Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Chu Mộng Long: HÒA GIẢI VÀ BẤT HÒA GIẢI


Chu Mộng Long

HÒA GIẢI VÀ BẤT HÒA GIẢI

Vừa đọc xong một thư mời "hòa giải" của nhà thơ Hữu Thỉnh và một thư trả lời "bất hòa giải" của nhà văn Phan Nhật Nam. Đọc khách quan, không bị vướng vào lời khuyên ngọt ngào dù có chút cay đắng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

Tôi chỉ xin được bình luận ngắn vài điều: 

1) Không có niềm tin và sự chân thành không thể có hòa giải.

2) Nếu có cuộc gặp gỡ nào đó, trong nước hay ngoài nước, mà không dựa trên nền tảng niềm tin và sự chân thành thì tất cả chỉ là đãi bôi.

Niềm tin và sự chân thành ấy chỉ có thể là sự thống nhất về một cái chung phổ quát mà hai bên cùng hướng đến bất chấp mọi khác biệt.

Cái chung phổ quát ấy là những giá trị tinh thần chứ không phải là đô la đâu, anh Kha, anh Thỉnh ạ! Nếu cả hai đều lấy đô la làm giá trị chung thì chỉ có thể hòa giải chốc lát trong một cuộc chén thù chén tạc, sau đó sẽ đánh nhau cả đời. Thật đấy!

Vậy là anh Thụy Kha được một bữa đãi bôi ngoài nước dẫn đến anh Hữu Thỉnh ngồi trong nước giàu trí tưởng bở. Thụy Kha tưởng người ta quên hẳn chuyện anh vừa đả kích, bài trừ và đề nghị cấm nhạc vàng, nhạc "ngụy", nên cứ lăn xả vào cuộc đãi bôi mà không biết ngượng. Âm nhạc, bản chất của nó là không biên giới mà còn bị kỳ thị, bị vạch đôi giới tuyến, huống hồ là những thứ khác!

Riêng tôi cảm thấy buồn và xấu hổ. Nỗi buồn và xấu hổ đằng đẵng sau gần một thế kỉ trả giá bằng máu. Kẻ tham ăn thì dẫu có thông minh, láu cá đến cỡ nào cũng sẽ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, bởi cái ăn đã tạo nên sợi dây vô hình xỏ mũi cho trí tuệ chạy theo mà không thể nghĩ ra một điều gì sáng sủa. 

Nhưng điều đó cũng chứng tỏ nhà văn Phan Nhật Nam không nằm trong chiến lược diễn biến hòa bình. Bởi bản chất của diễn biến hòa bình là dùng cái bẫy quyến rũ của đô la gây ra tự diễn biến cho những con mối đói, kể cả mối chúa.

Hữu Thỉnh và Thụy Kha muốn rơi hẳn vào cái bẫy đó nhưng thật nghịch lý là rơi không đúng chỗ hay không được phép rơi. Xem ra đến lúc muốn tự diễn biến cũng không được, vì "ai cho mày tự diễn biến"!

13 nhận xét :

  1. Nhà văn Phan Nhật Nam không phải là một đứa trẻ nít, hay một người dân ít học cuồng đảng, bị nhồi sọ suốt quãng đời hơn 70 năm ông đã sống qua để bị rơi vào mê hồn trận của những người phục vụ cho lợi ích của đảng thay vì dân tộc. Ông cũng đã phải trải qua bao cay đắng trong ngục tù "cải tạo" suốt 9 năm mới có được những nhận định dẫn đến quyết định như thế. Bảo rằng ông già rồi sao không xoá bỏ hận thù, hoà giải dân tộc là quá ấu trĩ. Ông đã trải qua cái thời tuổi trẻ đầy tự cao tự đại hay tự ái vớ vẩn của trẻ thơ. Hãy đọc những ý tưởng ông viết ra bằng tim óc và nước mắt để hiểu ông làm thế vì ai? Ông đã nhìn thấy gì mà chúng ta chưa nhìn thấy? Hãy nhìn lại xem chính những người kêu gọi ông trở về kia đã làm gì để hoà hợp hoà giải ngay với những đồng nghiệp, với người dân trong nước?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải rồi, đảng còn rất nhiều việc phải làm để hoà giải với người dân trong nước. Đường xa vời vợi bởi vì đảng đã đi quá xa rồi. Xa đến nỗi không còn thấy đường về.

      Xóa
    2. Nguyễn Trọng Tạo là cò văn nghệ!

      Xóa
    3. Một câu trả lời quá hay!

      Xóa
  2. Cảm ơn Chu Mộng Long. Song ông không nói thẳng. Hòa giải ở đây thực chất là ngầm công nhận bên thắng cuộc đúng. Và sự trường tồn của họ là chính nghĩa và khỏi cần bàn. Cho nên, cái gốc của vấn đề đã không được đặt ra. Cuộc gặp gỡ như hội nhà văn VN dự định tiến hành sẽ vẫn "thành công tốt đẹp". Có điều, những gương mặt mà HNV mong muốn sẽ không xuất hiện. Như Phan Nhật Nam. Những người vui vẻ "hòa giải" hay "hòa hợp" sẽ là những cây bút tầm tầm hay xoàng xĩnh. Thậm chí đội lốt văn chương. Không loại trừ một cây bút vàng bỗng thành kẻ cơ hội. Chúng tôi nghĩ ta không nên bàn luận vào quyết định của Phan Nhật Nam, người sao có thể không thấy thực chất của cuộc gặp gỡ. Ta cũng không nên bàn luận nhiều vào ý kiến của Nguyễn Trọng Tạo, ba phải một cách tinh vi (!). Tự cho là "bậc thầy", NTT dùng dằng rồi đã lên tiếng. Hữu Thỉnh và NTT "ăn cây nào rào cây ấy" mà ! Vẻ bề trên của NTT và HT, không giấu được, khiến chúng ta chua xót và "xấu hổ" (CML)...

