Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Nguyễn Thúy Hạnh: ĐẤU TỐ, XƯA VÀ NAY

Một cảnh đấu tố xưa. Ảnh: tư liệu

ĐẤU TỐ, XƯA VÀ NAY

Nguyễn Thúy Hạnh

Suốt thời thơ ấu cho đến khi bà nội mất năm 2005, mình luôn được nghe bà kể về nỗi đau Cải cách ruộng đất, những gì mà gia đình mình và những người ruột thịt ở cả 2 họ nội ngoại của bố mình phải trải qua năm 1954. Một gia đình sung túc và có học đã theo cách mạng, rồi bị đấu tố, bị làm nhục, bị cướp sạch tài sản và ruộng đất do công sức lao động và tích lũy bao đời, trước khi bị đuổi ra khỏi ngôi nhà của mình.

Khi lập gia đình mình lại được mẹ chồng kể tương tự, những gì đã xảy ra với gia đình bên nội của các con mình năm 1954.

Nhưng cũng chỉ là nghe kể lại, chỉ cho đến buổi tối hôm 9/4 vừa rồi, khi chính mình ở vào hoàn cảnh đó, (và tối hôm qua đứng ngoài hội trường nghe loa đọc oang oang bản cáo trạng luận tội sau khi đấu tố vắng mặt anh Phạm Chí Thành, chứng kiến vẻ mặt hả hê của những hồng vệ binh già bước ra từ hội trường sau khi tham gia ném đá, và sự gầm ghè đe dọa của đám kiêu binh cả trăm đứa bảo vệ vòng ngoài), mình mới có thể cảm nhận tường tận đấu tố của cộng sản nó thế nào, mới thấu hiểu những gì mà ông bà, bố, và họ hàng gia tộc mình đã từng phải trải qua. Tuy ko có cướp bóc, nhưng việc vu khống, định hướng rồi kích động để mượn tay đám đông ném đá nhằm đạt mục đích của đảng thì ko khác mấy so với đấu tố ở CCRĐ. Lúc đó mình ko sợ hãi, ko tức giận, mà hài lòng với quyết định đến dự buổi đấu tố ấy, với cái thế của người đã tẩy chay nó từ trước.

Khi sống ở tổ dân phố số 25, Tứ Liên, mỗi khi họ đến quyên góp mình thường hỏi mức đóng cao nhất là bao nhiêu và vui vẻ đóng ở mức đó. Khi sống ở tổ 19 mình còn thông qua tổ dân phố để hàng tháng giúp 10kg gạo cho một gia đình nghèo trong tổ, và từ bé mình đã được dạy dỗ gặp bất cứ ai trên đường đều vui vẻ chào hỏi, gặp người khó khăn thì giúp đỡ.

Thế nhưng tại buổi "hiệp thương" hôm đó, họ tố cáo mình ko bao giờ đóng góp, sống không hòa đồng...

Và cái người đấu tố ấy, (cũng là người đầu tiên nổ súng vào mình), lại chính là người đã thuyết phục và đưa mình ra chỗ hiệp thương. Trước đó trong mấy lần đến nhà mình đưa giấy người này đã luôn tỏ ra hết sức thân tình. Ông ta là tổ trưởng dân phố tòa R1, một "cán bộ" hưu trí, một con người khoảng 75 tuổi ko còn có thể nói là trẻ người non dạ. Ông ta cũng ko hề cảm thấy xấu hổ khi đã cao tuổi rồi mà còn có thể hành động phản trắc và vu khống như vậy. 

Mình đi tuần hành chống TQ, bảo vệ cây xanh, đều là những hành động có ích cho nhân dân, nhưng họ lại nêu cái "tội danh" rất mơ hồ là "gây rối" nhằm định hướng dân hiểu lầm hành động của mình là xấu xa...

Thời CCRĐ họ kích động và xúi giục nông dân kém hiểu biết cướp tài sản và đất đai của người giầu, (và tài sản đó đi đường vòng để rồi về chính tay họ qua cái gọi là "sở hữu toàn dân" nhưng lại do đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý), để gieo rắc nỗi sợ hãi, triệt tiêu sự phản kháng, để ngu dân nhằm dọn đường cho sự cai trị vĩnh viễn của đảng.

Nhưng đối với những người tự ứng cử vào Quốc hội thì được hay không là ở trong tay họ, việc gì họ phải giở lại màn đấu tố để tự vạch áo cho người xem lưng?

