Ông Nguyễn Văn Thạnh, người tự ứng cử ĐBQH khóa 14 tại tỉnh Bình Định.
Nguyễn Văn Thạnh:
Kể về buổi hội nghị lấy ý kiến cử tri của tôi
Chủ Nhật, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Theo giấy mời, sáng nay, 7h30 tôi ra hội trường UBND xã Tây An. Thấy có đông lực lượng bảo vệ ở trụ sở. Không khí có vẻ trang nghiêm. Có một chiến oto biển xanh đậu ở trước UB.
Vào hội trường thì thấy đông người. Một số tôi quen biết, một số không. Thấy có đủ thành phần nam, nữ, già, trẻ, cán bộ, dân. Tôi thấy cũng mừng về tinh thần và không khí dân chủ.
Tôi được người của BTC hướng dẫn ngồi bàn đầu. Tôi hỏi ai là người có trách nhiệm cao nhất ở đây để trao đổi một số việc. Họ chỉ đến một người. Tôi hỏi lại thì được ông ấy xác nhận và nói rằng ông ấy là chủ tịch UBBC ở đây. Sau này tôi biết, ông ấy tên Thãi, phó bí thư xã kiêm chủ tịch xã.
Tôi hỏi ông ấy rằng, tôi có chuẩn bị một số tài liệu giới thiệu về tôi và nói về chương trình hành động của tôi, tôi đề nghị phát cho bà con cử tri xem để có thông tin về tôi. Ông trả lời là không được và nói thêm tôi chỉ có quyền đến đây nghe nhận xét của bà con và trả lời các chất vấn đó. Ngoài ra không được làm gì cả. Đây là qui định của luật.
Theo giấy mời, sáng nay, 7h30 tôi ra hội trường UBND xã Tây An. Thấy có đông lực lượng bảo vệ ở trụ sở. Không khí có vẻ trang nghiêm. Có một chiến oto biển xanh đậu ở trước UB.
Vào hội trường thì thấy đông người. Một số tôi quen biết, một số không. Thấy có đủ thành phần nam, nữ, già, trẻ, cán bộ, dân. Tôi thấy cũng mừng về tinh thần và không khí dân chủ.
Tôi được người của BTC hướng dẫn ngồi bàn đầu. Tôi hỏi ai là người có trách nhiệm cao nhất ở đây để trao đổi một số việc. Họ chỉ đến một người. Tôi hỏi lại thì được ông ấy xác nhận và nói rằng ông ấy là chủ tịch UBBC ở đây. Sau này tôi biết, ông ấy tên Thãi, phó bí thư xã kiêm chủ tịch xã.
Tôi hỏi ông ấy rằng, tôi có chuẩn bị một số tài liệu giới thiệu về tôi và nói về chương trình hành động của tôi, tôi đề nghị phát cho bà con cử tri xem để có thông tin về tôi. Ông trả lời là không được và nói thêm tôi chỉ có quyền đến đây nghe nhận xét của bà con và trả lời các chất vấn đó. Ngoài ra không được làm gì cả. Đây là qui định của luật.
Tôi biết rõ mục đích của hội nghị là gì, quyền lực của họ thế nào nên quay về chỗ ngồi. Không đôi co thêm vì biết cũng không đi đến đâu.
Đúng 8h, ông chủ tịch MTTQ xã Tây An tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu là quan chức lớn. Tôi nhớ có một vị quan chức cấp huyện về dự. Ông nói xã ta có hơn 1.000 cử tri nên số người trên 55 người là tổ chức được.
Ông đọc các qui định về bầu cử ĐBQH, đọc các bước tiến hành: tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ứng viên, cử tri nhận xét ý kiến, ứng viên chỉ được phép trả lời các ý kiến, biểu quyết tín nhiệm, công bố kết quả, kết thúc.
