Nam Việt, GNsP
01.06.2016 - 1:17pm
GNsP (01.06.2016) – Căn cứ vào những thông tin được công bố rộng rãi trên truyền thông đại chúng về việc Chính phủ có phương án hỗ trợ người dân tiêu thụ hết số thuỷ hải sản đánh bắt xa bờ nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho Ngư dân. Nhưng trên thực tế phương án hỗ trợ đó được triển khai ra sao?
Vào ngày 29 tháng 5/2016, tàu đánh cá mang biển số HT 90128 TS và tàu HT 90016 TS, loại Tàu đánh bắt xa bờ của ông Trần Việt Hoa thuộc xóm 3, Thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã ra khơi đánh cá ở khu vực 18 – 20 vĩ độ Bắc, 106 – 28 kinh độ Đông. Phạm vi đánh bắt xa bờ ngoài 30 Hải lý.
Tàu của ông Hoa đã đánh bắt được gần 30 tấn cá mu và cập cảng Vũng Áng vào ngày 30/05 với hi vọng sẽ bán được hết số cá này, để vớt vát được phần nào chút kinh tế lúc khó khăn. Đây cũng là mẻ cá đầu tiên đánh bắt xa bờ sau hai tháng xảy ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Miền trung. Nhưng trớ trêu thay, đã 2 ngày trôi qua, số cá thu hoạch được vẫn nằm yên trong kho và đang có nguy cơ bị phân hủy vì nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh không thu mua cá như lời Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết.
Khi thuyền cập bến, ông Hoa đã nói rõ vấn đề này với nhà cầm quyền xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, nhưng cho đến thời điểm hôm nay ngày 01.06.2016 cấp này đùn đẩy trách nhiệm cho cấp kia và hơn 30 tấn cá biển tươi vẫn chưa được bán ra thị trường.
Đứng trước sự thờ ơ của nhà cầm quyền địa phương về đời sống của người dân, ngư dân vùng này đang rất phẫn nộ, ông Hoa nói: “Nếu chính quyền không kịp thời thu mua như lời Thủ Tướng đã cam kết thì các công nhân và ngư dân vùng này sẽ đưa cá lên UBND xã và huyện để trả cho Thủ Tướng”.
Được biết đã hơn hai tháng từ sau khi xảy ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Miền Trung do nhân tai gây ra, các ngư dân không dám ra biển vì số cá đánh bắt về không ai mua mà chi phí đi biển lại khá cao. Tuy nhiên, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong buổi họp với các cán bộ tại tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 01.05.2016 rằng, “Nhà nước sẽ hỗ trợ ngư dân cả về vật chất và thu mua cá”. Do đó các ngư dân tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh đã ra khơi đánh bắt cá xa bờ với mong muốn kiếm được đồng nào hay đồng đó, để có đồng ra đồng vô trang trải cuộc sống khó khăn hiện nay, nhưng niềm hy vọng của họ đang có nguy cơ bị chính nhà cầm quyền dập tắt khi chính lời hứa của ông Thủ tướng trước nhân dân và báo chí lại không thực hiện.
Chúng tôi đang tiếp tục bám sát vụ việc, kịp thời phản ánh để công luận biết rõ hơn về chính sách “an dân” mà chính phủ đã cam kết với ngư dân trong cuộc họp chiều 1-5, tại Hà Tĩnh do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và cương quyết: “triển khai đồng loạt các giải pháp tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân đánh bắt xa bờ”.
Xem nguyên bài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các bộ ngành liên quan họp ở Hà Tĩnh tại đây.
Vào ngày 29 tháng 5/2016, tàu đánh cá mang biển số HT 90128 TS và tàu HT 90016 TS, loại Tàu đánh bắt xa bờ của ông Trần Việt Hoa thuộc xóm 3, Thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã ra khơi đánh cá ở khu vực 18 – 20 vĩ độ Bắc, 106 – 28 kinh độ Đông. Phạm vi đánh bắt xa bờ ngoài 30 Hải lý.
