Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

CÁC CỰU TỔNG BÍ THƯ CÓ CẦN "ĐỀU ĐƯỢC BẢO VỆ"?

"Tứ trụ" bao gồm các vị trí tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và thủ tướng.
 
Các cựu tổng bí thư 'đều được bảo vệ' 

BBC
15 tháng 8 2016 
 
Dự thảo Luật Cảnh vệ đang được Quốc hội Việt Nam thảo luận quy định các nhân vật từng nằm trong "tứ trụ" đều được "bảo vệ tiếp cận".

Đó là các vị từng giữ các chức vụ Tổng bí thư Đảng CSVN, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, các nhân vật đương quyền được bảo vệ tiếp cận, tức có cảnh vệ luôn đi kèm cùng nhiều biện pháp bảo vệ khác, bao gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Trung ương Đảng CSVN, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng, Chánh án Tòa án Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao.

Các vị này còn được cảnh vệ vũ trang tuần tra canh gác tại nơi ở và nơi làm việc.

Riêng "tứ trụ" đương quyền được kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại, các tác nhân khác; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng.

Các lãnh đạo này "khi đi công tác trong nước, ngoài nước bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng, đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ; khi đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng có phương tiện dẫn đường hộ tống bảo vệ", theo dự thảo Luật Cảnh vệ.

Sỹ quan và chiến sỹ cảnh vệ trong khi thực hiện nhiệm vụ được mang theo và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; được nổ súng trong những trường hợp cần thiết.

Bộ trưởng có được bảo vệ? 
 
Bà Tòng Thị Phóng là Phó Chủ tịch nước

Báo Việt Nam tường thuật phiên thảo luận về Luật Cảnh vệ cho hay Bộ Công an đề xuất bên cạnh Chánh án Tòa Tối cao và Việt trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, đưa chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào danh sách các đối tượng được bảo vệ.

Lý do họ là "những người đứng đầu các cơ quan xét xử, kiểm sát hoạt động tố tụng và ngoại giao, với đặc thù công việc luôn tiềm ẩn nguy hiểm và rủi ro cao".

Tuy nhiên, đề xuất bổ sung bộ trưởng ngoại giao vào danh sách gặp một số phản đối.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được dẫn lời nói "không nhất thiết mở rộng đối tượng cảnh vệ vì nếu đưa Bộ trưởng Ngoại giao vào nhóm các đối tượng bảo vệ thì trong hoàn cảnh khác, các Bộ trưởng khác sẽ thế nào, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao đã cơ cấu ủy viên Bộ Chính trị rồi?"

Báo Dân Trí hé lộ vị trí ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN được bảo vệ ngày đêm 24/24. Phó Chủ tịch nước Tòng Thị Phóng có hai cảnh vệ với chức danh đại tá, bảo vệ bà đã hơn 15 năm nay.

Bà Phóng được dẫn lời nói công việc của các cảnh vệ riêng "rất gian khó". Bà nói: "Riêng khoản phải uống rượu đã đủ chết, chị không uống được thì các em phải uống thay, trong khi yêu cầu công việc luôn phải tỉnh táo".

Bà Tòng Thị Phóng cũng chia sẻ nhiều khi bà và người trong gia đình phải trốn cảnh vệ để đi chợ.
-----------
 
Cấp lãnh đạo VN nào được bảo vệ đặc biệt?
BBC
15 tháng 8 2016 
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng thuộc diện được bảo vệ đặc biệt 
 
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam họp về dự thảo Luật Cảnh vệ, với đa số ý kiến dường như cho rằng không cần mở rộng đối tượng được bảo vệ đặc biệt.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội – đương chức và đã nghỉ hưu – thuộc trong số được bảo vệ đặc biệt theo Luật Cảnh vệ.

Dự luật đang đề nghị bổ sung đối tượng cảnh vệ là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VSND tối cao.

Tuy vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt được dẫn lời tại phiên họp ngày 15/8 rằng chỉ nên giữ nguyên đối tượng cảnh vệ.

Ông Việt nói nếu bổ sung các đối tượng như Bộ trưởng Ngoại giao, thì cũng cần bổ sung các chức danh bộ trưởng khác.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng được báo Tiền Phong dẫn lời: “Nếu đưa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào thì các bộ khác thế nào? Thực tiễn hoạt động cũng không nhất thiết phải mở rộng.”