Hội trường khá rộng-tầm trên 70m2. Những hàng trên bố trí ghế cho các cử tri mà tôi nhận ra đa số là quan chức, cán bộ về hưu, những người già cả có công CM. Phía trước thưa hơn phía sau. Phía sau rất đông dân chúng, họ đứng cả bên ngoài hành lang. Thấy cử tri khá đông. Sau này nghe BTC công bố là 106 người. Phòng rộng và người đông như vậy nhưng chỉ nói miệng dù tôi thấy hội trường có treo các loa.
Ông chủ tịch MTTQ cử ra một thư ký đọc tiểu sử của tôi như những gì tôi viết trong hồ sơ ứng cử.
Sau đó ông hỏi có ai phát biểu gì không? Ông hỏi hai ba lần, không khí chùn xuống một lát.
Người đầu tiên phát biểu là ông Thãi lúc nãy. Ông cầm theo một tập hồ sơ. Ông nói theo hồ sơ quản lý ông nhận được thì tôi là người vi phạm pháp luật ở hai điểm: là gây rối trật tự, bị công an Phường Hòa An-Tp Đà Nẵng xử phạt mà chưa chấp hành và Giấy CMND bị công an Hòa An-Tp Đà Nẵng giữ mà khai báo gian dối là mất để làm hồ sơ cấp lại. Hai việc là vậy nhưng ông nói qua, nói lại rồi kết luận tôi là đối tượng vi phạm pháp luật, đề nghị bà con không ủng hộ một ứng cử viên như vậy.
Tiếp theo, ông trưởng CA xã cũng đứng lên phát biểu như những gì ông Thãi nói.
Tiếp theo, một ông hiện đang làm trưởng phòng tư pháp xã nói rằng ông có theo dõi tin tức trên mạng và thấy có một facebook tên Nguyễn Văn Thạnh, có đưa hình tôi, nói xấu thương binh liệt sĩ, nói xấu chính quyền.
Ông nói xong thì ông chủ tịch MTTQ hỏi còn ai phát biểu gì không? Hội trường lúc đó phía sau hơi ồn ào. Ông nói đi nói lại hai ba lần và chờ thời gian thì có người phát biểu.
Ông này là trưởng thôn nói rằng tôi có sức khỏe kém, xưa đi học hay đau. Từ ngày đi học thì ít thấy về quê hương, không có đóng góp gì cho thôn xóm. Ông ví dụ năm 2001 (hay 2011 gì đó) thôn có làm nhà văn hóa, có kêu gọi sinh viên học sinh đóng góp nhưng không thấy tôi đóng góp gì.
Thời gian chùn xuống một lát, có một người giơ tay. Ông này là cựu cán bộ xã lâu năm, nay đã nghỉ hưu. Ông nói rằng làm đại biểu quốc hội là đại diện cho dân nhân để đến cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân. Nhân dân đã hy sinh hàng triệu người liệt sỹ còn nằm ngoài kia để giành độc lập cho đất nước nên những người đại diện này phải là người có đạo đức, có đóng góp cho quê hương, có bề dày thành tích. Ông nói tôi là người không có thành tích, làm đại biểu quốc hội sẽ làm quê hương xấu hổ. Ông đọc vanh sách số liệu là mỗi Đại biểu quốc hội là đại diện cho 200 ngàn dân, tỉnh ta có 6-7 đại biểu Quốc Hội đại diện cho 1,6 triệu dân. Ông đề nghị người dân không bầu cho tôi.
Khi các vị này phát biểu, tôi thấy phía dưới hội trường không được im lặng lắm. Tôi nghĩ có lẽ nhiều người không nghe rõ.
Sau khi vị này phát biểu thì không còn ai phát biểu gì dù vị chủ tọa nhắc đi nhắc lại hai ba lần. Đợi thêm thời gian thì vị chủ tọa bảo bây giờ đến lượt anh Thạnh phát biểu.
Tôi đứng lên, định bước khỏi hàng ghế quay mặt xuống hội trường để nói thì vị chủ tọa nói anh Thạnh đứng tại chỗ để nói.
