Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

THỰC CHẤT ĐÁNH GIÁ VIỆT NAM CỘNG HÒA KHÔNG KHÁC TRƯỚC

PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam.

Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: 
Gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị!

Lan Hương
RFA  
2017-08-21 

Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã cho ra mắt bộ Lịch sử Việt Nam. Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử này được báo Tuổi Trẻ nói là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam, xóa bỏ tên gọi ngụy quân, ngụy quyền trước đây. 

Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, bao quát nền lịch sử của Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn với sự tham gia của hơn 30 chuyên gia sử học. 

Nên gọi trung tính! 

Kể từ khi bộ sách được giới thiệu, một bộ phận dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin chính quyền Việt Nam Cộng hòa không còn bị gọi là ngụy quyền mà được gọi là Chính quyền Sài Gòn. Giải thích về lý do dẫn đến sự thay đổi trong cách gọi này, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã, người đã từng góp ý trong quá trình biên soạn bộ sách này, cho rằng trong thời kỳ còn đấu tranh chính trị, chuyện chính quyền này không thừa nhận chính quyền kia cũng là điều dễ hiểu: 
"Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả.Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ"
PGS.TS Trần Đức Cường
"Theo tôi trong thời kỳ đấu tranh chính trị thì không thừa nhận nhau là chuyện thường. Nhưng bây giờ khi thống nhất và lo xây dựng đất nước thì Việt Nam Cộng Hòa là một sự thực đã diễn ra trong lịch sử và được nhiều nước công nhận và có tham gia Liên Hiệp Quốc nữa." 

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, với ông Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên, sau khi có một thời gian ngắn dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại, người sau đó bị phế truất và phải lưu vong tại Pháp. Chính phủ này được Hoa Kỳ và 77 quốc gia khác công nhận. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết.

Đáp lại thắc mắc của chúng tôi rằng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã từng tồn tại nhiều chục năm về trước nhưng vì sao đến tận bây giờ Việt Nam mới đổi cách gọi chính quyền miền Nam, Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng những vấn đề về chính trị phải có điều kiện mới có thể thay đổi được, còn tùy theo tình hình. Ông cho rằng “bây giờ thời gian đã chín mùi”.

Ông Ngô Đình Diệm (thứ ba từ trái) cùng với chính phủ của ông 
chụp tại Sài Gòn năm 1955.

Chúng tôi cũng có dịp trao đổi với PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam này. PGS.TS Trần Đức Cường cho chúng tôi biết lý do các nhà sử học thống nhất bỏ tên gọi ngụy quyền đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa: 

"Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả".

"Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây."

"Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn." 

Tiến sĩ Nguyễn Nhã lại phân tích rằng “Việt Nam sẽ rất lời nếu công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa”. Trước hết là vấn đề biển đảo: 

"Trước hết là việc đấu tranh giành chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa. Theo luật pháp quốc tế thì cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi Trung Quốc bắt đầu vào xâm lấn, cho rằng Paracels (quần đảo Hoàng Sa) là đất vô chủ. Nhưng thực chất đâu có vô chủ. Hồi đó luật pháp quốc tế quy định phải chiếm hữu thật sự, mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Tức là phải liên tục, nếu không công nhận Việt Nam Cộng Hòa thì làm sao liên tục được!" 

 Một yếu tố khác rất quan trọng được vị Tiến sĩ Sử học này nhấn mạnh đó là dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, các nhà nghiên cứu và kinh tế làm việc rất độc lập. Ông đánh giá đó là một điểm tốt cần được học hỏi, phát huy.

Ngoài ra, ông còn tiết lộ rằng kể cả về văn hóa giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng có nhiều điều quý giá:

"Theo tôi đó là một di sản quý giá của cả dân tộc chứ không phải chỉ có chính trị, hay chính quyền!". 

Không có sức ép
"Hồi đó luật pháp quốc tế quy định phải chiếm hữu thật sự, mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Tức là phải liên tục, nếu không công nhận Việt Nam Cộng Hòa thì làm sao liên tục được!
Tiến sĩ Nguyễn Nhã 

Khi được hỏi việc công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giữa thời điểm này, các nhà sử học có phải chịu sức ép nào không, PGS-TS Trần Đức Cường khẳng định rằng việc đổi cách gọi tên chỉ thể hiện sự trung tính, tôn trọng lẫn nhau, là quyết định của tập thể các nhà nghiên cứu sử học, chứ không có bất cứ sức ép hay động cơ gì. Ông cho biết trước đây tên Chính quyền Sài Gòn đã từng được sử dụng chứ không phải bây giờ mới là lần đầu tiên: 

"Một ví dụ, bạn về tìm đọc cuốn Bách khoa Toàn thư Quân sự Việt Nam của Bộ Quốc phòng in năm 2015, tức là cách đây đã 2 năm rồi do Bộ Quốc phòng chỉ đạo. Cuốn đó đã không dùng khái niệm ngụy quân, ngụy quyền mà dùng từ Quân đội và Chính quyền Sài Gòn." 

 Tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng đồng tình với quan điểm rằng không có sức ép nào trong chuyện đổi cách gọi này mà chỉ là các nhà sử học đồng lòng đưa ra ý kiến nên thay đổi và được chấp thuận.

Cũng cần điểm lại vài nét lịch sử, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và toàn bộ miền Nam Việt Nam thuộc kiểm soát của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cùng nhau tiến hành cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 25 tháng 04 năm 1976 để bầu ra Quốc hội và Chính phủ thống nhất cho cả hai miền. 

Vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội mới gồm đại biểu từ cả hai miền đã quyết định thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở kế thừa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
__________________

Dư âm Bộ sách Lịch sử Việt Nam mới xuất bản

Về việc Bộ sách Lịch sử Việt Nam mới xuất bản đã không gọi chính quyền VNCH là ngụy quân, ngụy quyền như trước, nhà báo Nguyễn Thông viết: “Không có gì phải khen, mà xấu hổ thì mới đúng. Đến bây giờ mới dám mon men tôn trọng lịch sử như vậy là quá dở, quá trễ. Người dân và rất nhiều nhân sĩ trí thức đã làm như vậy lâu rồi, chỉ có nhà cai trị cứ cố tình ‘thù muôn đời muôn kiếp không tan’ thôi“.

Ông nhận định: “Cũng cứ đặt trường hợp nhà cai trị có ý vậy thì cũng thấy rất rõ mục đích chính trị, thực dụng, chứ không phải do tính khách quan của lịch sử. Nếu đã biết tôn trọng sự thật khách quan thì làm gì có chuyện để đến mãi bây giờ mới thừa nhận. Nói chung, với một đầu óc ù lì, phi lịch sử như thế, chả có gì phải khen“.

RFA có bài: Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị! PGS.TS Trần Đức Cường, cựu Viện trưởng Viện sử học và là tổng chủ biên bộ sách lịch sử này, nói về chính quyền VNCH như sau:

“Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả… Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền”.

Mời đọc thêm: Lịch sử Việt Nam sẽ sang trang khi không còn “ngụy quân ngụy quyền”? (RFA). – Bộ sử Việt Nam mới ‘tôn trọng quá khứ, vì lợi ích quốc gia’ (VOA). – Vì sao VNCH không còn là ‘ngụy quân ngụy quyền’? (VOA). – GSV Andrew Đỗ yêu cầu bỏ tên ‘Đường Mòn Hồ Chí Minh’ ở San Diego (NV).

Tiếng Dân tổng hợp

14 nhận xét :

  1. "Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả".
    (PGS tiến sĩ trần Đức Cường)
    _____________________
    Ông Cường phát biểu như trên tức là thừa nhận rằng giới lãnh đạo miền bắc đã gieo rắc chủ nghĩa cộng sản khiến cho Mỹ lo sợ đã mở cuộc chiến ngăn chặn làn sóng đỏ. Vậy thì một cách gián tiếp ông Cường đã khẳng định rằng cuộc chiến tranh Việt nam là một cuộc chiến tranh ý thức hệ. Và còn rõ ràng hơn ràng hơn nữa khi cố tổng bí thư Lê Duẩn nói rằng ta đánh đây là đánh cả cho Liên Xô và Trung Quốc. Vậy thì cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một cuộc chiến ủy nhiệm từ phía các cường quốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đánh giá ông Cường thuộc dạng vừa viết vừa run! Ông nói không có sức ép, thế thì nhận thức của ông sau nửa thế kỷ không có gì đáng để...nể mặt cả!

      Chiến tranh biên giới 1979, các sử gia đến năm 2017 mới gọi là chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam, còn nhân dân chúng tôi gọi nó là cuộc chiến tranh xâm lược ngay từ 38 năm trước( 1979)! Phải chăng các nhà viết sử luôn đi sau nhân dân, và đi sau nhân dân một chặng đường hằng nửa thế kỷ?
      Chúng ta không cần khen chê, mà để các sử gia tự vấn?

