận Phong,...
Còn doanh nhân xã hội chủ nghĩa thành đạt nào nữa chưa lộ diện thì xuất hiện đi cho người dân được nhờ.
Vì sao đất nước lại sản sinh ra lắm doanh nhân giàu lên nhanh chóng nhưng thiếu đi cái hồn cốt và tầm vóc của một con người có trí tuệ và phẩm giá thực sự?
Vì ở nơi đó không có sự tử tế, thiếu đi luật pháp văn minh và có sự dung túng hoặc tiếp tay của những con người có quyền chức trong bộ máy.
Mà một xã hội sản sinh ra những doanh nhân thiếu phẩm chất (gian manh) thì phải trách nhà nước và chính quyền nơi nó tồn tại đầu tiên bởi lẽ họ đã để cho tình trạng ấy xảy ra.
Nếu ai đó bảo vệ quan điểm cho rằng, đã là doanh nhân thì lắm lúc phải tàn nhẫn, họ đi làm ăn chứ không phải là những nhà đạo đức, thì đó là những tư duy đang ủng hộ cái ác, thói làm ăn gian dối, cơ hội, bất chấp để đạt mục đích.
Làm kinh doanh, là chuyển lợi ích (đáp ứng nhu cầu) cho khách hàng, người tiêu dùng, nếu không có đạo đức thì chỉ có thể sẵn sàng ăn gian làm dối, hãm hại người khác, chứ lấy đâu ra để mà có thể xây dựng được điều gì tốt đẹp cho xã hội, cho con người và cho quốc gia.
Đừng lập luận rằng những người đó mang lại công ăn việc làm cho nhiều người, nhiều ngàn người và nộp nhiều thuế cho nhà nước là đang có ích cho xã hội. Làm gì có cái lý luận nào cho phép bạn làm ăn bất minh rồi lấy một lợi ích khác để coi đó là sự đánh đổi, bù trừ mang một hiệu số dương là trở thành người có đóng góp hữu ích. Đấy chính là tư duy nguy hại cho con người và quốc gia. Vì tội phạm sẽ có thể trở nên “đàng hoàng” nếu họ đã cho đi nhiều tiền cướp được và còn tạo ra công ăn việc làm cho đám lưu manh cùng hội cùng bè với chúng.
Nếu những người làm cho những tổ chức, công ty làm ăn bất chấp thì cũng chính là đang chung tay vào gây ra tội ác, sai trái cho xã hội vận động bên ngoài luồng lợi ích của chính cái tổ chức và công ty đó. Vậy làm gì có thể bao biện được việc đó bằng phép tính đánh đổi lợi ích của những nhóm (lớn) người khác bằng lợi ích của nhóm (nhỏ) người sẵn chứa mục đích và tâm tính bất chấp trong làm ăn?
Nhà nước vẫn sẽ thu thuế, vẫn sẽ có những công nhân làm việc, thương hiệu sẽ phát triển và con người sẽ được hưởng những sản phẩm an toàn, văn minh nếu doanh nghiệp đó làm ăn đàng hoàng và tử tế. Vậy tại sao phải chấp nhận lý luận bù trừ lợi ích của một kẻ làm ăn xấu để coi rằng nó vẫn đóng góp hữu ích cho xã hội?
Làm thế là thực đang tàn phá những giá trị của con người và quốc gia chứ làm gì có thứ gì cố biện cho những hành vi làm ăn như thế?
“DOANH NHÂN KHÔNG PHẢI NHỮNG NHÀ ĐẠO ĐỨC”
Nào đồ uống bẩn Tân Hiệp Phát, nước chấm hoá học Masan, sữa tươi pha bột nhập từ Trung Quốc, vải lụa giả Khaisilk, thuốc giả VNPharma, tài chính đen OceanBank, phân bón giả Thuận Phong,...
Còn doanh nhân xã hội chủ nghĩa thành đạt nào nữa chưa lộ diện thì xuất hiện đi cho người dân được nhờ.
Vì sao đất nước lại sản sinh ra lắm doanh nhân giàu lên nhanh chóng nhưng thiếu đi cái hồn cốt và tầm vóc của một con người có trí tuệ và phẩm giá thực sự?
Vì ở nơi đó không có sự tử tế, thiếu đi luật pháp văn minh và có sự dung túng hoặc tiếp tay của những con người có quyền chức trong bộ máy.
Mà một xã hội sản sinh ra những doanh nhân thiếu phẩm chất (gian manh) thì phải trách nhà nước và chính quyền nơi nó tồn tại đầu tiên bởi lẽ họ đã để cho tình trạng ấy xảy ra.
