Hồng Diệu
Tiền Phong
06:47 ngày 28 tháng 08 năm 2016
TP -
Báo Văn nghệ là cơ quan cấp hai của Hội Nhà văn Việt Nam. Danh tiếng
cũng như sức hút của tờ báo đến nay có lẽ chỉ còn như chữ dùng của nhà
văn Nguyễn Tuân: “vang bóng một thời”. Nhưng đó chỉ là vỏ ngoài của vấn
đề, đi vào nội tình càng bi bét hơn. Đó là tấn bi, hài kịch, như nhân
viên tòa soạn cay đắng thú nhận.
Trụ sở báo Văn Nghệ. Ảnh: Hồng Diệu
Đã có một nhắc nhở ngầm trong nội bộ từ người ở vị trí cao nhất
của Hội Nhà văn Việt Nam: “Đề nghị các ủy viên BCH không trả lời báo
chí về các vấn đề nội bộ của Hội. Đặc biệt là việc nghỉ hưu của
CB-CNVC”. Song có lẽ đến thời điểm này, điều người ta muốn biết về Hội
Nhà văn Việt Nam, lại không phải từ những người có quyền, có tên, có
tuổi. Dưới đây là câu chuyện của hai vợ chồng cùng công tác tại Báo Văn
Nghệ, đang nhận “án” kỷ luật vì tội gây rối trật tự tại cơ quan.
Đơn xin mua trước, trả sau
Ngồi trước mặt chúng tôi là anh Ngô Quang Hưng và chị Đinh Thùy
Dương, cùng công tác tại Phòng Kỹ thuật của Báo Văn Nghệ. Họ mang theo
một xấp đơn từ, trong đó có những lá đơn khiến người ta cười mà đau. Đó
là bộ tứ đơn xác nhận việc nợ lương của báo Văn Nghệ: “Hiện nay vợ chồng
chúng tôi cùng làm chung tại tòa soạn Báo Văn Nghệ, tất cả các khoản
chi tiêu sinh hoạt trong cuộc sống của gia đình đều dựa vào lương do tòa
soạn trả. Nhưng cho đến nay đã 2 tháng, Báo Văn Nghệ thông báo là nợ
lương của toàn bộ anh chị em trong tòa soạn báo”. Vậy nên, họ viết đơn
gửi tới ông giám đốc đơn vị kinh doanh nước sạch quận H, ông giám đốc
chi nhánh điện lực quận H, Hiệu trưởng Trường tiểu học Q T - nơi các con
họ đang theo học, với một đề nghị: được dùng trước, trả tiền sau; học
trước, đóng học phí sau. Bối rối thay cho những vị lãnh đạo ở những đơn
vị sắp nhận được những lá đơn này, không giải quyết thì áy náy lương tâm
mà giải quyết thì không biết bao giờ tác giả của những lá đơn sẽ có
năng lực thanh toán nợ nần. Bởi lẽ, trong các lá đơn, họ ghi: “Cho đến
thời điểm hiện nay là tháng 8/2016 mà quí báo cũng chưa biết đến bao giờ
có thể trả nợ lương cho anh chị em trong tòa soạn”.
Việc Báo Văn Nghệ nợ lương đã rùm beng, riêng Hội Nhà văn Việt Nam
vẫn nợ Báo Văn Nghệ 700 triệu đồng do mua báo phát cho hội viên theo
tiêu chuẩn, đến cả năm vẫn chưa thanh toán cho báo, là một sự thật, đã
được nhà thơ Lương Ngọc An, biên tập viên báo này xác nhận trong trả lời
phỏng vấn báo Đất Việt.
Nhân viên khiếu nại, lãnh đạo “bãi công”
“Đói” đã đành, hai vợ chồng kể trên còn rơi vào tình cảnh bị “khủng
bố tinh thần” (chữ dùng của họ). Vào một ngày Chủ nhật, anh Ngô Quang
Hưng bất ngờ nhận được một cuộc điện thoại từ trưởng phòng kỹ thuật của
tòa soạn, đề nghị anh tạm thời nghỉ việc, mai không phải đến cơ quan
nữa. Không hài lòng với cách hành xử không tuân thủ Luật Lao động, vợ
của anh, Đinh Thùy Dương không kiềm chế được bức xúc, sáng đầu tuần đã
đến gặp Phó Tổng biên tập Báo Văn Nghệ để hỏi cho ra nhẽ: “Tại sao anh
lại làm như thế, anh có biết như thế là sai luật không?”. Phó Tổng biên
tập Lã Thanh Tùng đáp: “Có thể tôi không biết gì về luật, không nắm được
luật gì cả”(!). Trả lời của vị phó tổng biên tập như đổ thêm dầu vào
lửa khiến chị Đinh Thùy Dương dùng từ “hỗn”: “Anh mà nói thế thì tôi (…)
tôn trọng anh. Báo Văn Nghệ có phải cái chợ đâu mà anh muốn cho ai nghỉ
thì nghỉ, ai đến thì đến”. Chính vì những đôi co, lời qua tiếng lại,
chị Dương, anh Hưng và một nhân viên nữa (cũng nhận được thông báo tạm
nghỉ như anh Hưng, cũng “kêu” như anh Hưng), trở thành 3 “bị cáo” để Hội
đồng kỷ luật báo Văn Nghệ vào cuộc (khi Tổng Biên tập - nhà văn Khuất
Quang Thụy đang đi vắng). Chủ tịch Hội đồng kỷ luật chính là Phó Tổng
biên tập kiêm Bí thư chi bộ đang “vượt đèn đỏ” về tuổi hưu: nhà văn
Thành Đức Trinh Bảo. Sau cuộc họp kéo dài 2 tiếng, Hội đồng kỷ luật đã
biểu quyết thống nhất cao: Chị Dương, đứng trước nguy cơ bị chấm dứt hợp
đồng lao động. Anh Hưng chồng chị: Bị cảnh cáo tạm thời nghỉ việc;
người “gây rối” còn lại cũng đứng trước nguy cơ bị đuổi việc. Bất bình,
cả ba “bị cáo” làm đơn khiếu nại. Đáp lại là văn bản trả lời của Hội
đồng kỷ luật Báo Văn Nghệ: Cả ba người không có chỗ đứng trong một cơ
quan văn hóa lớn như Báo Văn Nghệ. Vì “kém cỏi trong trình độ, quan niệm
nghề nghiệp, thiếu vắng năng lực nhận thức, trống rỗng trong nền tảng
văn hóa và đạo đức”.
Câu chuyện không dừng lại, khi Tổng Biên tập Báo Văn nghệ, nhà văn
Khuất Quang Thụy không đồng tình với quan điểm của hai Phó Tổng Biên tập
đề nghị sa thải 3 nhân viên. Nhóm khoảng chục người gồm hai Phó Tổng
Biên tập nêu trên và một số người khác quay ra viết đơn khiếu nại Tổng
biên tập, vì không chịu xử lí nghiêm 3 người này. Họ dùng đến “đòn” bãi
công, nghỉ việc tập thể.
Vẫn chưa thỏa đáng
Hai vợ chồng: Ngô Quang Hưng- Đinh Thùy Dương, Nhân viên phòng kỹ thuật,
báo Văn Nghệ.
Sau cùng đội ngũ đòi bãi công cũng nhận thấy việc viết đơn khiếu nại
Tổng Biên tập là không đúng nên đã rút đơn ngay sau đó. Bí thư chi bộ
nhận khuyết điểm rút kinh nghiệm trước Thường trực Đảng ủy và Ban Chấp
hành. Số phận 3 “bị cáo” trước đó thì sao? Chị Dương được tiếp tục đi
làm, còn chồng chị và một người nữa, bị coi trong thành phần dôi dư,
đang bị nghỉ ở nhà. Chị Đinh Thùy Dương vẫn không khỏi thắc mắc: “Nếu
chồng tôi thuộc diện dôi dư cần nghỉ việc, họ cũng cần làm theo đúng qui
trình? Tại sao chồng tôi thuộc diện dôi dư mà không phải một người nào
khác?”.
Chị Dương kể tiếp câu chuyện tạm ứng tiền lương ở cơ quan: “Chúng tôi
làm đơn đề nghị tạm ứng lương vì hoàn cảnh quá khó khăn, hai vợ chồng
cùng cơ quan, hai đứa con cùng đi học. Anh Tổng Biên tập ký rõ ràng: Đề
nghị kế toán xem xét để trả cho họ một phần lương. Thế nhưng, chị kế
toán bảo: Chúng mày muốn gì, trong két không có lấy một nghìn đồng.
Chúng tôi cảm giác bị xúc phạm ghê gớm, chúng tôi không đi xin”. Chị
Đinh Thùy Dương tự hỏi: “Trong két không có lấy một nghìn đồng tại sao
tòa soạn vẫn tồn tại được? Sao người ta nói không biết bao giờ có lương,
rất vô trách nhiệm. Lại còn nói: Tôi không có trách nhiệm giải thích
cho chị? Tại sao không phải giải thích, lương không trả người ta thì
phải giải thích chứ?”.
Trong diễn biến liên quan, nhà thơ Lương Ngọc An, Chi ủy viên Chi bộ
Báo Văn Nghệ từng làm đơn đề nghị lên Đảng ủy cơ quan Hội về vấn đề nội
tình cơ quan nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời thỏa đáng.
“kém cỏi trong trình độ, quan niệm nghề nghiệp, thiếu vắng năng lực nhận thức, trống rỗng trong nền tảng văn hóa và đạo đức”
Trả lờiXóaĐánh giá này nên dành cho bí thư chi bộ Thành Đức Trinh Bảo và những người đã biểu quyết việc kỷ luật 3 công nhân thì đúng hơn.
Thật là không còn thể thống gì nữa. Sự suy đồi của văn hóa VN được nhìn thấy trước tiên từ chính hội nhà văn VN
Rứa là sắp "xuống hố cả nút" rồi.
Trả lờiXóaXưa nay người ta vẫn nói Văn Nghệ Văn Gừng . Nghệ với Gừng không biết có chung điểm nào ? Cay như Gừng . Vàng như Nghệ . Vậy mà này ở báo Văn Nghệ lại xảy ra chuyện thật cay . Nhân viên không lương ! thế có cay không ? Không lương thì đi làm gì ? Thời buổi không có tiền là chết đứng . Chợ búa không bán chịu. Con cái đi học mỗi mùa khai giảng phải đóng đủ thứ tiền . BV không có tiền khong khám bệnh. Báo Văn Nghệ có thanh lý hợp đồng thì cũng phải thanh toán tiền cho nhân viên chứ ai lại đuổi việc ngang xương được !
Trả lờiXóaCái thằng văn nô lã thanh tùng lên chức phó tổng biên tập à ?
Trả lờiXóaNhững tác phẩm theo trường phái "minh họa" chết từ lâu rồi ! Ai còn đọc tờ báo này nữa !
Trả lờiXóa