      Xóa
  2. Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là hậu thân của Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (SEATO_ South East Asia Treaty Organization). Tổ chức này có nhiệm vụ ngăn chặn làn sóng đỏ từ Liên Xô và Trung Quốc. Mới đây, Việt Nam hưởng ứng dịp lễ 50 năm ngày thành lập ASEAN tức là thừa nhận tiền thân của tổ chức này là SEATO. Việt Nam công nhận SEATO tức là đã công nhận công cuộc ngăn chặn làn sóng đỏ! Tức là Việt Nam thừa nhận cuộc chiến tranh ở trong nước mình là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm!
    Ông PGS Cường lập luận một cách rất hẹp hòi, cực đoan và thiếu hiểu biết!

    Trả lờiXóa
  3. SGK Lịch sử lớp 12 PT của NXB GD phát hành từ năm 2008 đã không dùng từ "ngụy quân, ngụy quyền" mà thay bằng "chính quyền Sài Gòn" và "quân đội Sài Gòn" (trang 169, 173...)nhưng ông PGS. TS Tổng chủ biên lại đưa dẫn chứng mới năm 2015 chứng tỏ bản thân ông cũng không nắm vững vấn đề này rồi.
    Cách đây hơn 10 năm, tôi tham dự lớp tập huấn về SGK Lịch sử lớp 12 mới ở TP. HCM, PGs. TS Trần Bá Đệ (đồng chủ biên) đã nhấn mạnh điều này ....

    Trả lờiXóa
  4. PGS.TS Trần Đức Cường cho chúng tôi biết lý do các nhà sử học thống nhất bỏ tên gọi ngụy quyền đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa:

    "Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả".

    "Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây."
    Cho tôi xin hỏi: Thế quân đội VNDCCH nhận súng đạn của ai? lương thực thực phẩm của ai?và họ ngăn chặn VNCH cho ai?
    Tôi muốn ông và các nhà sử học giải thích thật sự khách quan !!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế nào là "1 đội quân đi đánh thuê" ? Quân đội VNCH đứng trên đất của VNCH, bảo vệ đất nước của họ trước sự xâm lấn tàn bạo của quân đội cộng sản miền Bắc thì sao gọi là đánh thuê? Là 1 PGS, TS thì ông Cường nên ăn nói cho có lý lẽ, có thực chất. Chớ ăn nói như những đứa dư luận viên thất học thì không có giá trị gì cả!

      Xóa
  5. ý kiến này không có vẻ khoa sử học:"Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ"- PGS.TS Trần Đức Cường.

    Nó mang vẻ tuyên truyền tuyên huấn cũ rích. Chả thấy khoa học đâu cả.

    Trả lờiXóa
  6. Cơm chúa múa tối ngày! không trách họ!

    Trả lờiXóa
  7. Thời buổi này trắng đen phải trái ai bán nước ai vì nước đã rõ ông phó giáo sư tiến sĩ Trần Đức Cường à.

    Trả lờiXóa
  8. Ông PGSTS Cường này chửi đồng bào miền Nam hay!!!!chắc PGSTS văn chương cách mạng?

    Trả lờiXóa
  9. Giọng Trần Đức Cường vẫn là giọng Ban TG TW !

    Trả lờiXóa
  10. Thế câu"Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Liên Xô và TQ"là câu của gã say phải không?Thế mà ông Cường lại lớn giọng khi nhận xét về bản chất của Chính quyền SG một cách miệt thị vậy.Sờ vào gáy mình rồi hãy phát ngôn

    Trả lờiXóa
  11. PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam.
    _________________________
    Ông Trần Đức Cường là ai? Trong cơ chế này không có trí thức của nhân dân mà chỉ có quan cầm bút. Đã là quan thì phải có chức. Đảng cho chức thì đảng có thể lấy lại chức trong vòng một nốt nhạc. Nếu ông Cường nói theo lòng dân thì ngược ý đảng, mà ngược ý đảng thì ngủ một đêm dậy ông Cường mất hết, bị hắt hủi, bị ngược đãi không bằng một thằng dân bình thường. Nói theo cụ nhân sĩ Hà Sĩ Phu là "thân tàn ma dại".
    Thôi, chẳng trách Phó Giáo sư Cường làm gì! Phó giáo sư muốn được yên thân gặm nhấm cái bổng lộc triều đình ban phát! Hãy để phó giáo sư hưởng thụ củ cà rốt của mình!

    Trả lờiXóa
  12. Ông A : Khi nào ông mới thôi gọi họ "Ngụy quân Ngụy quyền" ?
    Ông B : Đến khi thiên hạ thôi gọi chúng tôi là Việt Cộng.
    Ông A : Thế thì đến Tết Công Gô.

    Trả lờiXóa