Tôi quay đầu lại phía hội trường, hít thở sâu vài hơi và cũng để hội trường chú ý tôi mà yên lặng hơn.
Tôi nói: Thưa ông chủ tịch, thưa quý vị khách mời, quý bà con cô bác cử tri. Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn ban tổ chức và bà con cử tri đến dự buổi lấy ý kiến hôm nay. Tuy nhiên tôi thấy rằng hội trường rộng, người tham dự đông mà hệ thống âm thanh không có thế này thì sẽ không thể bảo đảm mọi người nghe được tiếng nói.
Tôi nói thêm: để buổi họp hôm nay diễn ra đúng mục đích, đúng luật, bảo đảm quyền lợi cho các bên. Tôi xin hỏi vài câu rồi mới phát biểu và tôi đề nghị để cho khách quan thì buổi lấy ý kiến cử tri được tổ chức lấy phiếu kín, kiểm phiếu công khai để có khách quan. Không bị yếu tố tình cảm, cả nể chi phối.
Ông chủ tịch điều hành nói tôi nói tiếp.
Tôi nói: tôi là con dân quê hương, sinh ra ở đây, hộ khẩu đăng ký ở đây nên theo luật tôi phải lấy phiếu tín nhiệm ở đây. Tuy nhiên vì tôi đi học, làm việc xa quê đã lâu. Hôm nay tôi ứng cử ĐBQH để làm vài điều mong muốn cho đất nước nhưng chắc có lẽ nhiều người chưa biết rõ về tôi cũng như những dự định hành động của tôi. Tôi có mang theo một số tờ giấy in các điều này, tôi muốn bà con xem để biết thêm, có được không? Ông chủ tọa nói không được.
Tôi nói: lúc nãy ông nói tôi chỉ được phép phản bác lại ý kiến cử tri. Ngoài việc phản bác này, tôi muốn nói cho bà con nghe chương trình hành động của tôi có được không? Vì bà con ở đây có thể nhiều người muốn biết rõ hơn tôi là ai, muốn làm gì cho quê hương đất nước.
Ông chủ tịch nói anh không được phép. Anh chỉ được phép trả lời các chất vấn của cử tri.
Tôi biết mục đích hội nghị thế nào nên chỉ hỏi để người dân biết thêm chứ có đôi có hay yêu cầu thay đổi cũng không được.
Tôi nói: thật tiếc là qui định như vậy thật không bảo đảm dân chủ.
Tôi nói tiếp: Việc tôi không nộp phạt quyết định xử phạt 200k là có nguồn cơn thế này. Tôi bị oan. Tôi đang đi taxi thì bị nhóm người lạ mặt chặn đánh, vu cho tôi cướp oto. Tôi phải tự vệ, kêu cứu. Chính điều này mà công an Phường Hòa An bắt tôi vô đồn rồi phạt tôi làm mất trật tự.
Đồng ý rằng công dân phải chấp hành pháp luật nhưng không phải lúc nào cán bộ chính quyền cũng làm đúng. Người dân ngoài chấp hành pháp luật đúng đắn còn phải biết tranh đấu trước những cái sai cái lạm quyền.
Lúc tôi nói thì bên dưới hội trường im lặng hơn.
Có tiếng nói xì xào: cứ theo giấy trắng mực đen. Đây là vi phạm pháp luật. Không chấp hành luật pháp,...
Ông chủ tọa đề nghị tôi không nói dong dài, nói theo giấy trắng mực đen.
Tôi biết nói thêm cũng không được nên chuyển sang nói điều bà con quan tâm.
Tôi nói, tôi là lớp trẻ, may mắn được ăn học. Hôm nay muốn đóng góp trình độ hiểu biết của mình cho quê hương đất nước. Đại biểu Quốc Hội chỉ là người đại diện cho tiếng nói nhân dân, nói những điều người dân quan tâm. Quan trọng là có trình độ và dám nói những điều đúng, điều người dân mong muốn.