Phải chăng vì họ muốn trả thù những người dám trêu ngươi, thách thức quyền lực tối cao và độc nhất của họ? Đó là đòn khủng bố tinh thần để dập tắt, làm tê liệt ý chí của những người dám đối mặt tố cáo và vạch trần sự dối trá; gieo nỗi sợ hãi để làm gương cho kẻ khác đừng có dại mà đùa tới quyền lực của họ; cũng như cô lập những người phản kháng khỏi nhân dân, khiến dân có cái nhìn méo mó về những người đấu tranh, (dẫu là đấu tranh cho chính những người dân ấy)?

Đã hơn 60 năm sau CCRĐ, xã hội giờ đã khác rồi, thông tin ko còn có thể bưng bít như xưa, đòn khủng bố của họ chỉ tổ lột trần họ ra trước công luận, và khoét sâu thêm hố ngăn cách giữa họ với nhân dân, chất chứa thêm lòng căm hờn làm động lực cho sự phản kháng mà thôi.


.

15 nhận xét :

  1. cô Thúy Hạnh nhân xét quá chuẩn xác . những tên nói láo sẽ bị quả báo .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chú họ tôi quê ngoại ở Thượng Lao, Nam Trực, Nam Định, đi theo bác Hồ ngay từ nnhững ngày đầu kháng chiến, nhưng năm 1954 sau khi chứng kiến CCRĐ đã khuyên gia đình ba mẹ tôi nên di cư vào Nam mà sống, ở lại không sổng được với chúng nó đâu vì ba tôi có học và lại là ông lang được cả làng quí mến

      Xóa
    2. Sống cũng được thôi, nhưng là sống mòn như zombie. Cải cách ruộng đất chưa nguôi thì tiếp theo là Nhân văn giai phẩm, ra đường họ hàng bạn bè lạnh tanh không dám chào nhau. Tháng 12/1956 bác Hồ ra sắc lệnh chấm dứt báo chí tư nhân, vài năm sau ra tiếp sắc lệnh đóng cửa trường luật.

      Xóa
  2. con đường hạnh phúc dân tộc lắm chông gai.
    sao không nhìn và làm theo các nước văn minh mà cứ theo anh Triều ủn

    Trả lờiXóa
  3. Bản chất không hề thay đổi dù đã qua hơn 60 năm, trước chỉ có thông tin một chiều, này mọi người hiểu hết. Nhưng đáng tiếc mọi người chưa dám ủng hộ cái đúng, vì không liên quan đến mình, họ cũng coi bộ máy lấy tín nhiệm chỉ là trò hề, mặc dù giờ tay, nhưng không ai tin. Thực ra người dân bây giờ khác trước, không tin, không sợ chính quyền, họ có thể thờ ơ khi người khác bị hại, nhưng sẵn sàng chống lại quyết liệt khi lợi ích cá nhân, gia đình bị xâm hại. Tại một thời điểm nào đó, khi mà tất cả đều là nạn nhân, lúc đó họ sẽ hiểu nỗi thống khổ của người khác bị hại, trước sự thờ ơ của xã hội.

    Trả lờiXóa
  4. Thật đáng thương cho các cử tri này, sống trong xã hội lạc hậu, mất dân chủ, tự do đến thế là cùng mà không chịu biết. Già rồi vẫn bị xui dại, làm những việc thất đức, phấn khích, hả hê, tự hào tố điêu các ứng viên tự ứng cử.

    Trả lờiXóa
  5. mặt đằng đằng sát khí nhưng đảng đang rất sợ,

    Trả lờiXóa
  6. Cái đảng nầy, thời mông muội hay thời văn minh, cái đuôi vẫn không dấu được dù có là bộ vest khoác bên ngoài... Phép thử đã lột trần mà vì đần độn nên chúng không ngờ; những vị đưa mình ra tự ứng cử quốc hội kỳ 14 vừa qua dù có chịu chút đắng chát khi thực tế phải đối mặt với những bóng đen của quá khứ sống lại của thời kinh hoàng 1954, thì các vị, nhờ vào các vị, chúng tôi đã được tường tận những con người mang danh cộng sản họ là như thế nào! Kinh dị.

