Người dân đang vứt bỏ cá chết.
Đời sống của ngư dân miền Trung
trong những ngày qua như thế nào?
Hoàng Dung, thông tín viên RFA
RFA 2016-05-03
Gần 1 tháng nay, trên nhiều trang mạng đã đưa tin về trường hợp cá chết ở khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, đây là sự kiện nóng thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.
Sau sự kiện đó thì nhiều ngư dân ở Hà Tĩnh đã yêu cầu chính quyền can thiệp để giúp đỡ cho người dân, tìm ra nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt, tuy nhiên đến nay chính quyền vẫn chưa có câu trả lời cụ thể cho người dân. Trong nhiều ngày qua, nhiều ngư dân ở tỉnh Quảng Bình đã đồng loạt biểu tình để yêu cầu chính quyền có hành động cụ thể, nhiều người dân đã đổ cá ra đường để phản đối, trong những cuộc biểu tình đó thì nhiều khẩu hiệu của người dân thể hiện mong muốn với các khẩu hiệu như: Hãy trả lại biển cho chúng tôi, hãy trả lại tôm cá cho chúng tôi hay là chúng tôi chọn tôm cá.
Những khó khăn
Đợt này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống gia đình của chú, nhưng không nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền.
Anh Hoa
Anh Hoa, một ngư dân ở xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cho biết từ bao đời nay, đánh bắt cá là nguồn thu nhập của gia đình anh, nay sự việc cá chết trong gần 1 tháng nay thì gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn, không có tiền để đóng học cho con. Tuy nhiên anh cũng cho biết thêm những khó khăn đó không quan trọng mà khó khăn nhất là chính quyền không có sự quan tâm giúp đỡ cho ngư dân trong lúc họ gặp khó khăn như thế này.
Anh Hoa chia sẻ:
“Nghề chính của chú là từ đời cha đến đời ông, từ đời xa xưa cho đến bây giờ không có nghề gì khác ngoài nghề cá. Đặc biệt đối với gia đình chú là hoàn toàn sống về nghề cá nhưng bây giờ bị hạn chế rất nhiều. Đợt này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống gia đình của chú, nhưng không nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Bây giờ con chú về lấy tiền học gần 10 triệu mà không có tiền đóng, thế này thì nó bỏ học mất.”
Anh Giáp một ngư dân ở tỉnh Quảng Bình cũng chia sẻ:
.
Một người dân với những con cá biển đã chết trên một bãi biển ở huyện Phú Lộc,
Thừa Thiên Huế ngày 21 tháng 4 năm 2016.
“Nói chung ảnh hưởng nhiều lắm vì nguồn thu chính của gia đình phụ thuộc vào biển. Nên khi lệnh cấm bắt trong thời gian dài ảnh hưởng rất nhiều, không thể đánh bắt ở vùng biển của mình nữa thì hầu như không có nguồn thu nhập nào cả.”
Hiện nay, thì những ngư dân đi đánh bắt cá ở các ngư trường xa bờ thì họ mới được phép đi đánh cá, còn những ngư dân đi đánh cá gần bờ thì họ vẫn chưa được phép đi.
Không chỉ những ngư dân gặp khó khăn trong cuộc sống mà nhiều người buôn bán cá cũng gặp khó khăn. Ở Nghệ An tuy tình trạng cá chết chưa xảy ra nhưng người dân ở đây cũng không dám ăn cá.
Chị Thanh một người buôn cá ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An chia sẻ:
“Trong thời gian này không có cá chết ở Nghệ An, tôi đi buôn về để bán nhưng không bán được, vì người dân ở đây cũng không ai ăn cá nữa, giờ ra chợ đồ biển không ai dám ngó ngàng tới.”
Sự giúp đỡ của chính quyền
Gần 1 tháng nay, thì nhiều ngư dân phải treo nốc, treo thuyền vì họ không thể đi đánh cá được thì cuộc sống của họ vô cùng khó khăn. Nhiều ngư dân yêu cầu chính quyền làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt thì đến nay chính quyền vẫn chưa có câu trả lời cụ thể cho người dân.
Hỗ trợ thì đợt vừa rồi lại nghe nói một tàu biển là 1.000.000 đồng với cấp gạo nhưng hiện tại thì vẫn chưa thấy đâu cả.
Anh Giáp
Anh Hoa chia sẻ:
“Hôm nay họ về phát gạo cho dân, cho tất cả các ngư nghiệp, tiền thì hầu như là chưa có nhưng một khẩu phần gạo là 22,5 kg.”
Anh Giáp ở Quảng Bình cho biết anh có nghe nói là chính quyền sẽ hỗ trợ cho người dân ít gạo và 1 chiếc thuyền bè sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa thấy, anh cũng cho biết đó là cách tạm thời, anh vẫn mong muốn sớm được đi đánh cá để có thể ổn định được cuộc sống.
“Hỗ trợ thì đợt vừa rồi lại nghe nói một tàu biển là 1.000.000 đồng với cấp gạo nhưng hiện tại thì vẫn chưa thấy đâu cả.”
Bên cạnh đó, nhiều ngư dân đi đánh bắt cá xa bờ không được hỗ trợ, mặc dù gần 1 tháng nay họ vẫn chưa dám đánh bắt cá.
Anh Hoa cũng chia sẻ với chúng tôi, nếu chính quyền không lo cho người dân thì người dân sẽ đứng lên để đòi lại quyền lợi cho mình, đảm bảo cuộc sống cho mình, và chúng tôi sẽ buộc Formosa trả lời cho người dân.
Chính phủ chưa có biện pháp triệt để, cụ thể, toàn diện. Ngay khi có qui định cá nằm ngoài 20 hải lý đạt ATTP, rất mơ hồ vì chất độc giết cá là gì, diện rộng là bao nhiêu vẫn chưa biết, sau này kiểm tra ngoài 20 hải lý vẫn có chất độc giết cá, trong khi đó người đã ăn thì giải quyết bằng cách nào, từ khủng khoảng môi trường, bắt đầu từ cá đang lúng túng, nếu khủng khoảng đến sức khỏe và tính mạng con người lúc đó không biết tình hình sẽ như thế nào. Chiều dài cá chết là 250 km liệu tính từ bờ sẽ là bao nhiêu, dòng hải lưu rộng bao nhiêu...
Trả lờiXóaChính phủ chưa có biện pháp triệt để, cụ thể, toàn diện. Ngay khi có qui định cá nằm ngoài 20 hải lý đạt ATTP, rất mơ hồ vì chất độc giết cá là gì, diện rộng là bao nhiêu vẫn chưa biết, sau này kiểm tra ngoài 20 hải lý vẫn có chất độc giết cá, trong khi đó người đã ăn thì giải quyết bằng cách nào, từ khủng khoảng môi trường, bắt đầu từ cá đang lúng túng, nếu khủng khoảng đến sức khỏe và tính mạng con người lúc đó không biết tình hình sẽ như thế nào. Chiều dài cá chết là 250 km liệu tính từ bờ sẽ là bao nhiêu, dòng hải lưu rộng bao nhiêu...
Trả lờiXóaVài triệu đồng với mấy kí gạo không nuôi sống gia đình các ông bà ngư dân. Ngư dân phải tìm cách TỰ CỨU LẤY MÌNH. Kiện Formosa, kiện những kẻ tiếp tay Formosa, giết chết cá, giết chết biển. Thời cơ chỉ có một, không đứng lên còn chờ chết sao...
Trả lờiXóaCũng lấy từ thuế của dân thôi - Khoan thủng sức dân!
Trả lờiXóa