Có tiếng nhắc là anh Thạnh không được nói ra ngoài chủ đề của hội nghị.
Tôi biết có nói thêm cũng không được mà tạo ra những căng thẳng không cần thiết.
Tôi nói nhanh kẻo bị ngắt lời: Thưa bà con, mong rằng bằng quyết định của mình sẽ ủng hộ những người trẻ, những người có nhiệt huyết, được học hành bài bản như tôi có cơ hội để góp phần xây dựng đất nước.
Sau khi tôi dừng thì ông chủ tịch xã giơ tay phát biểu tiếp. Ông nhấn mạnh tôi là người vi phạm pháp luật, không đủ phẩm chất đạo đức. Đề nghị bà con không bầu, không ủng hộ cho tôi.
Thấy ông vội vàng và nói như hướng dẫn cử tri nên làm gì, tôi thấy buồn cười. Ông phải vội vàng như vậy bỡi lẽ lúc tôi phát biểu, tôi nói to, bà con nghe rõ. Những vấn đề tôi đưa ra họ thấy đồng tình.
Sau khi ông chủ tịch xã nói thì ông cựu cán bộ lúc này đứng lên nói: việc biểu quyết bằng tay hay bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định chứ không phải do ông Thạnh quyết. Ông nói nhấn giọng vấn đề này. Có vẻ như họ thấy tôi nói về chuyện bỏ phiếu kín và kiểm phiếu công khai là hợp lý, khoa học nên họ lo lắng?
Trong khi ông đang nói thì nhiều tiếng ở dưới hô biểu quyết giơ tay, giơ tay.
Ông chủ tịch mặt trận thấy vậy bối rối phát biểu: chuyện đề nghị bỏ phiếu kín là chuyện của anh Thạnh, đấy là ảnh nói. Còn quyết định thì chưa. Có vẻ ông nói như vậy để trấn an những người hô hào bỏ phiếu giơ tay.
Đám đông bên dưới có vẻ ồn, mất trật tự. Ông cựu cán bộ lúc nãy nói vọng: việc bỏ phiếu kín hay giơ tay là do hội nghị quyết định chứ anh Hiệp (ông chủ tịch MTTQ) cũng không quyết định được.
Ông Hiệp nghe vậy nên nói tiếp: chúng ta biểu quyết hình thức bỏ phiếu là giơ tay hay phiếu kín. Ai đồng ý bỏ phiếu giơ tay thì giơ tay.
Lác đác ở hội trường có tiếng hô giơ tay, giơ tay. Hội trường lúc này rất ồn nên tiếng ông Chủ tịch nói chắc được vài người bàn đầu nghe.
Xen lẫn tiếng hô giơ tay, giơ tay thì có người nói: ồn quá không nghe được gì, ồn quá.
Có người chạy lên nói ông chủ tịch là anh xuống dưới này nói để người dân nghe. Ông chủ tịch làm theo, đi xuống. Dáng ông gầy gò, cố sức nói to điều lúc nãy.
Xong ông lặp lại câu nói "ai đồng ý biểu quyết bằng tay thì giơ tay". Đám đông hơi ồn ào giơ tay. Có tiếng hô 100% giơ tay đồng ý.
Ông chủ tịch gật gật đầu, nói tiếp ai đồng ý biểu quyết anh Thạnh,....Thì dưới hội trường có tiếng: ai đó có ý kiến khác không?
Ông chủ tịch dừng lại nói, ai có ý kiến khác thì giơ tay. Tôi nhìn xuống không thấy ai giơ tay.
Lúc này ông có vẻ bình tĩnh nói: vậy là hội nghị đồng ý biểu quyết bằng giơ tay.
Tôi nghe có tiếng nhắc bầu ban thư ký kiểm phiếu tín nhiệm.