    Trả lờiXóa
  7. Mọi người đọc:" Một cơn gió bụi" của cụ Trần Trọng Kim, sẽ hiểu cuộc bỏ phiếu tổng tuyển cử của nhà nước cộng sản đầu tiên như thế nào, ngày 6 tháng giêng năm 1946, trích:"Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì họ viết thay cho. Việt Minh đưa ra những bản kê tên những người họ đã định trước, rồi đọc những tên ấy lên và hỏi anh hay chị bầu cho aỉ Người nào vô ý nói bầu cho một người nào khác thì họ quát lên: “Sao không bầu cho những người nàỷ Có phải phản đối không?”. Người kia sợ mất vía nói: “Anh bảo tôi bầu cho ai, tôi xin bầu người ấy”. Cách cưỡng bách ra mặt như thế, lẽ dĩ nhiên những người Việt Minh đưa ra được đến tám chín mươi phần trăm số người đi bầu. Ðó là một phương pháp rất mới và rất rõ để cho mọi người được dùng quyền tự do của mình lựa chọn lấy người xứng đáng ra thay mình làm việc nước."

    Trả lờiXóa
  8. “Được nghe bà kể khổ
    Con thấy đời con thực là đáng chết !
    Con đã đi bóc lột để nuôi bà
    Con bây giờ không dám nhận là cha
    Dù bà do con đẻ ra
    Con, thành phần địa chủ thối tha
    Trước nhân dân, trước Đảng, trước Bác
    Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội !
    Đó là lời một cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
    Trước đấu trường giăng giối với con”

    (Nguyễn Chí Thiện)

    Trả lờiXóa
  9. Chúng tôi muốn sống / We want to live (1956)
    Phim về cải cách ruộng đất
    https://www.youtube.com/watch?v=JE2RyvUWwgU

    Trả lờiXóa
  10. Đất nước chúng ta có rất nhiều người phụ nữ vừa đáng yêu vừa đáng kính. Rất nhiều. Chị Thúy Hạnh là 1 trong số họ. Tôi thấy chị thông minh, trong sáng và rất giản dị. Chúc chị vui khỏe, gặp nhiều tốt lành.

    Trả lờiXóa
  11. Lúc đó tôi mới 10 tuổi thôi. Họ huy động thiếu niên con cái của địa chủ, bắt phải đấu tố bố mẹ thì bố mẹ mới khỏi bị bắn. Bọn chúng tôi đều nghĩ là họ nói thật nên sợ lắm. Tôi bàn với mẹ, mẹ bảo ‘Con không đấu tố thì bố con chết.’ Cuối cùng, chúng tôi phải đứng ra nói theo kịch bản của họ là ‘Bố tôi rất gian ác.’ Họ bảo ‘Chưa được, phải nói nặng thêm.’ Tôi hét lên ‘Bố tôi giết cả làng này.’ Ông đội cải cách rất trẻ tát vào mặt tôi cái bốp, bảo ‘Chửi cha vượt chỉ tiêu trên giao. Trên giao cho mày chửi bố có bằng này thôi, sao mày chửi nhiều vậy?’ Bố mẹ tôi còn bị những người hàng xóm đấu tố. Trước đó, họ là những người Thiên Chúa giáo rất tốt. Đội Cải cách về khuyến khích thế nào thành ra nói dối hết. Tất cả ‘địa chủ’ trong làng xã tôi đều không giàu có gì vì ngoài Bắc ít có người có ruộng thẳng cánh cò bay như trong Nam Bộ. Chỉ vài mẫu ruộng, vài con trâu mà thành ‘địa chủ’ rồi. Họ cứ quy và đấu tố điêu rất gian ác. Trong Cải cách Ruộng đất, không khí khủng khiếp vô cùng.
    ..
    Trần Mạnh Hảo

    Trả lờiXóa
  12. Ông sư trong chùa có gì mà là địa chủ. Họ cốt quy ông là địa chủ để phá chùa của ông thôi. Gần như Cải cách Ruộng đất tiến đến một cuộc diệt chủng. Ví dụ như ông cố sinh ra ông nội tôi, năm đó gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ. Vậy mà họ cũng đem ông ra ruộng đào hố đấu tố ông chỉ vì ông có nhà to nhất làng. Ông cố tôi là một trong những người lập ra cái làng đó. Ông bị đấu tố tới ngất đi. Ông xin xử bắn cho ông được yên mà họ không bắn, đem nhốt ông trong nhà bếp bên cạnh nhà tôi, không cho ăn. Cứ đêm đến ông gọi tôi qua cửa sổ ‘Ông Hảo ơi cho con xin miếng cơm.’ Mẹ tôi thỉnh thoảng lén ném qua cửa sổ cho ông một nắm cơm để ông sống. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ông chết.

    Trần Mạnh Hảo

    Trả lờiXóa