Nếu ai đó bảo vệ quan điểm cho rằng, đã là doanh nhân thì lắm lúc phải tàn nhẫn, họ đi làm ăn chứ không phải là những nhà đạo đức, thì đó là những tư duy đang ủng hộ cái ác, thói làm ăn gian dối, cơ hội, bất chấp để đạt mục đích.
Làm kinh doanh, là chuyển lợi ích (đáp ứng nhu cầu) cho khách hàng, người tiêu dùng, nếu không có đạo đức thì chỉ có thể sẵn sàng ăn gian làm dối, hãm hại người khác, chứ lấy đâu ra để mà có thể xây dựng được điều gì tốt đẹp cho xã hội, cho con người và cho quốc gia.
Đừng lập luận rằng những người đó mang lại công ăn việc làm cho nhiều người, nhiều ngàn người và nộp nhiều thuế cho nhà nước là đang có ích cho xã hội. Làm gì có cái lý luận nào cho phép bạn làm ăn bất minh rồi lấy một lợi ích khác để coi đó là sự đánh đổi, bù trừ mang một hiệu số dương là trở thành người có đóng góp hữu ích. Đấy chính là tư duy nguy hại cho con người và quốc gia. Vì tội phạm sẽ có thể trở nên “đàng hoàng” nếu họ đã cho đi nhiều tiền cướp được và còn tạo ra công ăn việc làm cho đám lưu manh cùng hội cùng bè với chúng.
Nếu những người làm cho những tổ chức, công ty làm ăn bất chấp thì cũng chính là đang chung tay vào gây ra tội ác, sai trái cho xã hội vận động bên ngoài luồng lợi ích của chính cái tổ chức và công ty đó. Vậy làm gì có thể bao biện được việc đó bằng phép tính đánh đổi lợi ích của những nhóm (lớn) người khác bằng lợi ích của nhóm (nhỏ) người sẵn chứa mục đích và tâm tính bất chấp trong làm ăn?
Nhà nước vẫn sẽ thu thuế, vẫn sẽ có những công nhân làm việc, thương hiệu sẽ phát triển và con người sẽ được hưởng những sản phẩm an toàn, văn minh nếu doanh nghiệp đó làm ăn đàng hoàng và tử tế. Vậy tại sao phải chấp nhận lý luận bù trừ lợi ích của một kẻ làm ăn xấu để coi rằng nó vẫn đóng góp hữu ích cho xã hội?
Làm thế là thực đang tàn phá những giá trị của con người và quốc gia chứ làm gì có thứ gì cố biện cho những hành vi làm ăn như thế?
Nói cụ thể hơn là doanh nhân thời CS (VN)không phải những nhà đạo Đức. Trước đây, thời "thực dân phong kiến" VN có những doanh nhân vừa có tầm, có tâm và có đức như Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô...
Trả lờiXóaCũng như văn nghệ sỹ, nhà khoa học, thầy thuốc, nhà báo...đúng nghĩa, doanh nhân đích thực là những nhà đạo đức cao cả, trong đó hạt nhân là sự yêu thương, tôn kính và hết lòng phụng sự người lao động đông đảo. Ở VN, Bạch Thái Bưởi là một ví dụ. Tiếc rằng, thời thế đổi thay. Dối trá đã thành phương tiện sống cốt tử. Cho nên, càng ngày càng nhiều kẻ bất lương tìm cách núp bóng doanh nhân, nhà văn, kỹ sư...để không làm gì mà thu lợi lớn và nhởn nhơ ăn tàn phá hại, mặc cho đất nước suy kiệt. Giá trị lao động của VN sụt giảm không ngừng. Đơn giản, người làm ra của cải, cả vật chất lẫn tinh thần, tỷ lệ nghịch với đà tăng của các SV tốt nghiệp, TS, GS, nghệ sỹ ND, nghệ sỹ ƯT, nhà báo giỏi, văn hào, thi bá ...! Dù sao, thời mà "Tổ quốc tôi đau mà không dám khóc " (Trần Mạnh Hảo) đang qua dần...
Trả lờiXóaTriết lý kinh doanh tử tế ngàn đời: "Kiến lợi tư nghĩa". Làm người ai cũng có trí lập thân, cao nhất là lập công, thứ đến là lập đức, thấp nhất là lập ngôn. Lập thân tối hạ thị văn chương là thế. Hữu hằng sản giả hữu hằng tâm, có của đễ thể hiện tấm lòng với cộng đồng. Các vấn đề đan vào nhau, không cái gì có thể coi thường được.
Trả lờiXóa