Ông chủ tịch lúng túng chưa biết xử lý sao để bầu ban thư ký kiểm phiếu. Có tiếng nói: anh chỉ định đi.
Và ông chỉ định ba người làm ban thư ký kiểm phiếu.
Sau khi có ban kiểm phiếu, có người nói số lượng bao nhiêu, đếm thử xem. Thì tôi thấy có người đi xuống nói: đếm rồi, đếm rồi. 106 người.
Ông chủ tịch nói to "ai không đồng ý anh Thạnh ứng cử ĐBQH thì giơ tay". Ban đầu một số cánh tay giơ lên, rồi dần dần nhiều hơn. Tôi thấy không khí có vẻ hơi ồn chút vì người giơ tay quay qua quay lại như nhìn lấy nhau.
Cuối cùng có tiếng hô 100% không ủng hộ anh Thạnh.
Vì đông và rừng tay đưa lên lố nhố tôi không biết có ai không đưa không. Nhưng cũng không thể kiểm soát được kiểu bỏ phiếu giơ tay được ngoài nghe nói 100%. Không khí lúc này hơi lạo xạo, ồn ào.
Tôi quan sát và cười thầm chứ cũng không thể làm gì hơn.
Sau đó thư ký đọc biên bản. Tôi đứng lên phát biểu vài điều mà tôi thấy không đúng lắm nhưng họ cũng không sửa.
Ông chủ tịch tuyên bố kết thúc hội nghị, mọi người ra về lúc 9h.
Hội nghị diễn ra trong tầm 1h.
Tham dự cuộc họp còn có hai máy ghi hình, tôi không rõ họ thuộc đơn vị nào.
Hết
N.V.T
Đúng 8h, ông chủ tịch MTTQ xã Tây An tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu là quan chức lớn. Tôi nhớ có một vị quan chức cấp huyện về dự. Ông nói xã ta có hơn 1.000 cử tri nên số người trên 55 người là tổ chức được.
Ông đọc các qui định về bầu cử ĐBQH, đọc các bước tiến hành: tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ứng viên, cử tri nhận xét ý kiến, ứng viên chỉ được phép trả lời các ý kiến, biểu quyết tín nhiệm, công bố kết quả, kết thúc.
Hội trường khá rộng-tầm trên 70m2. Những hàng trên bố trí ghế cho các cử tri mà tôi nhận ra đa số là quan chức, cán bộ về hưu, những người già cả có công CM. Phía trước thưa hơn phía sau. Phía sau rất đông dân chúng, họ đứng cả bên ngoài hành lang. Thấy cử tri khá đông. Sau này nghe BTC công bố là 106 người. Phòng rộng và người đông như vậy nhưng chỉ nói miệng dù tôi thấy hội trường có treo các loa.
Ông chủ tịch MTTQ cử ra một thư ký đọc tiểu sử của tôi như những gì tôi viết trong hồ sơ ứng cử.
Sau đó ông hỏi có ai phát biểu gì không? Ông hỏi hai ba lần, không khí chùn xuống một lát.
Người đầu tiên phát biểu là ông Thãi lúc nãy. Ông cầm theo một tập hồ sơ. Ông nói theo hồ sơ quản lý ông nhận được thì tôi là người vi phạm pháp luật ở hai điểm: là gây rối trật tự, bị công an Phường Hòa An-Tp Đà Nẵng xử phạt mà chưa chấp hành và Giấy CMND bị công an Hòa An-Tp Đà Nẵng giữ mà khai báo gian dối là mất để làm hồ sơ cấp lại. Hai việc là vậy nhưng ông nói qua, nói lại rồi kết luận tôi là đối tượng vi phạm pháp luật, đề nghị bà con không ủng hộ một ứng cử viên như vậy.
Tiếp theo, ông trưởng CA xã cũng đứng lên phát biểu như những gì ông Thãi nói.