Tàu của ông Hoa đã đánh bắt được gần 30 tấn cá mu và cập cảng Vũng Áng vào ngày 30/05 với hi vọng sẽ bán được hết số cá này, để vớt vát được phần nào chút kinh tế lúc khó khăn. Đây cũng là mẻ cá đầu tiên đánh bắt xa bờ sau hai tháng xảy ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Miền trung. Nhưng trớ trêu thay, đã 2 ngày trôi qua, số cá thu hoạch được vẫn nằm yên trong kho và đang có nguy cơ bị phân hủy vì nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh không thu mua cá như lời Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết.
Khi thuyền cập bến, ông Hoa đã nói rõ vấn đề này với nhà cầm quyền xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, nhưng cho đến thời điểm hôm nay ngày 01.06.2016 cấp này đùn đẩy trách nhiệm cho cấp kia và hơn 30 tấn cá biển tươi vẫn chưa được bán ra thị trường.
Đứng trước sự thờ ơ của nhà cầm quyền địa phương về đời sống của người dân, ngư dân vùng này đang rất phẫn nộ, ông Hoa nói: “Nếu chính quyền không kịp thời thu mua như lời Thủ Tướng đã cam kết thì các công nhân và ngư dân vùng này sẽ đưa cá lên UBND xã và huyện để trả cho Thủ Tướng”.
Được biết đã hơn hai tháng từ sau khi xảy ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Miền Trung do nhân tai gây ra, các ngư dân không dám ra biển vì số cá đánh bắt về không ai mua mà chi phí đi biển lại khá cao. Tuy nhiên, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong buổi họp với các cán bộ tại tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 01.05.2016 rằng, “Nhà nước sẽ hỗ trợ ngư dân cả về vật chất và thu mua cá”. Do đó các ngư dân tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh đã ra khơi đánh bắt cá xa bờ với mong muốn kiếm được đồng nào hay đồng đó, để có đồng ra đồng vô trang trải cuộc sống khó khăn hiện nay, nhưng niềm hy vọng của họ đang có nguy cơ bị chính nhà cầm quyền dập tắt khi chính lời hứa của ông Thủ tướng trước nhân dân và báo chí lại không thực hiện.
Chúng tôi đang tiếp tục bám sát vụ việc, kịp thời phản ánh để công luận biết rõ hơn về chính sách “an dân” mà chính phủ đã cam kết với ngư dân trong cuộc họp chiều 1-5, tại Hà Tĩnh do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và cương quyết: “triển khai đồng loạt các giải pháp tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân đánh bắt xa bờ”.
Xem nguyên bài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các bộ ngành liên quan họp ở Hà Tĩnh tại đây.
Nam Việt, GNsP
Sao không bắt ông Phúc có văn bản cho dân, rồi phô tô mỗi người một bộ? Chả có câu: Miệng quan trôn trẻ mà!
Trả lờiXóaNHÂN DÂN HÀ TĨNH, NGHỆ AN CẦN PHẢI ĐỨNG LÊN KIỆN CHÍNH QUYỀN TIẾP TAY CHO FORMOSA PHÁ NÁT BIỂN. PHẢI TỰ ĐỨNG LÊN LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG.
Trả lờiXóaDÂN HÀ TĨNH ĐÃ MẤT HẾT RỒI, KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ MẤT. ĐƯA CÁ ĐÃ ĐÁNH RA QUỐC LỘ, GÂY ÁP LỰC VỚI CHÍNH QUYỀN. KHÔNG NHẬN TIỀN HỖ TRỢ BỐ THÍ. KIỆN CHÍNH QUYỀN VÀ FORMOSA RA TÒA, BẮT BỒI THƯỜNG CHO NGƯ DÂN THỎA ĐÁNG.
Trả lờiXóaNói một đằng làm một nẻo là thói quen của chính quyền VN mà . Đúng là ai tin chết liền giống như ngư dân Trần việt Hoa vậy .
Trả lờiXóa