Các cấp lãnh đạo Việt Nam được bảo vệ đặc biệt theo Luật Cảnh vệ hiện nay:

a) Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng;

b) Chủ tịch nước;

c) Chủ tịch Quốc hội;

d) Thủ tướng Chính phủ;

đ) Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ;

e) Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng;

g) Bí thư Trung ương Đảng;

h) Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ. 
 
 

11 nhận xét :

  1. Khi các ông, các bà trong diện bảo vệ, mà chết, thì mồ mả của các vị ấy có lính canh gác ngày đêm không ?

    Trả lờiXóa
  2. Đảng cứ tự lo kinh phí hoạt động rồi muốn bảo vệ ai thì cứ bảo vệ. Đừng nên lấy tiền từ ngân sách nhà nước.
    Các cựu tổng bí thư và đương kim tổng bí thư nằm ngoài suy nghĩ của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  3. Đề nghị đảng và nhà nước bổ sung thêm một số đối tượng cần phải được bảo vệ một cách nghiêm ngặt vì công việc của họ hết sức nguy hiểm :
    Đầu tiên là các cậu đánh máy.Chuyên "đánh" ra những văn bản gây nhiều phẫn nộ cho mọi người.
    Tiếp đến là mấy ông nội trưởng làng.Chuyên đi xiết giường người nghèo kiểu đó thì nguy hiểm luôn rình rập là điều không tránh khỏi.

    Trả lờiXóa
  4. Cũng phải thôi, có cảnh vệ thì Osin (đày tớ) mới "toàn tâm toàn ý" ... phục vụ các ông bà chủ (Nhân dân) và kẻ xấu không thể tiếp cận để ... bắt nạt Osin !

    Trả lờiXóa
  5. Các bạn ơi ! các bạn cứ "sống Tốt" với dân thì dân thương,dân quý,dân sẽ bảo vệ các bạn thôi,chứ "người bảo vệ" có là Đại tá hay thiếu tướng đi chăng nữa cũng chưa chắc đã an toàn đâu !

    Trả lờiXóa
  6. NSNN một năm dành cho việc bảo vệ các VIP đương nhiệm và man nhiem là bao nhiêu ? Thực tế thì các tướng QĐ và CA , BT , Thứ trưởng, GĐ CA tỉnh, Các Tướng tư lệnh các BC, QK v.v... cũng vẫn có can ve cả đấy ! Còn các BT tỉnh, thành . Không lẽ các vị này đi một mình ?

    Trả lờiXóa
  7. các nguyên thủ và cựu nguyên thủ của các cường quốc trên thế giới thì cần cảnh vệ vì những nước này có tầm ảnh hưởng toàn cầu và đã từng can thiệp ở nước ngoài.
    Nước ta thì yếu xìu, có dính dáng gì nhiều đến nước nào đâu, chỉ quanh quẩn nhân dân với nhau. Nếu các vị tự thấy phục vụ tốt nhân dân thì cần gì cảnh vệ, nhỉ!

    Trả lờiXóa
  8. Trần Thị Thảolúc 12:05 16 tháng 8, 2016

    Bảo vệ cho những kẻ bất tài chỉ tốn tiền thuế của dân thôi .

    Trả lờiXóa
  9. Bàn làm gì chuyện này.
    Như tổng thống Yanukovych của Ukraine được Putin đứng kế bên hộ vệ, vậy mà lúc bỏ chạy còn phải bỏ lại rất nhiều vàng, có những thỏi vàng được đúc thành dạng ổ bánh mì. Bỏ lại tất tần tật! Chuyện mới cách đây hai năm chứ bao nhiêu!

    Trả lờiXóa
  10. Theo ngu ý của phó thương dân này: cái điều đáng quan tâm lên hàng đầu hiện nay là: kế sách, chiến lược giữ nước chống quân xâm lược Bắc kinh,chống phá hoại nền kinh tế VN, chống hủy diệt moi trường VN như ở Vũng áng,. . . .của bọn BK và tay sai nằm vùng, chứ không
    phải đi bàn mấy chuyện tào lao như bảo vệ người này, người nọ,. . .hay là bàn nhảm nhí luật này, luật nọ, . . . .không phản ánh đúng nguyện vọng thiết yếu của người dân . .

    Trả lờiXóa
  11. csVN vẫn thế http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160817-viet-nam-bat-ngo-huy-le-ky-niem-tran-long-tan

    Trả lờiXóa