Tiếp theo, một ông hiện đang làm trưởng phòng tư pháp xã nói rằng ông có theo dõi tin tức trên mạng và thấy có một facebook tên Nguyễn Văn Thạnh, có đưa hình tôi, nói xấu thương binh liệt sĩ, nói xấu chính quyền.
Ông nói xong thì ông chủ tịch MTTQ hỏi còn ai phát biểu gì không? Hội trường lúc đó phía sau hơi ồn ào. Ông nói đi nói lại hai ba lần và chờ thời gian thì có người phát biểu.
Ông này là trưởng thôn nói rằng tôi có sức khỏe kém, xưa đi học hay đau. Từ ngày đi học thì ít thấy về quê hương, không có đóng góp gì cho thôn xóm. Ông ví dụ năm 2001 (hay 2011 gì đó) thôn có làm nhà văn hóa, có kêu gọi sinh viên học sinh đóng góp nhưng không thấy tôi đóng góp gì.
Thời gian chùn xuống một lát, có một người giơ tay. Ông này là cựu cán bộ xã lâu năm, nay đã nghỉ hưu. Ông nói rằng làm đại biểu quốc hội là đại diện cho dân nhân để đến cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân. Nhân dân đã hy sinh hàng triệu người liệt sỹ còn nằm ngoài kia để giành độc lập cho đất nước nên những người đại diện này phải là người có đạo đức, có đóng góp cho quê hương, có bề dày thành tích. Ông nói tôi là người không có thành tích, làm đại biểu quốc hội sẽ làm quê hương xấu hổ. Ông đọc vanh sách số liệu là mỗi Đại biểu quốc hội là đại diện cho 200 ngàn dân, tỉnh ta có 6-7 đại biểu Quốc Hội đại diện cho 1,6 triệu dân. Ông đề nghị người dân không bầu cho tôi.
Khi các vị này phát biểu, tôi thấy phía dưới hội trường không được im lặng lắm. Tôi nghĩ có lẽ nhiều người không nghe rõ.
Sau khi vị này phát biểu thì không còn ai phát biểu gì dù vị chủ tọa nhắc đi nhắc lại hai ba lần. Đợi thêm thời gian thì vị chủ tọa bảo bây giờ đến lượt anh Thạnh phát biểu.
Tôi đứng lên, định bước khỏi hàng ghế quay mặt xuống hội trường để nói thì vị chủ tọa nói anh Thạnh đứng tại chỗ để nói.
Tôi quay đầu lại phía hội trường, hít thở sâu vài hơi và cũng để hội trường chú ý tôi mà yên lặng hơn.
Tôi nói: Thưa ông chủ tịch, thưa quý vị khách mời, quý bà con cô bác cử tri. Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn ban tổ chức và bà con cử tri đến dự buổi lấy ý kiến hôm nay. Tuy nhiên tôi thấy rằng hội trường rộng, người tham dự đông mà hệ thống âm thanh không có thế này thì sẽ không thể bảo đảm mọi người nghe được tiếng nói.
Tôi nói thêm: để buổi họp hôm nay diễn ra đúng mục đích, đúng luật, bảo đảm quyền lợi cho các bên. Tôi xin hỏi vài câu rồi mới phát biểu và tôi đề nghị để cho khách quan thì buổi lấy ý kiến cử tri được tổ chức lấy phiếu kín, kiểm phiếu công khai để có khách quan. Không bị yếu tố tình cảm, cả nể chi phối.
Ông chủ tịch điều hành nói tôi nói tiếp.
Tôi nói: tôi là con dân quê hương, sinh ra ở đây, hộ khẩu đăng ký ở đây nên theo luật tôi phải lấy phiếu tín nhiệm ở đây. Tuy nhiên vì tôi đi học, làm việc xa quê đã lâu. Hôm nay tôi ứng cử ĐBQH để làm vài điều mong muốn cho đất nước nhưng chắc có lẽ nhiều người chưa biết rõ về tôi cũng như những dự định hành động của tôi. Tôi có mang theo một số tờ giấy in các điều này, tôi muốn bà con xem để biết thêm, có được không? Ông chủ tọa nói không được.