    Trả lờiXóa
  3. Lý do lớn nhất để người Nam Hàn không bị Bắc Hàn "giải phóng" vì họ không bao giờ tin những lời đường mật của Hàn cộng.
    Nếu phát hiện ai đó hợp tác hay tiếp tay cho Hàn cộng,họ sẽ đấu tranh,tố cáo ngay,kể cả đó là người thân của mình.
    Vì thế,ngày nay,thế giới mới khâm phục đất nước Hàn Quốc,vì họ dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực.
    Bi kịch của đất nước ta là cho đến tận bây giờ,nhiều người vẫn tin tưởng và hi vọng vào những lời đường mật đó.

    Trả lờiXóa
  4. Để nhà em nói các bác nghe: nhà em ngày xưa lúc chưa sang cái nước giãy chết này, học ở Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ (khoảng 1976 - 1977 đổi tên là Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh).
    Nếu bây giờ em gặp lại bạn bè cùng lớp cùng trường cũ, bên tách cà phê (xin lỗi, nhà em "chừa rượu với chừa trà" rồi), chúng em có thể nói chuyện vui vẻ, nhắc lại chuyện cũ, chia xẻ kinh nghiệm sống, và kể nhau nghe nếp sống hiện tại.
    Nếu có tổ chức họp mặt bạn cùng trường cùng lớp cũ, hàn huyên, hát hò cho vui, nhà em cũng sẽ tham dự.
    Nhưng nếu ai nhân danh chi đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh của trường lớp cũ mời em về đọc tham luận, chi phí do nhà nước trả, thì có trải thảm vàng thảm đỏ nhà em cũng xin kiếu.
    Câu trả lời của ông Phan Nhật Nam cũng thế, có gì là khó hiểu! Ai cho rằng ông Phan Nhật Nam "hẹp hòi" chỉ chứng tỏ rằng chính mình hẹp hòi, không có cái nhìn sâu rộng như ông Phan Nhật Nam.
    Ông Nguyễn Hữu Thỉnh đâu có mời ông Phan Nhật Nam với tư cách một nhà văn mời một nhà văn. Ông Phan Nhật Nam cũng đâu có "đặt điều kiện" với một nhà văn. Ông ta trả lời cho cả một cái chế độ đàng sau ông Nguyễn Hữu Thỉnh đấy chứ.

    Trả lờiXóa
  5. Ông Hữu Thỉnh, Thụy Kha, Trọng Tạo

    Năm 1968, một số cư dân Huế đã bị giết oan dưới bàn tay những người chiếm đóng. Đã có quan chức cộng sản nào nhận sai lầm và xin lỗi thân nhân những người đã chết. Ít ra những người chết oan trong cải cách ruộng đất còn được lời xin lỗi. Các ông có coi đó là hành động hòa giải ? và nếu không các ông có bao giờ lên tiếng?

    Năm 2015, 2016 đài BBC có phỏng vấn các ông cán bộ trung hay cao cấp, giáo sư và giảng viên trường đảng nhân dịp 30 tháng 4. Họ phủ nhận và chối phắt không có chuyện ngược đãi quân nhân, công chức trong chính quyền cũ, đi cải tạo không phải là đi tù. Các ông có bao giờ hỏi bao nhiêu người tù cải tạo nghĩ gì khi nghe những điều đó, nhất là những người vợ con bị đưa đi kinh tế mới, nhà cửa người thắng cuộc vô ở. Các ông có coi hành động sau chiến tranh đó là hòa giải ? và nếu không các ông có lên tiếng? Các ông có bao giờ kêu gọi một người đại diện cho chính quyền các ông mở lời nói với người bên kia là những việc làm đó là sai và không nên xảy ra (hãy khoan nói đến lời xin lỗi).

    Có những lần người Việt chúng tôi bên Mỹ gửi tiền quyên góp về giúp thương phế binh của miền Nam sống cơ cực khốn khó và công an đã ngăn cản, quấy phá. Các ông có coi đó là hành động hòa giải ? và nếu không các ông có lên tiếng?

    Nếu các ông chưa bao giờ lên tiếng cho những việc người phía bên kia cho là oan khuất mà các ông chỉ đưa ra những lời kêu gọi chung chung cùng chia cái này xẻ cái kia, thấy điều này, điều nọ thì tôi cho đó là những lời giả dối. Từ chối là phải.

    Quan điểm này của riêng tôi, không đại diện cho tầng lớp phe phái nào. Hy vọng tôi được chia sẻ quan điểm của mình

    Trả lờiXóa
  6. Không ngẫu nhiên Thụy Kha sang Mỹ. Hắn ta lấy tienf dân đi cò mồi đấy

    Trả lờiXóa
  7. Bác Long phân tích quá đúng, nhưng thiếu dẫn chứng. Trước hết hẫy hòa hợp trong nước đã. Lương Ngọc An báo Văn Nghệ mà còn tố cáo Hữ Thỉnh lần 2 thì nói gì PNN xa xôi

    Trả lờiXóa
  8. Nếu Hội nhà văn và ông Hữu Thỉnh ngồi nói chuyện tử tế được với anh chị em trong Văn đoàn độc lập thì khi ấy làm gì hẵng làm!

    Trả lờiXóa
  9. Biến hình trùng Hữu Thỉnh

    Trả lờiXóa