Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

TQ LẮP ĐẶT HỆ THỒNG QUAN SÁT DƯỚI NƯỚC TẠI BIỂN ĐÔNG

Ảnh chụp từ vệ tinh hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc
tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông

TRUNG QUỐC LẮP ĐẶT HỆ THỒNG QUAN SÁT DƯỚI NƯỚC TẠI BIỂN ĐÔNG

Hoàng Minh Tuấn
Theo tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 29/05/2017:

Chính quyền Trung Quốc đã phê duyệt dự án xây dựng hệ thống quan sát khổng lồ dưới nước có thể bao quát biển Đông và biển Hoa Đông.

Hệ thống quan trắc đáy biển này trị giá 2 tỉ nhân dân tệ (290 triệu USD hay 6.600 tỷ đồng), và được xây dựng trong vòng 5 năm. Hệ thống này dự kiến sẽ cung cấp thông tin theo thời gian về điều kiện môi trường và các hoạt động dưới đáy biển trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện của họ ở cả biển Đông và biển Hoa Đông.


Đài truyền hình CCTV đưa tin: Chính phủ Trung Quốc gần đây đã phê duyệt kế hoạch này. Một trung tâm dữ liệu cũng sẽ được xây dựng tại Thượng Hải để theo dõi và lưu trữ các thông tin hóa học, sinh học và địa chất thu thập được từ các hệ thống dưới nước.

Các hệ thống quan trắc dưới biển được kỳ vọng sẽ trợ giúp Trung Quốc đạt bước tiến trong nghiên cứu khoa học, phòng chống thảm hoạ và bảo vệ an ninh quốc gia. Giáo sư Zhou Huaiyang, giảng viên Trường Khoa học Hàng hải và Địa cầu thuộc Đại học Tongji, cho biết dữ liệu thu thập được sẽ được chuyển cho các cơ quan chính phủ khác để khám phá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lợi ích biển và an ninh quốc gia của Trung Quốc.
 Mô hình hệ thống quan trắc dưới biển của Trung Quốc.

Sơ đồ hệ thống quan trắc dưới biển của Trung Quốc.

Kế hoạch này của Trung Quốc khả năng sẽ gây quan ngại lớn đối với các nước láng giềng khi Bắc Kinh đang tiếp tục củng cố sự hiện diện dân sự và quân sự của họ ở biển Đông. Ngoài Trung Quốc, các bên có tuyên bố chủ quyền tại biển Đông bao gồm Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Brunei và Malaysia.

Nhật Bản khả năng cũng phẫn nộ về tham vọng quan sát dưới biển của Trung Quốc. Bắc Kinh và Tokyo có tranh chấp chủ quyền đối với một hòn đảo không người ở thuộc Biển Hoa Đông mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

(Catherine Wong)

1 nhận xét :

  1. Nếu Chính phủ không xử nghiêm việc bán đất (bán dự án) trước khi có TTg CP & CT QH phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất như vụ Sơn Trà, Bái Tử Long...., vi phạm nghiêm trọng quản lý đất đai điều 229 Bộ Luật hình sự, thì chẳng bao lâu nữa VN các địa điểm nhạy cảm VN sẽ còn không?
    Dân sẽ rất thất vọng nếu Chính phủ cho hợp thức hóa, cho qua, như Sơn Trà...!
    Các đại gia đã âm thầm nhượng cho nước lạ thông qua 1 DN Mỹ Nhật Hàn chưa, có trời mà biết. Mong các vị trí nhạy cảm về ANQP về TNMT tuyệt đối để cho cộng đồng quản lý.

    Trả lờiXóa