Tôi nói: lúc nãy ông nói tôi chỉ được phép phản bác lại ý kiến cử tri. Ngoài việc phản bác này, tôi muốn nói cho bà con nghe chương trình hành động của tôi có được không? Vì bà con ở đây có thể nhiều người muốn biết rõ hơn tôi là ai, muốn làm gì cho quê hương đất nước.
Ông chủ tịch nói anh không được phép. Anh chỉ được phép trả lời các chất vấn của cử tri.
Tôi biết mục đích hội nghị thế nào nên chỉ hỏi để người dân biết thêm chứ có đôi có hay yêu cầu thay đổi cũng không được.
Tôi nói: thật tiếc là qui định như vậy thật không bảo đảm dân chủ.
Tôi nói tiếp: Việc tôi không nộp phạt quyết định xử phạt 200k là có nguồn cơn thế này. Tôi bị oan. Tôi đang đi taxi thì bị nhóm người lạ mặt chặn đánh, vu cho tôi cướp oto. Tôi phải tự vệ, kêu cứu. Chính điều này mà công an Phường Hòa An bắt tôi vô đồn rồi phạt tôi làm mất trật tự.
Đồng ý rằng công dân phải chấp hành pháp luật nhưng không phải lúc nào cán bộ chính quyền cũng làm đúng. Người dân ngoài chấp hành pháp luật đúng đắn còn phải biết tranh đấu trước những cái sai cái lạm quyền.
Lúc tôi nói thì bên dưới hội trường im lặng hơn.
Có tiếng nói xì xào: cứ theo giấy trắng mực đen. Đây là vi phạm pháp luật. Không chấp hành luật pháp,...
Ông chủ tọa đề nghị tôi không nói dong dài, nói theo giấy trắng mực đen.
Tôi biết nói thêm cũng không được nên chuyển sang nói điều bà con quan tâm.
Tôi nói, tôi là lớp trẻ, may mắn được ăn học. Hôm nay muốn đóng góp trình độ hiểu biết của mình cho quê hương đất nước. Đại biểu Quốc Hội chỉ là người đại diện cho tiếng nói nhân dân, nói những điều người dân quan tâm. Quan trọng là có trình độ và dám nói những điều đúng, điều người dân mong muốn.
Có tiếng nhắc là anh Thạnh không được nói ra ngoài chủ đề của hội nghị.
Tôi biết có nói thêm cũng không được mà tạo ra những căng thẳng không cần thiết.
Tôi nói nhanh kẻo bị ngắt lời: Thưa bà con, mong rằng bằng quyết định của mình sẽ ủng hộ những người trẻ, những người có nhiệt huyết, được học hành bài bản như tôi có cơ hội để góp phần xây dựng đất nước.
Sau khi tôi dừng thì ông chủ tịch xã giơ tay phát biểu tiếp. Ông nhấn mạnh tôi là người vi phạm pháp luật, không đủ phẩm chất đạo đức. Đề nghị bà con không bầu, không ủng hộ cho tôi.
Thấy ông vội vàng và nói như hướng dẫn cử tri nên làm gì, tôi thấy buồn cười. Ông phải vội vàng như vậy bỡi lẽ lúc tôi phát biểu, tôi nói to, bà con nghe rõ. Những vấn đề tôi đưa ra họ thấy đồng tình.
Sau khi ông chủ tịch xã nói thì ông cựu cán bộ lúc này đứng lên nói: việc biểu quyết bằng tay hay bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định chứ không phải do ông Thạnh quyết. Ông nói nhấn giọng vấn đề này. Có vẻ như họ thấy tôi nói về chuyện bỏ phiếu kín và kiểm phiếu công khai là hợp lý, khoa học nên họ lo lắng?
Trong khi ông đang nói thì nhiều tiếng ở dưới hô biểu quyết giơ tay, giơ tay.
