ĐH Fulbright
9-6-2016
Thông cáo báo chí của FUV ngày 9/6
khẳng định khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ cho
FUV không phải là khoản tiền lấy từ chương trình Quỹ Giáo dục Việt Nam
(VEF) như một số báo đưa tin.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
9-6-2016
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Phản hồi một số bài báo gần đây về FUV
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Việt Nam. - Trong các trao đổi trên báo chí và phương tiện truyền thông gần đây có đề cập đến nội dung và nguồn gốc khoản tiền tài trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ dành cho trường Đại học Fulbright Việt Nam. Nhằm góp phần cung cấp thông tin cho cuộc trao đổi về vấn đề này, Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) và Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) phát hành thông báo sau.
Theo một số báo, khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ cho FUV là khoản tiền “còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng)”.
Đây là những thông tin không chính xác về nội dung và nguồn gốc của khoản tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ dành cho Trường Đại học Fulbright Việt Nam.
Cho đến thời điểm này, Đại học Fulbright Việt Nam chưa nhận được bất kỳ khoản tài trợ nào từ nguồn ngân sách liên bang được phân bổ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF). Trái lại, một phần của nguồn tài trợ liên bang dành cho FUV là từ Quỹ Trả nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund). Đây là một định chế được thành lập khi chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng ý trả hai khoản nghĩa vụ nợ dân sự của chính quyền Sài Gòn trước đây. Để đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý chuyển giao cho chính phủ Việt Nam những tài sản (bao gồm tài khoản ngân hàng và bất động sản) của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã bị phong tỏa kể từ năm 1975.
Quỹ VEF được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập vào năm 2000. Đạo luật thành lập Quỹ này quy định rằng nguồn tài trợ cho VEF sẽ đến từ Quỹ Trả nợ Việt Nam. Đạo luật này đã dành cho VEF một nửa số ngân sách của Quỹ Trả nợ Việt Nam. Phần nửa còn lại của Quỹ Trả nợ Việt Nam vẫn thuộc quyền kiểm soát của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Nguyên thượng nghị sĩ Bob Kerrey cùng với nguyên thượng nghị sĩ John Kerry là hai trong số các thượng nghị sỹ bảo trợ cho dự luật này.
Về mặt tài chính, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Trường Đại học Fulbright Việt Nam khoảng 20 triệu USD từ 2015 đến 2018 dưới hình thức tài trợ không hoàn lại. Khoản tài trợ 20 triệu USD này đến từ hai nguồn:
Thứ nhất, theo Đạo luật số HR 83 (Luật về Ngân sách hợp nhất và tiếp tục tăng cường 2015 - Consolidated and Further Continuing Appropriations Act of 2015) được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 15/12/2014, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ sử dụng nguồn tiền trong Quỹ Trả Nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund) để tài trợ cho một trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt Nam. Số tiền này nằm ngoài số tiền mà Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam. Vì vậy, số tiền này không phải là tiền của Quỹ Giáo dục Việt Nam. Ước tính, số tiền còn lại vào khoảng 17,5 triệu USD. Trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao TP.HCM và hồ sơ xin thành lập FUV gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã thể hiện rõ số tiền này.
Thứ hai, trong năm tài chính 2015-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ 2,5 triệu USD cho việc triển khai Dự án FUV thông qua Đại học Harvard từ nguồn tài chính khác của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, để tránh mọi hiểu nhầm về mối quan hệ giữa Trường Đại học Fulbright Việt Nam và Quỹ Giáo dục Việt Nam, chúng tôi xin khẳng định rằng FUV đã và sẽ tiếp tục có mối quan hệ công tác chặt chẽ với VEF. Chúng tôi mong muốn sẽ gắn kết cộng đồng VEF, đặc biệt là những người đã nhận học bổng VEF, vào các hoạt động học thuật của FUV, đặc biệt là trong các ngành khoa học và kỹ thuật. Sự tham gia của họ sẽ có vai trò thiết yếu trong thành công của FUV.
Về vai trò của cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey trong quá trình gây quỹ cho FUV
Cựu Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tín thác FUV Bob Kerrey đóng vai trò chủ chốt trong quá trình vận động thông qua đạo luật số HR 83 tháng 12/2014 nhờ xây dựng được một liên minh lưỡng đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ. Bob đã sử dụng những mối quan hệ sẵn có cũng như xây dựng những mối quan hệ mới để giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ có ảnh hưởng trong cả hai đảng. Mặc dù Bob là thành viên đảng Dân chủ, ông đã đặc biệt thành công trong việc xây dựng liên minh với các thành viên đảng Cộng hoà. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì khi đó cả Thượng viện và Hạ viện đều do đảng Cộng hoà kiểm soát.
***
Về TUIV
Quỹ Tín thác Sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo đạo luật số 501(c)(3) có trụ sở đặt tại Massachusetts. Sứ mạng của TUIV là thúc đẩy những sáng kiến về thể chế cho giáo dục đại học Việt Nam. TUIV hỗ trợ sáng kiến Trường Đại học Fulbright Việt Nam bằng cách huy động nguồn lực tài chính và trí thức cho trường đại học này, quản lý phần đóng góp của chính phủ Hoa Kỳ vào FUV, và tiến hành giám sát dự án. Cho đến khi FUV nhận được giấy phép hoạt động như là một trường đại học vào tháng 5 năm 2016, TUIV đại diện cho dự án FUV trước chính phủ Việt Nam. Chủ tịch của TUIV là Thomas J. Vallely.
Về FUV
Trường Đại học Fulbright Việt Nam là trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. FUV cam kết về trình độ ưu tú trong giảng dạy và học thuật, tự do nghiên cứu và tôn trọng lẫn nhau. Trường cũng cam kết về những tiêu chuẩn cao nhất đối với tính liêm chính và trách nhiệm giải trình. FUV sẽ cung cấp những chương trình giáo dục đẳng cấp thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm chính sách công, kinh doanh, kỹ thuật, và mô hình giáo dục khai phóng. Đơn vị học thuật đầu tiên của FUV, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, sẽ thành lập trong năm 2016. Trường Khoa học và Nhân văn Fulbright sẽ thành lập vào năm 2018. Hiệu trưởng sáng lập của FUV là bà Đàm Bích Thủy.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Văn bản này, đập vào mặt bà Ninh, chuyên xuyên tạc nói láo, nhằm phá hoại quan hệ Việt-Mỹ đang tiến triển khả quan. Tuyên bố này chuyển sang Facebook, cho lộ bộ mặt phá hoại của con mẹ đạo đức giả, độc tài.
Trả lờiXóaTôi là Nặc danh 16:30 bên dưới. Đề nghị Tễu xem xét các ý kiến có tính mạ lị cá nhân, xem thường nhân phẩm, kẻo khi phê bình bà TNTN nuôi hận thù, ta lại trở thành người gây hận thù, kích động hận thù với bà ấy, hoá ra ta lại còn tệ quá bà ấy nữa!
Xóa16:30 nhầm lẫn rồi, Việt Nam có câu đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Đối với những người như bà Ninh và cả với những người cộng sản thì bản chất hèn kém của họ luôn thù địch với nhân dân tiến bộ văn minh. Chúng luôn tìm cách mị dân chia rẽ để cai trị. Bọn chúng chỉ thay đổi khi cái chế độ này sụp thôi còn không thì chúng vẫn cứ gieo rắc sự thù hận đối với dân chủ văn minh. Còn đối với cá nhân một người có lương tri thì nhất thời có thể sai lầm nhưng khi nhận thức được thì họ hoàn toàn hối lỗi và thay đổi. Đằng này thị Ninh còn bao biện khư khư ôm lấy cái định kiến chết tiệt, coi nhân dân Việt Nam không biết gì, ngu si như mụ từng phát biểu khi còn làm đại sự Việt Nam tại EU. Vạch trần sự gian xảo độc ác, tâm địa tối tăm của một người không phải là mạ lỵ bạn nhé. Ngay trong comment của bạn cũng gọi bà ta là lưu manh, trí trá còn gì. Thiết nghĩ bà ta nên im đi và tận hưởng những gì đã được đảng cộng sản ban phát cho thì có lẽ đỡ "thối"
XóaTâm phục, khẩu phục tính minh bạch, trung thực và làm việc rất khoa học của người Mỹ. Dù ai đó còn nuôi lòng thù hận với (một vài) người Mỹ, thì nên thôi đi để học cách nói sự thật.
Trả lờiXóaChỉ cần xét thông tin khoản trả nợ của Nhà nước XHCNVN cho chính phủ Mỹ là thấy rõ sự thật và một nửa sự thật là như thế nào. Thông báo của FUV cho biết: Nhà nước XHCNVN trả cho chính phủ Mỹ hai khoản nghĩa vụ nợ dân sự của VNCH trước đây, để có thể nhận lại những tài khoản ngân hàng và bất động sản của VNCH đã bị phong tỏa. Trong khi đó bà TNTN cũng nói về khoản trả nợ của Nhà nước XHCNVN, nhưng giấu nhẹm phần sau của thông tin này với một cách nói rất lưu manh, trí trá rằng "nhà nước CHXHCN Việt Nam thống nhất nhận trả phía Mỹ theo thông lệ quốc tế", ra như nhà nước CSVN phải trả nợ thay mà không nhận lại được cái gì. Chắn chắn số tài sản nhận lại kia sẽ lớn hơn nhiều số tiền trả nợ, nếu không đời nào Nhà nước CSVN chấp trả khoản nợ kia.
Một số ý kiến cho rằng thôi không tập trung chỉ trích bà TNTN vì còn nhiều thứ liên quan đến đất nước cần phải bàn. Theo tôi, sở dĩ nhiều người (kể cả các nhà trì thức) lên tiếng về phát biểu của bà TNTN là để qua cái ngòi nổ này, chỉ ra bản chất dối trá, lưu manh của ĐCSVN mà bà TNTN là một thành phần đang ra sức bao biện cho những thối nát của đảng mình.
Khôn ba năm dại một giờ, bi kịch của thị ninh là của kẻ mất tự chủ, dù có thông minh tài giỏi khi tình nguyện trở thành công cụ của một thể chế thối nát thì trước sau mình cũng sẽ biến thành bốc mùi khó ngửi.
Trả lờiXóaBà Ninh đâu rồi hãy hãy lên tiếng di và trả lời trước bàn dân thiên hạ về lời nói của Bà về nguồn tiền của FUV không dân Việt phỉ nhổ vào mặt bà đấy!
Trả lờiXóaThành ngữ VN có câu : " Già chả trót đời mặc áo tơi mà chết " rất đúng với bà ta .
Trả lờiXóaLêu lêu, mắc cở hả Tôn Nữ Thị Ninh?
Trả lờiXóaNgười ta vẫn bảo "Biết thì thưa thốt. Không biết thì dựa cột mà nghe" bà ạ. Chứ nói láo để bị lòi đuôi chuột dân đen họ khinh bỉ, nhục mặt lắm!
Bà Ninh hàm hồ đến thế ư?
Trả lờiXóaNhiều người cứ khen bà Ninh là người lịch lãm nhưng hóa ra lại là lục lâm
Trả lờiXóaCon mụ ngu đần này, quá tự tin vào sự phá hoại của mình, khi nhận mình làm công cụ cho một nhóm đứng phía sau.
Trả lờiXóa