Ông chủ tịch mặt trận thấy vậy bối rối phát biểu: chuyện đề nghị bỏ phiếu kín là chuyện của anh Thạnh, đấy là ảnh nói. Còn quyết định thì chưa. Có vẻ ông nói như vậy để trấn an những người hô hào bỏ phiếu giơ tay.
Đám đông bên dưới có vẻ ồn, mất trật tự. Ông cựu cán bộ lúc nãy nói vọng: việc bỏ phiếu kín hay giơ tay là do hội nghị quyết định chứ anh Hiệp (ông chủ tịch MTTQ) cũng không quyết định được.
Ông Hiệp nghe vậy nên nói tiếp: chúng ta biểu quyết hình thức bỏ phiếu là giơ tay hay phiếu kín. Ai đồng ý bỏ phiếu giơ tay thì giơ tay.
Lác đác ở hội trường có tiếng hô giơ tay, giơ tay. Hội trường lúc này rất ồn nên tiếng ông Chủ tịch nói chắc được vài người bàn đầu nghe.
Xen lẫn tiếng hô giơ tay, giơ tay thì có người nói: ồn quá không nghe được gì, ồn quá.
Có người chạy lên nói ông chủ tịch là anh xuống dưới này nói để người dân nghe. Ông chủ tịch làm theo, đi xuống. Dáng ông gầy gò, cố sức nói to điều lúc nãy.
Xong ông lặp lại câu nói "ai đồng ý biểu quyết bằng tay thì giơ tay". Đám đông hơi ồn ào giơ tay. Có tiếng hô 100% giơ tay đồng ý.
Ông chủ tịch gật gật đầu, nói tiếp ai đồng ý biểu quyết anh Thạnh,....Thì dưới hội trường có tiếng: ai đó có ý kiến khác không?
Ông chủ tịch dừng lại nói, ai có ý kiến khác thì giơ tay. Tôi nhìn xuống không thấy ai giơ tay.
Lúc này ông có vẻ bình tĩnh nói: vậy là hội nghị đồng ý biểu quyết bằng giơ tay.
Tôi nghe có tiếng nhắc bầu ban thư ký kiểm phiếu tín nhiệm.
Ông chủ tịch lúng túng chưa biết xử lý sao để bầu ban thư ký kiểm phiếu. Có tiếng nói: anh chỉ định đi.
Và ông chỉ định ba người làm ban thư ký kiểm phiếu.
Sau khi có ban kiểm phiếu, có người nói số lượng bao nhiêu, đếm thử xem. Thì tôi thấy có người đi xuống nói: đếm rồi, đếm rồi. 106 người.
Ông chủ tịch nói to "ai không đồng ý anh Thạnh ứng cử ĐBQH thì giơ tay". Ban đầu một số cánh tay giơ lên, rồi dần dần nhiều hơn. Tôi thấy không khí có vẻ hơi ồn chút vì người giơ tay quay qua quay lại như nhìn lấy nhau.
Cuối cùng có tiếng hô 100% không ủng hộ anh Thạnh.
Vì đông và rừng tay đưa lên lố nhố tôi không biết có ai không đưa không. Nhưng cũng không thể kiểm soát được kiểu bỏ phiếu giơ tay được ngoài nghe nói 100%. Không khí lúc này hơi lạo xạo, ồn ào.
Tôi quan sát và cười thầm chứ cũng không thể làm gì hơn.
Sau đó thư ký đọc biên bản. Tôi đứng lên phát biểu vài điều mà tôi thấy không đúng lắm nhưng họ cũng không sửa.
Ông chủ tịch tuyên bố kết thúc hội nghị, mọi người ra về lúc 9h.
Hội nghị diễn ra trong tầm 1h.
Tham dự cuộc họp còn có hai máy ghi hình, tôi không rõ họ thuộc đơn vị nào.
Hết
N.V.T
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét